Sau cái “bắt tay” thỏa hiệp, VEAM gây thất thoát gần 183 tỷ đồng
Trong vụ án xảy ra ở Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng mà TAND TP Hà Nội đang xét xử sơ thẩm, ngoài vai trò chính của hai bị cáo từng đứng đầu VEAM là Trần Ngọc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Lâm Chí Quang, Tổng Giám đốc, còn hai bị cáo khác trực tiếp thực hiện phi vụ thất thoát gần 183 tỷ đồng.
Đó là Trần Quang Tiến (SN 1970, cư trú tại phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh), đang bị tạm giam tại Trại tạm giam T16 Bộ Công an, là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư tập đoàn Đại Nam, đồng thời là người quản lý, điều hành Công ty cổ phần Tương Lai, Công ty cổ phần Minh Quang và Công ty cổ phần Thép Minh Quang. Bị cáo còn lại là Đào Quốc Việt (SN 1951, cư trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) là Giám đốc Vetranco – Công ty trực thuộc VEAM, đang bị tạm giam tại Trại tạm giam T16 Bộ Công an.
Kết quả điều tra xác định, trong thời gian giữ chức Giám đốc Vetranco, Đào Quốc Việt đã sử dụng nguồn tiền vay ngân hàng do VEAM bảo lãnh 31,5 tỷ đồng Vetranco vay tại MB Chi nhánh Tây Hồ (Hà Nội) và vốn tự có của Vetranco cho Trần Quang Tiến vay để hưởng lãi theo lãi suất cho vay của ngân hàng, cộng với chênh lệch từ 0,8% – 1,25% giá trị tiền vay. Để che giấu việc cho vay tiền trái quy định, Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến thỏa thuận hợp thức bằng cách lập các hợp đồng mua bán hàng hóa khống.
Điều đó thể hiện qua việc Vetranco ký hợp đồng trực tiếp hoặc qua VEAM làm trung gian ký hợp đồng mua hàng và thanh toán tiền ngay cho Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Bách Việt do Nguyễn Minh Tùng là Chủ tịch HĐQT (là bị cáo trong vụ án này) để bán trả chậm 90 ngày cho nhóm công ty của Trần Quang Tiến. Công ty Bách Việt ký hợp đồng mua lại số hàng đã bán với nhóm công ty của Trần Quang Tiến để chuyển số tiền nhận được của Vetranco và VEAM cho Trần Quang Tiến.
Quá trình Vetranco cho các công ty của Trần Quang Tiến vay tiền diễn ra trong một thời gian dài, trong đó nhiều khoản vay đã được tất toán, còn lại 15 khoản vay phát sinh trong thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013, Trần Quang Tiến không hoàn trả được, gây thiệt hại cho Vetranco số tiền gần 183 tỷ đồng.
Bị cáo Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến.
Trong việc cho vay tiền trên, Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến thống nhất, ngoài số tiền lãi ghi trong hợp đồng, Trần Quang Tiến chi thêm tiền ngoài hợp đồng (khoảng 0,3% số tiền vay) cho một số cá nhân tại Vetranco. Tổng số tiền Trần Quang Tiến đã chi cho tất cả các hợp đồng phát sinh từ năm 2009 đến năm 2013 là 11,5 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, hành vi cho Trần Quang Tiến vay tiền để hưởng lãi của Đào Quốc Việt và một số bị cáo khác trong vụ án này đã vi phạm quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 về nghĩa vụ của doanh nghiệp là “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Hành vi lập các chứng từ khống để hợp thức việc cho vay tiền của Đào Quốc Việt và đồng phạm đã vi phạm quy định tại Luật Kế toán năm 2003 về “Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán” và đều trực tiếp gây thiệt hại cho Vietranco số tiền gần 183 tỷ đồng.
Quá trình xét xử, đại diện Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đã đè nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quang Tiến mức án từ 16-18 năm tù; bị cáo Đào Quốc Việt bị đề nghị mức án từ 13-14 năm tù; bị cáo Nguyễn Minh Tùng bị đề nghị mức án từ 4-5 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã tiến hành kê biên căn hộ chung cư số 2008, Tòa D2, Giảng Võ, quận Ba Đình mang tên Đào Quốc Việt và vợ là Vũ Thị Hồng Hạnh. Đồng thời phong tỏa 5.472 cổ phiếu PGI tại Trung tâm lưu ký chứng khoán theo Công văn số 254/VSD-ĐK ngày 24/12/2020 của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Bị cáo Trần Quang Tiến cũng bị Cơ quan điều tra phong tỏa 13.376 cổ phiếu BLI, 8.436 cổ phiếu SMB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán theo Công văn số 254/VSD-ĐK ngày 24/12/2020 của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Video đang HOT
Cựu Chủ tịch Thành viên VEAM bị đề nghị từ 15-16 năm tù
Cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trần Ngọc Hà cho rằng, ông ta không có điều kiện biết về sai phạm của Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang trong việc bảo lãnh các khoản vay không có khả năng thanh toán của Vetranco, gây thiệt hại hơn 65 tỷ đồng.
Phần trả lời của bị cáo Trần Ngọc Hà đã bị đại diện Viện kiểm sát đánh giá là "chưa thành khẩn".
Sau ba ngày mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), chiều 20/5, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Hà (cựu Chủ tịch HĐTV VEAM, cựu Tổng Giám đốc VEAM) từ 15-16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Cựu Chủ tịch Hội đồng Thành vin VEAM Trần Ngọc Hà.
Cùng tội danh trên , đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo khác mức án sau:
Lâm Chí Quang (cựu Tổng Giám đốc VEAM) từ 10-11 năm tù.
Vũ Từ Công (cựu Kế toán trưởng VEAM) từ 8-9 năm tù.
Đào Quốc Việt (cựu Giám đốc Vetranco) từ 13-14 năm tù.
Trần Quang Tiến (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Nam) từ 16-18 năm tù.
Ngô Văn Tuyển (cựu Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT VEAM) từ 6-7 năm tù.
Bùi Quốc Việt (cựu Trưởng phòng Thị trường kinh doanh VEAM) từ 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Ngô Văn Thịu (cựu Phó trưởng Phòng Thị trường kinh doanh VEAM) từ 4-5 năm tù.
Nguyễn Thị Thu Hương (cựu Giám đốc Vetranco) từ 11-12 năm tù.
Trần Thanh Thủy (cựu Trưởng phòng Kế toán Vetranco) từ 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Nguyễn Minh Tùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Bách Việt) từ 4-5 năm tù.
Lương Xuân Trường (cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Minh Quang) từ 4-5 năm tù.
Trần Anh Sơn(cựu Kế toán trưởng, Phụ trách Quản trị VEAM) từ 4-5 năm tù.
Hoàng Văn Lẫm (cựu Phó trưởng Phòng Tài chính kế toán VEAM) từ 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Nguyễn Mạnh Chung (cựu Giám đốc Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp, cựu Trưởng phòng Kỹ thuật đầu tư VEAM) từ 4-5 năm tù.
Vũ Quang Tâm(cựu Phó Tổng Giám đốc VEAM) từ 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Riêng bị cáo Nguyễn Văn Khôi (cựu Trưởng Ban kiểm soát, Thành viên Hội đồng thành viên VEAM) bị đề nghị từ 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Cựu Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang.
Trong số 17 bị cáo hầu toà, có 14 người là cựu lãnh đạo và cán bộ của VEAM. Trong ba ngày diễn ra phiên toà, cựu Chủ tịch HĐTV, cựu Tổng Giám đốc VEAM Trần Ngọc Hà đã tác động gia đình, bồi thường thiệt hại số tiền một tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch HĐTV, cựu Tổng Giám đốc VEAM Trần Ngọc Hà bị Viện KSND tối cao quy trách nhiệm trong ba sai phạm: Thứ nhất là tạo điều kiện cho cấp dưới bảo lãnh vay ngân hàng trái quy định. Thứ hai là ký dự án với Công ty ISEKI (Nhật Bản) nhưng không được Bộ Công thương cấp phép. Thứ ba là ký quyết định hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc) khi không được Hội đồng thành viên VEAM thông qua, dẫn đến các dự án không thể thực hiện. Ba sai phạm của bị cáo Trần Ngọc Hà được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 130 tỷ đồng
Cựu Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang bị cáo buộc sai phạm trong bảo lãnh thanh toán cho Vetranco (công ty con của VEAM) vay 193 tỷ đồng tại 4 ngân hàng, giai đoạn 2011-2013. Đến hạn thanh toán, Vietranco không trả được nợ, dẫn đến VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu và phải trả nợ thay cho Vetranco hơn 65 tỷ đồng.
14 bị cáo còn lại trong nhóm phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" bị đại diện Viện kiểm sát buộc phải liên đới bồi thường cho Nhà nước số tiền hơn 380 tỷ đồng, là thiệt hại của vụ án.
Theo đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, các bị cáo đều có trình độ và trách nhiệm cao, được giao chức trách quan trọng, quản lý tài sản lớn của Nhà nước, hoàn toàn ý thức được hành vi song vẫn thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm. Hành vi của các bị cáo gây thất thoát nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, gây tác hại nặng nề với kinh tế và tiến trình phát triển chung của đất nước, ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động và các cổ đông của VEAM.
Trước đó, trong phiên xét hỏi ngày 18/5, bị cáo Trần Ngọc Hà phủ nhận cáo buộc của Viện KSND tối cao về hành vi phạm tội. Bị cáo Trần Ngọc Hà cho rằng, ông ta không có điều kiện biết về sai phạm của Tổng Giám đốc Lâm Chí Quang trong việc bảo lãnh các khoản vay không có khả năng thanh toán của Vetranco, gây thiệt hại hơn 65 tỷ đồng.
Phần trả lời của bị cáo Trần Ngọc Hà bị đại diện Viện kiểm sát đánh giá là "chưa thành khẩn". Đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bị cáo Trần Ngọc Hà có vai trò chính trong vụ án, thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần.
Trong khi đó, cựu Tổng Giám đốc Lâm Chí Quang thừa nhận các sai phạm như cáo trạng đã xác định, nhưng cho rằng, thời điểm đó bị cáo không nhận thức được việc ký bảo lãnh các khoản vay cho Vetranco ngoài hạn mức cho phép là sai phạm.
Cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên khai gì về thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tại VEAM? Trả lời HĐXX, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho rằng: "Nếu xét ra thì là trách nhiệm hành chính của người đứng đầu và trách nhiệm gì thì pháp luật quy định rồi. Còn trách nhiệm của Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang trong hoạt động...