Sau các gã khổng lồ thương mại điện tử, Trung Quốc “sờ gáy” một loạt ứng dụng gọi xe, Didi, Meituan đứng đầu bảng
Nhà chức trách Trung Quốc đã triệu tập đại diện của 11 công ty gọi xe trên thị trường nước này và yêu cầu họ chấn chỉnh các hành vi “không tuân thủ quy định”.
Bộ Giao thông Vận tải và một số cơ quan quản lý khác, bao gồm Cục Quản lý Không gian mạng và Cục Giám sát Thị trường Nhà nước Trung Quốc, đã cùng làm việc với lãnh đạo các công ty này, bao gồm cả Didi, T3 và Meituan, những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực gọi xe ở đất nước 1,4 tỷ dân.
Các nhà quản lý cáo buộc những dịch vụ này đang tuyển dụng tài xế và phương tiện chưa được phê duyệt. “Các nền tảng phải tự kiểm tra lại các vấn đề của mình, chấn chỉnh hành vi bất hợp pháp, bảo vệ trật tự thị trường theo hướng cạnh tranh công bằng và tạo ra một môi trường lành mạnh để phát triển ngành dịch vụ gọi xe”, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết.
Cũng theo thông tin từ Bộ này, các công ty gọi xe được yêu cầu làm việc với cơ quan quản lý đều cam kết sẽ khắc phục mọi vấn đề và ngừng đăng ký cho các tài xế không đủ tiêu chuẩn.
Video đang HOT
Hiện tại, Didi và Meituan chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào.
Thời gian gần đây, Didi là cái tên chịu nhiều áp lực nhất từ cơ quan quản lý Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau phiên IPO đình đám ở Mỹ, gã khổng lồ gọi xe, vốn chiếm khoảng 90% thị phần ở Trung Quốc, đã buộc phải ngừng cho người dùng mới đăng ký từ tháng 7. Trong khi đó, các đối thủ của Didi đã nhanh chóng giảm giá để thu hút người dùng mới. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trong số này cũng đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc triệu tập.
Cơ quan quản lý cho rằng tất cả các nền tảng gọi xe phải đảm bảo rằng họ tiến hành phê duyệt cần thiết đối với phương tiện và lái xe muốn tham gia. Ngoài ra, họ không được lôi kéo đối tác tài xế thông qua các khuyến mại giả mạo hoặc chuyển rủi ro sang cho người lái xe. Các lái xe cũng nên có đủ thời gian nghỉ ngơi và doanh nghiệp nên giảm hoa hồng mà họ nhận được từ mỗi chuyến đi.
Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang thúc đẩy ý tưởng về “thịnh vượng chung”, một nỗ lực để vừa chia sẻ sự giàu có, vừa đảm bảo các quyền của người lao động. Hiện tại, lĩnh vực công nghệ và giải trí đang được giám sát chặt chẽ và những lĩnh vực khác có thể cũng sớm bị giám sát.
Didi và gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com đã thành lập công đoàn cho công nhân. Đây là một động thái mang nhiều ý nghĩa bởi công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân là rất hiếm thấy ở Trung Quốc.
Trước ngành công nghiệp gọi xe, thương mại điện tử là đối tượng bị các nhà quản lý Trung Quốc đưa vào tầm ngắm đầu tiên. Rất nhiều công ty thương mại điện tử đã bị phạt, trong đó có Alibaba với khoản phạt lịch sử lên tới 2,8 tỷ USD vì cáo buộc độc quyền. Tencent cũng bị phạt nặng với cáo buộc tương tự.
Hiện tại, Trung Quốc đang rất tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu người dùng. Các cơ quan quản lý khác nhau của Trung Quốc nhấn mạnh các công ty trong lĩnh vực này cần có các biện pháp để bảo vệ dữ liệu người dùng. Trung Quốc cũng đã thông qua 2 luật lớn liên quan đến bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư mà các công ty công nghệ buộc phải tuân thủ.
Trung Quốc mạnh tay triệt hàng giả trên các sàn thương mại điện tử
Các cơ quan quản lý của Trung Quốc mở rộng cuộc kiểm soát sang các doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử, hứa hẹn trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với việc bán hàng giả.
Trung Quốc bổ sung hình phạt dành cho những người bị phát hiện vi phạm nghiêm trọng luật thương mại điện tử của nước này
Theo South China Morning Post, Cục Quản lý nhà nước về quy chế thị trường (SAMR) của Trung Quốc hôm 1.9 công bố bản dự thảo sửa đổi, đề xuất quy định chi tiết và bổ sung hình phạt dành cho những người bị phát hiện vi phạm nghiêm trọng luật thương mại điện tử của nước này, bao gồm khả năng thu hồi giấy phép kinh doanh trực tuyến.
Đề xuất sửa đổi được đưa ra giữa lúc các cơ quan quản lý, bao gồm SAMR, đang liên tục thắt chặt quy định hoạt động đối với các hãng công nghệ lớn và các doanh nghiệp internet. Tân Hoa xã hồi tháng 3.2021 cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt hơn để làm sạch thị trường mua sắm trực tuyến và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh.
Luật thương mại điện tử đầu tiên được thông qua vào năm 2018 và có hiệu lực vào năm 2019, với mục đích làm sạch "danh tiếng" Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng giả và hàng nhái chính cho thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Luật đưa ra những yêu cầu về việc đăng ký và cấp phép cho các nhà khai thác thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giải quyết tranh chấp thương mại điện tử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thuế.
Luật cũng quy định tất cả các nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm liên đới với người bán về việc bán hàng giả, hàng nhái trên trang web của họ. Nền tảng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu biết người bán trên trang web đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như xóa, chặn liên kết hoặc dừng giao dịch.
Theo luật, các nhà khai thác thương mại điện tử lớn như Alibaba Group Holding và Pinduoduo có thể bị phạt tới 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 309.400 USD) đối với trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng. Trước khi luật có hiệu lực vào năm 2019, những người bán hàng trực tuyến chỉ phải chịu trách nhiệm khi bị phát hiện bán sản phẩm giả.
Tháng 4.2021, nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alibaba đã phải trả số tiền phạt 2,8 tỉ USD, chiếm khoảng 4% doanh thu nội địa năm 2019 của công ty. Mức phạt kỷ lục được đưa ra sau khi một cuộc điều tra xác định Alibaba đã lạm dụng vị trí thị trường của mình trong nhiều năm.
Năm ngoái, SAMR cũng phạt Tmall của Alibaba, JD.com và Vipshop vì những bất thường về giá, sau khi người tiêu dùng phàn nàn các nền tảng này đã tăng giá trước khi giới thiệu chiết khấu, tham gia vào các chương trình khuyến mãi gian lận và lôi kéo người tiêu dùng mua hàng trong dịp lễ hội mua sắm Ngày Độc thân.
Trung Quốc mở ra cơn ác mộng cho TikTok, Alibaba Nhà chức trách Trung Quốc muốn hạn chế các công ty Internet sử dụng thuật toán đề xuất video và nội dung liên quan. Đây chính là "công nghệ lõi" của những nền tảng mạng xã hội. Theo Bloomberg , Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) vừa công bố dự thảo luật gồm 30 nội dung, quy định về...