“Sau cùng, thế nào là đàn ông đích thực?”
Năm 12 tuổi, tôi đi xem bố chơi đá bóng và chứng kiến ông bị ngã toét cả gót chân. Cũng chính tôi thấy bố, sau đó, với cái gót chân rách cả thịt và đầm đìa máu, vẫn loay hoay đến được chỗ đậu xe và tự lái ô tô đến bệnh viện.
Bạn có thể hình dung rồi đó, lúc ấy, đàn ông đích thực trong mắt tôi là người như bố – gai góc, mạnh mẽ và không hề biết khóc.
Bố tôi sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, cả đời ông luôn phải tự phấn đấu. Bố không quen bộc lộ tình cảm, lúc nào ông cũng thật cứng rắn. Lần duy nhất tôi thấy ông yếu đuối là khi chị tôi lấy chồng. Ông ôm con gái khiêu vũ trong đám cưới, cố giấu những giọt nước mắt vào trong.
“Khóc là yếu đuối” – bố hay nói với chị em tôi như vậy. Và như để rõ ràng hơn, bố bảo: “Đàn ông đích thực thì không bao giờ khóc”.
Đó là một trong những ấn tượng về khái niệm “đàn ông đích thực” theo chị em tôi lớn lên. Và trong suy nghĩ của bố, tôi tin chắc ông luôn hình dung một ngày nào đó, các con gái của ông sẽ mang về những chàng rể khỏe mạnh như Võ Tòng, đầy sức mạnh và lòng dũng cảm, những chàng rể thậm chí biết tự khâu vết thương của mình do quái thú (nếu có) gây ra.
Thực tế hơn, chàng rể như bố tôi mơ ước chắc chắn là người có thể kiếm tiền nuôi sống cả gia đình, người có thể đảm đương việc lớn. Bố chắc chắn sẽ chau mày không bằng lòng nếu thấy con rể thay tã cho cháu hoặc làm bất cứ việc nhà nào nhiều hơn việc đổ rác.
Video đang HOT
“Các con cần để cho một người đàn ông được là đàn ông” – bố bảo với chúng tôi vậy.
Tôi đồng ý với bố, bởi thế chỉ hò hẹn với những “tuýp đàn ông đích thực” như bố đã xây dựng trong tưởng tượng của chị em tôi. Nhưng ở họ có một điểm chung, đó là tính gia trưởng, luôn muốn được làm chủ.
Hồi đại học, tôi gắn với một anh chàng. Anh ta thích chọn bạn cho tôi, anh ta đọc hết mọi tin nhắn trong điện thoại của tôi mà nghĩ rằng như thế chẳng vấn đề gì cả.
Sau tôi hẹn hò với một anh trong đội thể thao trường, người luôn yêu cầu tôi phải có mặt bất cứ khi nào anh ta gọi, người xem chuyện ân ái với tôi trên giường đơn giản chỉ là để thỏa mãn những nhu cầu của anh ta. Cuối cùng tôi nhận ra rằng, nếu phải gắn với một người thích điều khiển cuộc sống của tôi, tôi thà sống đơn độc cả đời.
Đó là lý do tại sao tôi đến với Brian, khác biệt hoàn toàn so với những người đàn ông của tôi trước đó. Brian là một nghệ sĩ tinh tế, anh có thể nấu bao nhiêu bữa tối cho tôi ăn cũng được, anh không ngại ngần để tôi thấy anh những lúc yếu đuối, anh biết tự giặt giũ quần áo, và nếu anh đã mua vé xem phim, anh không ngại để tôi trả tiền taxi khi hai người về nhà.
Brian sẵn sàng hỏi đến sự trợ giúp của tôi khi cần, bất kể là lúc đang sửa vòi nước hay đang thiết kế một trang web. Anh tôn trọng ý kiến của tôi như ý kiến của chính anh.
Nói ngắn gọn, Brian trái lập hoàn toàn với mẫu đàn ông lý tưởng bố đã vẽ ra cho chị em tôi hồi nhỏ. Tôi không biết bố sẽ nghĩ gì về tình yêu của tôi bây giờ, liệu ông có thất vọng vì con gái mình lại chọn cho ông một chàng rể như thế hay không?
Lúc nào trong đầu tôi, lời của bố: “Con cần gắn bó cả đời với một người đàn ông đích thực” cũng vang lên. Rồi tôi lại nhìn Brian, nghĩ về những gì anh đã mang đến cho tôi, nghĩ đến tình yêu rất đẹp của chúng tôi, cảm giác hạnh phúc tình yêu ấy mang lại, và tôi mỉm cười.
Brian luôn trân trọng tôi, đối xử với tôi bình đẳng. Tôi hiểu vậy là mình đã tìm thấy “người đàn ông đích thực”. Dẫu anh không giống với hình mẫu lý tưởng bố đã vẽ ra, nhưng anh là người đàn ông đích thực phù hợp với tôi hơn cả.
Theo VNE
Mẹ và mối tình của cha tôi
Từ ngày lớn lên tôi chưa bao giờ thấy cha mẹ nặng lời với nhau. Ai cũng khen gia đình tôi hạnh phúc. Cha tôi hết việc ở công sở về tới nhà bao giờ cũng nở nụ cười với vợ con.
Mẹ tôi cũng vậy, thấy chồng về là dù đang làm gì cũng chạy ra đón, dắt cho chồng chiếc xe đạp. Mẹ không để con cái làm việc này. Tôi có cảm giác mẹ dành hết tình cảm cho cha. Mẹ bảo, cha đi làm về mệt, cần phải có chế độ ưu tiên! Nghe đến ngộ.
Cha mẹ tôi có kỷ niệm về mối tình đầu đẹp lắm, có thể viết thành tiểu thuyết. Tôi không ngờ ở cái vùng núi heo hút này lại có một mối tình lãng mạn đến vậy. Mẹ tôi mua hẳn một chiếc hòm tôn để đựng thư của hai người. Mẹ coi đấy là báu vật. Lúc vắng cha, mẹ thường lấy thư ra đọc, rồi tủm tỉm cười một mình. Một hôm, chị em tôi nói đùa với mẹ: "Mất cái hòm của mẹ rồi!". Mẹ kêu toáng lên, mắng chị em tôi "không biết trông nhà trông cửa". Rồi mẹ khóc hu hu như một đứa bé. Khi biết bị đùa, mẹ trợn trừng mắt, vồ lấy hòm thư, mở ra đếm đi đếm lại xem có thiếu gì không...
Cha tôi được chuyển công tác về Hà Nội, cách nhà hơn trăm cây số, mỗi tháng chỉ về thăm nhà một lần. Lần nào cha về mẹ cũng vui, như xa nhau mấy năm trời gặp lại.
Năm đó tôi thi đậu vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1. Cha đưa tôi đến nhập trường. Rồi cha dẫn tôi đến nhà một người bạn có tên là Quỳnh. Cô Quỳnh trẻ trung, xinh xắn, có một con trai kháu khỉnh đang học lớp 3. Gặp cha con tôi, cô Quỳnh thật hân hoan. Trong nhà cô, cái gì trông cũng đẹp, từ bình hoa, bộ ly cốc, cho tới những bức tranh treo tường... Hôm ấy, cô Quỳnh đưa tôi ra Chợ Hôm, hỏi tôi thích gì, muốn mua gì? Tôi không biết nói thế nào, vì cái gì tôi cũng thích. Tôi nhớ mãi món bún ốc chiều hôm ấy...
Tôi học ở Cầu Giấy, thỉnh thoảng cô Quỳnh tới thăm, đưa tôi về nhà chơi. Cũng từ đấy mà tôi và Tuấn Anh (con trai cô) thân thiết và quý mến nhau. Một lần tôi bị bệnh nặng, cô Quỳnh đã chăm sóc tôi rất chu đáo. Tôi đem chuyện này kể với mẹ. Mẹ cảm động rơi nước mắt. Mẹ khuyên tôi phải biết tôn trọng, lễ phép với cô Quỳnh. Rồi mẹ chuẩn bị quà cho cô Quỳnh, rất nhiều thứ đặc sản của miền núi. Cha bảo mẹ, em cứ bình thường! Mẹ nói như mắng cha: "Anh chỉ được mỗi cái nghiên cứu khoa học thôi, còn xã giao thì kém lắm, người ta thương con mình thì mình tiếc gì!". Tôi thấy nét mặt cha rạng rỡ hẳn lên.
Hôm ấy mẹ con cô Quỳnh về thăm quê ngoại ở Hà Đông, cô bảo tôi tới coi nhà. Dạo này tôi đang ôn thi hết học phần. Cô đưa cho tôi mấy cuốn tiểu thuyết đọc cho đỡ buồn. Tôi đang vùi đầu vào ôn thi, còn đâu thời gian để đọc tiểu thuyết. Nhưng, lúc mỏi mệt, tôi lật lật mấy trang sách để gọi là "có biết". Tôi giở cuốn Tiếng chim hót trong bụi mận gai của nữ văn sĩ Úc Collen Mc Cullough, thì thấy một lá thư rất dài. Tôi không còn tin vào mắt mình, đó là thư của cha tôi gửi cho cô Quỳnh - một bức thư chứa chan tình cảm, không kém những bức thư mà cha từng gửi cho mẹ tôi hồi hai người yêu nhau. Lá thư không đề ngày tháng, nhưng trông cũ kỹ, chắc cô Quỳnh phải đọc nó nhiều lắm. Tôi thấy thương và xót xa cho mẹ. Tôi như người bước hụt, chới với trong khoảng trống. Tôi suy nghĩ miên man, tự nhủ mình sẽ giữ kín chuyện này. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Cha vẫn hay ghé thăm tôi và mẹ con cô Quỳnh.
Rồi một ngày mẹ bỗng đổ bệnh nặng, nằm viện mấy tháng trời, cô Quỳnh nghỉ việc chăm sóc mẹ tôi đến tận lúc lâm chung. Trước khi ra đi, mẹ thủ thỉ thều thào với tôi: "Mẹ đi thấy lòng mình thanh thản lắm. Các con hãy coi cô Quỳnh là mẹ, coi Tuấn Anh là em ruột của mình. Nói với cô Quỳnh, mẹ cảm ơn cô nhiều lắm! Còn mối tình của cha con với cô Quỳnh, để cho các con hiểu trái tim người đàn ông hơn!". Câu nói vừa dứt, trái tim mẹ cũng ngừng đập. Tôi sụp đổ hoàn toàn... Cha tôi khóc, mái đầu bạc hẳn đi, cứ dụi vào đôi bàn tay mẹ còn chút âm ấm, cha không còn vẻ cứng rắn và đạo mạo như thường ngày. Cô Quỳnh xót xa lặng lẽ...
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn đau đáu một câu hỏi: "Sao mẹ lại biết được mối tình vụng trộm của cha? Phải chăng như người ta nói "thông minh như người sắp chết!". Và phải chăng, qua câu chuyện tình của cha mà tôi hiểu được trái tim, nghị lực, đức hy sinh của mẹ, cũng như tấm lòng nhân ái của người phụ nữ?
Theo Dantri
Cánh hoa mỏng manh và sự chênh vênh vô giá Có những ngày đi qua ta rất vội Nhoẻn môi cười như thể rất hồn nhiên Nhưng ẩn sâu trong mắt nỗi ưu phiền Đêm buông xuống nằm ru hồn tơi tả. Có những ngày nắng Hè rơi nghiêng ngả Ngắm hoa rơi vàng ngập cả lối đi Xác hoa gầy ngỡ lá rụng mùa Thu Chợt ngơ ngẩng... ơ hay... mùa sang...