Sáu cách ghi điểm trong bài thi nói TOEFL
Nếu muốn đạt điểm cao trong bài thi nói TOEFL, bạn nên sử dụng các thì, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng đa dạng và linh hoạt.
1. Luyện tóm tắt
Trong bài thi nói TOEFL, thí sinh sẽ đọc đoạn văn về chủ đề bất kỳ. Sau khi đọc, bạn sẽ lắng nghe một người nói về cùng chủ đề này. Tiếp đó, bạn phải trả lời câu hỏi về thông tin thu thập được.
Nếu muốn trả lời tốt phần thi này, bạn cần sử dụng kỹ năng paraphrase (diễn đạt lại một câu bằng cách dùng từ đồng nghĩa, cấu trúc khác mà không làm thay đổi nghĩa gốc của câu). Để có thể paraphrase trôi chảy, hãy luyện đọc văn bản ngắn và diễn đạt lại bằng ngôn từ hoặc lời nói. Hãy cố gắng sử dụng những từ khóa chính hoặc thông tin chính trong đoạn văn theo cách riêng của bạn.
Bạn có thể sử dụng một số cụm từ để tóm tắt như “All in all”, “On the whole”, “Generally speaking” (đều mang nghĩa là tóm lại).
Ví dụ: “Generally speaking, the article and the radio piece was about the effect humans have on their environments”. ( Nói tóm lại, bài báo và đoạn phát thanh cùng nói về tác động của con người lên môi trường).
2. Ghi chú
Ngoài phần thi nêu trên, bạn sẽ phải nghe một đoạn âm thanh và trả lời câu hỏi về thông tin có liên quan. Nếu chỉ nghe và ghi nhớ trong đầu, rất nhiều thông tin trong đề bài sẽ bị rơi rụng nên việc ghi chú ra giấy là cần thiết.
Hãy tìm kiếm bài giảng, cuộc nói chuyện, podcasts, bản tin dài khoảng 2 phút trên Internet. Khi bạn lắng nghe nguồn tài liệu này, hãy ghi chú thông tin chính hoặc thông tin bạn nghe được. Sau đó, khi tóm tắt lại nội dung, hãy bám sát theo ghi chú để đảm bảo nội dung bạn trả lời liên quan đến bài viết.
3. Không lạm dụng cụm động từ
Bạn từng nghe đến mẹo đạt điểm cao thi nói là sử dụng các cụm động từ vì người bản ngữ thường xuyên sử dụng chúng? Điều này không sai nhưng có thể phản tác dụng.
Cụm động từ không được dùng trong kỳ thi viết TOEFL vì bài thi yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trang trọng trong khi cụm động từ thường được dùng trong văn nói. Bạn nên sử dụng cụm động từ trong phần thi nói nhưng đừng quá nhiều.
Việc lạm dụng có thể dẫn đến hai sai lầm lớn. Thứ nhất, nó làm giảm sự trôi chảy, tự nhiên trong lời nói của bạn. Thứ hai, bạn có thể không hiểu rõ ràng ý nghĩa của cụm động từ và dùng sai ngữ cảnh.
Lấy ví dụ, giám khảo yêu cầu bạn: “Describe your typical day” (Mô tả một ngày thông thường của bạn).
Cách trả lời thứ nhất: “My typical day starts when my alarm goes off at 6 am. I roll over and turn it off and fall back asleep for about 20 minutes and it goes off again and I know it’s time for me to wake up and get up” ( Một ngày của tôi bắt đầu khi báo thức kêu lúc 6 giờ sáng. Tôi lăn qua và tắt nó đi và ngủ thêm khoảng 20 phút và nó lại kêu lần nữa và tôi biết đã đến giờ phải thức dậy và chuẩn bị). Đây là cách trả lời không được đánh giá cao vì người nói đang dùng nhiều cụm động từ làm lời nói thiếu tự nhiên.
Cách trả lời thứ hai: “Well, my typical day begins when my alarm clock goes off. I really find it difficult getting out of bed and I usually lie there for about 20 minutes or so until I have to get up” ( Chà, một ngày điển hình của tôi bắt đầu khi chuông báo thức vang lên. Thật khó có thể rời giường và tôi thường nằm thêm 20 phút hoặc lâu hơn cho đến khi buộc phải thức dậy).
Đây là cách trả lời sẽ ghi điểm với giám khảo vì sử dụng các cụm động từ vừa đủ và thích hợp trong ngữ cảnh. Nó khiến mạch diễn đạt của người nói trôi chảy và tự nhiên hơn.
Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
Trong khi luyện tập, bạn nên thử ghi âm giọng nói của mình và nghe lại. Bạn không nhất thiết phải ghi hết tất cả lần nói mà nên ghi lại lần đầu, lần cuối để thấy rõ sự thay đổi sau luyện tập. Việc nghe lại chính giọng nói của mình có thể khiến nhiều người ngại ngùng, nhưng đây là phương pháp giúp bạn tự điều chỉnh thiếu sót của bản thân và cải thiện khả năng nói.
Khi nghe lại tệp ghi âm, bạn cần tập trung vào các cụm từ, phát âm và giọng điệu. Kiểm tra xem các cụm từ bạn dùng đã đúng ý nghĩa và bối cảnh hay chưa, cách phát âm còn gì thiếu sót và giọng điệu cần điều chỉnh gì thêm.
5. Sử dụng nhiều thì
Ưu điểm của kỳ thi nói TOEFL là bạn có câu hỏi trước, nhờ vậy có thể nhanh chóng xác định thì cần dùng trong câu trả lời.
Ở phần đầu tiên, người thi thường được hỏi những câu liên quan đến bản thân để khởi động. Một số người chỉ tập trung nói về bản thân và sử dụng thì hiện tại đơn. Lựa chọn này không sai nhưng sẽ gây nhàm chán cho giám khảo.
Lấy ví dụ câu hỏi: “Describe a skill you have that will be important for your success in the modern world, and explain why this skill is important” ( Mô tả một kỹ năng bạn sở hữu mà đóng vai trò quan trọng cho thành công của bạn trong tương lai và giải thích tại sao kỹ năng đó là quan trọng).
Trước tiên, bạn cần phân tích, câu hỏi này chia làm bốn phần.
Một là trả lời kỹ năng bạn có là gì. Vì đây là lời diễn đạt chung chung nên bạn có thể sử dụng thì hiện tại đơn.
Hai là nó sẽ giúp bạn thành công như thế nào trong tương lai. Ở đây, câu trả lời hướng về tương lai nên bạn cần sử dụng thì tương lai đơn.
Tiếp theo, “Tại sao kỹ năng này quan trọng?”. Đây là khẳng định chung chung nên bạn có thể sử dụng thì hiện tại đơn.
Cuối cùng bạn cần lấy dẫn chứng từ những người thành công khác. Đối với phần này, câu trả lời có thể bao gồm nhiều thì. Nếu nói về một người cụ thể, bạn phải dùng thì quá khứ đơn. Nếu bạn nói về sự thật chung, hiện tại đơn là thì thích hợp.
Tóm lại, nếu muốn ghi điểm trước giám khảo, bạn nên sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đa dạng, linh hoạt.
6. Nói ngắn và trọng tâm
Một trong những sai lầm của thí sinh khi trả lời là nêu lại nội dung câu hỏi vì lãng phí thời gian và thiếu tự nhiên. Vì vậy, bạn nên trả lời trực tiếp. Hãy so sánh hai cách diễn đạt dưới đây để hiểu rõ vấn đề.
Câu hỏi: “Where do you see yourself in ten years time?” ( Hãy tưởng tượng bạn trong mười năm nữa?)
Cách trả lời thứ nhất: “I see myself working in a law firm in downtown LA in ten years time. Perhaps I will have started a family by then”. ( Tôi thấy bản thân đang làm việc trong một công ty luật ở trung tâm thành phố LA trong mười nữa. Có thể tôi đã xây dựng gia đình vào thời điểm đó). Cách trả lời này không được đánh giá cao vì dài dòng và thiếu sáng tạo.
Cách trả lời thứ hai: “Working in a law firm in downtown LA. Maybe I will have even started a family” ( Làm việc trong một công ty luật ở trung tâm thành phố LA. Có thể tôi đã xây dựng gia đình). Cách trả lời này sẽ ấn tượng hơn vì ngắn gọn, súc tích.
Tú Anh
Theo FluentU/VNE
10 nguyên tắc học ngoại ngữ
Thông thạo 4 thứ tiếng, Bjorn (quốc tịch Na Uy) chia sẻ 10 nguyên tắc học ngoại ngữ đúc rút từ quá trình trau dồi của bản thân.
Tôi cho rằng học ngoại ngữ giống như việc leo lên ngọn núi lớn. Đứng từ chân núi nhìn lên, bạn có thể thấy hành trình tương đối khó khăn. Nhưng sau khi thực hiện bước đi đầu tiên, một ngày nào đó bạn sẽ thấy mình đã đứng trên đỉnh núi.
Trước đó, hãy nhìn tổng quan về ngọn núi này. Để vượt qua nó, bạn cần trang bị cho mình bao gồm từ vựng, phát âm và ngữ pháp. Từ đầu, bạn phải tập trung vào việc học bảng chữ cái, cách phát âm sau đó hãy học 500 từ thông dụng đầu tiên.
Để học một ngôn ngữ còn bao gồm bốn kỹ năng thực tế là nghe, nói, đọc và viết. Trong đó nói và viết được coi là kỹ năng sản xuất, lấy từ những kiến thức bạn đã hấp thụ trước đó qua việc trau dồi hai kỹ năng nghe và đọc.
Sau màn trình bày tổng quan này, hãy để tôi giới thiệu đến bạn 10 nguyên tắc tốt nhất để học ngoại ngữ.
1. Học mỗi ngày
Sự nhất quán là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc học ngôn ngữ. Thay vì học liên tục 2 tiếng vào cuối tuần, việc học 10-15 phút mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên dành ra từ 30 phút đến một tiếng.
Hãy coi việc học ngôn ngữ là việc làm nhất định mỗi ngày, thêm nó vào lịch trình sinh hoạt thường nhật của bạn và cố gắng duy trì tạo thành thói quen. Nếu có thời gian, tôi khuyên bạn nên học ngoại ngữ vào buổi sáng vì đó là quãng thời gian sau khi bạn đã nghỉ ngơi đủ dài và có thể tập trung nhanh chóng hơn.
2. Học trong môi trường yên tĩnh
Khi quyết tâm ngồi vào bàn học, điều quan trọng nhất là tránh bị gián đoạn hoặc mất tập trung. Hãy chuyển điện thoại của bạn về chế độ im lặng để không có thông báo hay tin nhắn gây gián đoạn sự tập trung và ngồi học trên bàn, trong phòng yên tĩnh.
3. Học cụm từ
Một trong những phương pháp học ngôn ngữ phổ biến nhất là học từ mới qua flashcard nhưng đây không phải cách làm hiệu quả. Thay vì học từng từ riêng lẻ, bạn hãy học theo cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh có chứa từ mới cần học. Bằng cách này bạn sẽ biết cách sử dụng từ ngữ theo bối cảnh cụ thể và ghi nhớ dễ dàng hơn việc cố gắng học thuộc một từ duy nhất.
Khi học theo câu, bạn nên xây dựng câu có ý nghĩa, mang giá trị thực tế để làm phong phú thêm kho tàng câu sử dụng trong giao tiếp.
4. Không học nhiều tài liệu cùng lúc
Nhiều người học ngoại ngữ cảm thấy choáng ngợp bởi số lượng tài liệu có sẵn trên Internet. Chẳng hạn sử dụng phần mềm Anki, Memawn hay Quizlet cho việc học từ vựng, sử dụng phần mềm Michel Thomas hay Pimsleur để luyện nói và phát âm.
Điều quan trọng không nằm ở số ứng dụng, tài liệu học bạn có mà phải linh hoạt, tìm ra những công cụ thực sự hữu ích đối với bạn. Khi mới bắt đầu học ngôn ngữ, bạn hãy chọn ra 1-2 tài liệu uy tín như sách giáo trình, khóa học trực tuyến hay ứng dụng trên điện thoại nhưng phải đảm bảo học hết chúng trước khi tìm nguồn tài nguyên mới.
Ảnh: Shutterstock.
5. Không dồn hết tập trung vào ngữ pháp
Việc học ngữ pháp không phải câu chuyện đơn giản, thú vị nên nếu dồn hết tâm trí cho nó, bạn sẽ sớm cảm thấy chán nản, bực bội và không thể khám phá nhiều khía cạnh quan trọng hơn của ngôn ngữ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ngồi một chỗ, học thuộc bảng động từ là phương pháp kém hiệu quả.
Một trong những chiến lược học ngôn ngữ thành công là không tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Xuất phát điểm, bạn chỉ nên học những kiến thức cơ bản, đặt trọng tâm vào việc học từ vựng và kỹ năng đọc.
6. Luyện nghe và phát âm
Khi học từ hay cụm từ mới, điều quan trọng là bạn phải phát âm chính xác. Bạn hãy làm quen với âm thanh của ngôn ngữ bằng cách nói to để học cách phát âm.
Nếu học một ngôn ngữ mới, sẽ mất khoảng thời gian để não bộ và lưỡi của bạn làm quen với việc nói, sử dụng từ vựng mới. Khi tìm kiếm tài liệu âm thanh, hãy chọn đầu vào dễ hiểu, tức những nguồn tư liệu bạn có thể nghe hiểu 70-80%.
Điều quan trọng khác là hãy nghe đi nghe lại nguồn tài liệu nhiều lần. Thay vì 2-3 lần, hãy kiên trì nghe 20-30 lần. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt những từ riêng lẻ và ghi nhớ cách phát âm.
Người bản ngữ thường nói khá nhanh nên việc nghe một tài liệu ở nhiều tốc độ khác nhau cũng rất hữu ích. Hiện nay, trên ứng dụng Youtube hoặc nhiều ứng dụng xem nghe khác có thể cài đặt tốc độ nghe nên bạn có thể chỉnh chậm tốc độ khi mới nghe lần đầu.
7. Đọc là chìa khóa để lưu loát
Đọc là kỹ năng giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ tốt nhất vì nó cung cấp cho bạn kiến thức về câu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp. Đó là lý do tại sao những người học đọc sách ngoại văn lại tiến bộ nhanh hơn những người học không làm điều này, dù họ tham gia cùng một lớp. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn hình thành thói quen đọc sách ngoại văn, bạn sẽ phát triển vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng hơn những phương pháp khác.
Giống như nghe, thời gian đầu nên lựa chọn nguồn tài liệu mà bạn có thể đọc hiểu 70-80%. Các tài liệu này phải sử dụng từ vựng, ngữ pháp phù hợp với trình độ đọc của bạn. Bạn nên bắt đầu với những câu chuyện ngắn, sau đó chuyển sang đọc tiểu thuyết. Hãy đọc về chủ đề bạn quan tâm để phát triển thói quen.
8. Sử dụng thời gian rảnh để thực hành
Như tôi đã đề cập ở nguyên tắc thứ nhất, bạn nên học 30 phút đến một tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những khoảng thời gian trống trong ngày để thực hành vận dụng kiến thức đã học.
Mỗi ngày, bạn có rất nhiều thời gian trống, chẳng hạn khi đi xe bus. Hãy tận dụng quãng thời gian này để luyện nghe thông qua khóa học trực tuyến hoặc podcasts hoặc luyện nói. Tranh thủ thời gian để học và luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cải thiện trình độ ngôn ngữ nhanh chóng hơn.
9. Tìm người luyện nói
Nếu có những người bạn cũng đang học ngôn ngữ giống như bạn, hãy cùng họ luyện tập nói thông qua việc thực hành trò chuyện. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những cộng đồng trao đổi ngôn ngữ trên Internet. Theo ý kiến riêng của tôi, trước khi luyện nói, bạn nên giắt túi khoảng 500 từ mới.
10. Giữ động lực cho bản thân
Khi vật lộn trên ngọn núi ngôn ngữ, sẽ có những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, muốn từ bỏ và mất động lực. Đây là trạng thái hoàn toàn bình thường mà những người học ngôn ngữ đều trải qua. Người thành công là có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực này, giữ cho mình động lực để tiếp tục chinh phục ngoại ngữ.
Nếu bạn đã học được kha khá kiến thức và muốn nâng cấp trình độ của mình, chắc chắn bạn sẽ thấy nản vì trình độ cao hơn đồng nghĩa với nhiều kiến thức nặng và khó học hơn. Giải pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh này là thay đổi công cụ và phương pháp học.
Bạn cũng nên tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành mục tiêu hoặc biết thêm kiến thức mới. Một cách để làm điều này là tạo sổ nhật ký học tập, nơi bạn viết ra những kiến thức đã học, cách bạn vượt qua kiến thức khó hoặc cập nhật trình độ của bản thân theo ngày.
Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng miễn là mình tiếp tục leo, một ngày nào đó, mình sẽ đến được đỉnh núi. Tôi chúc bạn sớm đạt thành công trong hành trình chinh phục ngoại ngữ.
Tú Anh
Theo Become A Polyglot/VNE
Học tiếng Anh mỗi ngày: Khám phá từ vựng thú vị về chủ đề Tết Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là tới Tết, nhân dịp không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, hãy cùng chuyên mục Học tiếng Anh mỗi ngày khám phá những từ vựng tiếng Anh thú vị về chủ đề Tết Nguyên Đán. Hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả, ông Công ông Táo... Đó là những thứ...