Sau “cuộc chiến điểm chuẩn” năm nay, học sinh khối 12 nên tính đường khác vào đại học?
Điểm chuẩn các trường đại học tăng cao một cách “kỉ lục”, có trường lên đến 30 điểm (tức 10 điểm tuyệt đối cả 3 môn) khiến hội teen học lớp 12 năm nay sẽ phải tính toán thay đổi “chiến thuật” ít nhiều.
Thay vì xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia dựa trên điểm chuẩn do các trường đại học công bố, nhiều học sinh chọn hình thức xét tuyển khác để giành “tấm vé” đến giảng đường mơ ước.
Không thiếu những hình thức xét tuyển hấp dẫn và ít cạnh tranh hơn
Với việc các trường đại học, cao đẳng được trao quyền tự chủ, tự quyết định phương án tuyển sinh, cộng với việc kỳ thi chung trở lại với mục đích xét tốt nghiệp THPT, nhiều hình thức xét tuyển đã được mở rộng, không phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp THPT như: Xét tuyển học bạ, xét tuyển dựa trên kì thi ĐGNL (Đánh giá năng lực), tuyển thẳng…
Chỉ tiêu “chia năm xẻ bảy” cộng thêm đề thi có tính phân loại yếu khiến điểm chuẩn được các trường đại học công bố cao “kỉ lục”, tăng 2 – 4 điểm so với năm ngoái. Thậm chí có trường có điểm chuẩn ngành lên đến 30 điểm.
Để không phải “ôm cây đợi điểm” trong hồi hộp lo sợ, đầu tư vào các phương thức xét tuyển khác sẽ là tính toán hợp lý. Bạn Tuấn Hưng (tân sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Kinh tế TP.HCM – UEH nhờ hình thức tuyển thẳng)chia sẻ: “Nếu bạn muốn khả năng trúng tuyển cao thì phải có càng nhiều tiêu chí càng tốt: Điểm số cao trong học bạ, thêm chứng chỉ tiếng Anh, thuộc diện trường chuyên hay đạt các giải thưởng học thuật. Càng nhiều tiêu chí càng tốt.
Mình nghĩ là đối với các bạn trường thường sẽ hơi khó khăn một chút để được tuyển thẳng, vì các bạn sẽ không được xét tiêu chí trường chuyên, đồng thời cơ hội để giành các giải thưởng HSG cấp tỉnh cũng khó hơn các bạn trường chuyên. Nếu bạn học trường thường, bạn thực sự phải nỗ lực rất nhiều mới có thể dành một vé xét tuyển theo phương thức này!”
Tuấn Hưng chia sẻ bí kíp khi chọn hình thức tuyển thẳng. Ảnh: NVCC
Không là học sinh trường chuyên lớp chọn, không có giải cũng không sao, chỉ cần bạn chứng tỏ được năng lực của mình cũng gây ấn tượng mạnh đối với ban tuyển sinh bằng hình thức Ưu tiên xét tuyển bằng học bạ.
Bạn Phương Nguyễn(cựu học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến, Quận 10, TP.HCM) chia sẻ: “Mình tiếp cận các trường mình muốn bằng đủ mọi hình thức luôn và đậu vào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia TP.HCM bằng phương thức “Ưu tiên xét tuyển”. Điểm học bạ khối A của mình cũng khá cao nên mình cũng tự tin nộp hồ sơ vào và trúng tuyển như kỳ vọng!”
Video đang HOT
Phương Uyên chọn hình thức xét tuyển học bạ và trúng tuyển vào ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM. Ảnh: NVCC
Bạn Tấn Cường (cựu học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM) không thuộc danh sách trường “ưu tiên” nhưng vẫn trúng tuyển ngôi trường mơ ước thuộc hàng top. Bạn chia sẻ bí kíp: “ Mình trúng tuyển vào Đại học Bách Khoa bằng phương thức ưu tiên xét tuyển (xét học bạ). Tuy nhiên, để vào Bách Khoa, ban tuyển sinh còn yêu cầu một bức thư giới thiệu. Mình đã nhờ thầy cô dạy các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường viết thư giới thiệu và trong thư, các thầy cô nêu ra những thành tích nổi bật, những ưu điểm, khả năng và đam mê của mình về ngành nghề mình đang theo đuổi mà thầy cô nhận thấy trong suốt quá trình học.
Mình nghĩ sự cố gắng của mình không chỉ nên được thể hiện trên điểm số mà còn phải có “mắt thấy tai nghe” thông qua các thư giới thiệu từ những thầy cô hiểu rõ về mình. Từ đó khiến bản thân nổi bật trong mắt ban tuyển sinh hơn”.
Tấn Cường chọn hình thức xét tuyển học bạ và chinh phục được Hội đồng tuyển sinh ĐH Bách Khoa TP.HCM. Ảnh: NVCC
Vạch chiến thuật cho teen 2K3
Nếu bạn vẫn còn trăn trở không biết nên “đầu tư” cho phương thức tuyển sinh nào, hãy thử lắng nghe một vài lời khuyên “xương máu” từ các anh chị đi trước nhé!
Bạn Hồng Anh (tân sinh viên khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: “Đối với thế hệ sau này mà gần nhất là 2K3 thì mình muốn khuyên một điều duy nhất thôi: Cứ thử hết đi! Từ xét tuyển ưu tiên (giải thưởng, học bạ, trường chuyên,…), đến kết quả thi THPT chung của cả nước, kết quả thi đánh giá năng lực… Thử càng nhiều cũng như mở rộng con đường vào đại học hơn đó. Vì lỡ “rơi khỏi quỹ đạo” một phương thức thì còn có phương thức kia nó “hút” mình lại”.
Hồng Anh cho rằng teen 2K3 hãy thử hết mọi phương thức để tăng tỉ lệ đậu tối đa. Ảnh: NVCC
Bạn Tuấn Hưng cũng chia sẻ: “Chúng ta không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra trong những ngày tới nên cứ chuẩn bị cho bản thân tất cả những gì ta có thể làm: một bảng điểm ấn tượng, giải thưởng HSG và quan trọng không thể thiếu là chứng chỉ IELTS. Chứng chỉ này vô cùng quan trọng, được đưa vào tiêu chí ưu tiên xét tuyển của rất nhiều trường năm vừa rồi”.
TP. HCM: Điểm chuẩn của nhiều trường đại học tăng từ 1-3 điểm
Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác nhập học thấp, khiến hầu hết các trường đều điều chỉnh đề án tuyển sinh theo hướng tăng chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Facebook)
Ngày 4/10, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Từ điểm công bố cho thấy, điểm chuẩn của hầu hết các trường đều tăng trung bình từ 1-3 điểm.
Cụ thể, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có điểm chuẩn trong khoảng từ 16-27 điểm, tùy ngành và hệ chương trình đào tạo.
Trong đó, các ngành hệ đại trà có điểm chuẩn từ 21,25-27 điểm. Ở hệ này, ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có điểm chuẩn cao nhất là 27 điểm, tăng 1,8 điểm so với năm trước; ngành Kiến trúc nội thất có điểm chuẩn thấp nhất 21,25 điểm.
Các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao tiếng Việt, Việt-Nhật có điểm chuẩn từ 19,5 điểm đến 25,25 điểm. Trong đó, hai ngành có điểm cao nhất là Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật ôtô.
Các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao tiếng Anh có điểm chuẩn từ 20 điểm đến 24,75 điểm, ngành Công nghệ thông tin điểm chuẩn cao nhất. Còn các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ liên kết quốc tế đều có điểm chuẩn là 16 điểm.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020.
Theo đó, tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành năm nay khá cao, trong khoảng từ 22 điểm đến 27,6 điểm. Cụ thể, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm cao nhất là 27,6 điểm; điểm chuẩn thấp nhất ngành Bảo hiểm với 22 điểm.
6 ngành đào tạo tại phân hiệu Vĩnh Long đều có mức điểm chuẩn là 16 điểm. Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục nhập học từ ngày 7 - 10/10.
Điểm chuẩn của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng từ 20,5 - 28 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính là ngành có điểm chuẩn cao nhất với 28 điểm, tăng 2,25 điểm so với năm trước; ngành Bảo dưỡng công nghiệp có điểm chuẩn thấp nhất là 20 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.
Năm nay, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức kỳ thi riêng và thực hiện phương thức xét tuyển kết hợp như những năm trước mà thực hiện 2 phương thức tuyển sinh gồm, xét tuyển thẳng và xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020.
Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 trong khoảng từ 22,5-26,5 điểm, tùy ngành và tổ hợp xét tuyển.
Trong đó, điểm chuẩn cao nhất là điểm của ngành Luật Thương mại quốc tế, ở tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có điểm chuẩn là 26,5 điểm.
Theo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nhà trường chưa tiến hành xét phân khoa chuyên ngành đối với thí sinh đạt điểm trúng tuyển ngành Luật.
Sau khi thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 và làm thủ tục nhập học, căn cứ vào năng lực đào tạo của từng khoa, nguyện vọng đăng ký và mức điểm của thí sinh, nhà trường sẽ công bố điểm trúng tuyển vào các khoa chuyên ngành, trước khi thí sinh vào học chính thức.
Điểm trung bình điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 26,3 điểm, cao hơn năm trước 2,17 điểm.
Trong đó, điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Kinh tế là 25,98 điểm, khối ngành Kinh doanh và quản lý là 26,51 điểm và khối ngành Luật là 25,75 điểm. Điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) với 27,45 điểm, cao hơn năm trước 1,75 điểm.
Trước đó, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng như thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, các trường đại học đều thực hiện đa dạng phương thức tuyển sinh.
Trong đó, đề án tuyển sinh của các trường đều giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, tăng chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ.
Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác nhập học thấp, khiến hầu hết các trường đều điều chỉnh đề án tuyển sinh theo hướng tăng chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Đây vẫn là phương thức chiếm tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường nhiều nhất./.
17 điểm thi THPT quốc gia trở lên - Cơ hội lớn trúng tuyển vào UEH Phân hiệu Vĩnh Long Theo ThS Nguyễn Thị Thúy Liễu - Phó Giám đốc thường trực Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) - Phân hiệu Vĩnh Long cho biết: Dự kiến 17 điểm thi THPT quốc gia có thể đăng ký xét tuyển các nguyện vọng tại UEH Phân hiệu Vĩnh Long đối với tất cả các ngành/chuyên ngành. 17 điểm thi THPT quốc...