Sau ca ghép tủy, bệnh nhân sốc khi biết ADN của mình giống ADN người hiến
Sau khi được ghép tủy xương để trị ung thư máu, một người đàn ông ở bang Nevada (Mỹ) đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông sửng sốt khi biết ADN trong cơ thể và tinh trùng của mình dần thay thế bằng ADN của người hiến tủy.
Cơ thể ông Chris Long tồn tại song song 2 bộ ADN, một của mình và một của người hiến tủy ở Đức – Ảnh minh họa: Shutterstock
Câu chuyện khó tin này đã xảy ra với Chris Long. Ông làm việc tại Sở Cảnh sát Hạt Washoe, bang Nevada (Mỹ), theo Oddity Central.
Trước đây, ông bị chẩn đoán mắc hội chứng loạn sinh tủy và bệnh bạch cầu myeloid cấp tính, một dạng ung thư máu. Ông Chris Long cần được ghép tủy xương.
May mắn là có một người đàn ông ở Đức đã tình nguyện hiến tủy. Cả hai người chưa bao giờ gặp mặt. Trước khi phẫu thuật, họ chỉ liên lạc với nhau qua tin nhắn.
Video đang HOT
Vài tháng sau ca ghép tủy, các đồng nghiệp tại sở cảnh sát đã kiểm tra ADN của ông Chris Long xem bị tác động thế nào sau ca ghép tủy. Bà Renee Romero, người đứng đầu phòng thí nghiệm tội phạm thuộc Sở Cảnh sát Hạt Washoe nghi ngờ ADN của ông Chris Long có thể bị thay đổi rất nhiều.
Ghép tủy xương về cơ bản là thay thế máu của người bệnh bằng máu khỏe mạnh của người hiến tủy. Ông Chirs Long không chỉ thay đổi ở máu mà bà Romero còn dự đoán những thay đổi ADN có thể còn xảy ra ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể ông này. Kết quả đã gây ngạc nhiên.
Chỉ 3 tháng sau ca ghép tủy, toàn bộ ADN trong máu ông Chris Long đã thay đổi dần dần giống ADN người hiến.
Chưa dừng lại ở đó, 4 năm sau ca ghép tủy, ADN trong tinh dịch của ông Chris Long cũng thay đổi và giống người hiến tủy. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các mô ở môi và má.
Những kết quả kiểm tra tiếp theo cho thấy chỉ có ADN ở ngực và tóc là không bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa là trên cơ thể Chris Long tồn tại đến 2 bộ ADN khác nhau, theo Oddity Central.
Mặc dù ông Chirs Long đã có những thay đổi lớn về mặt di truyền nhưng các chuyên gia cho biết não bộ và tính cách của ông này không thay đổi gì. Một vấn đề các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi là liệu khi ông Chris Long có con, ông sẽ truyền bộ ADN của mình hay người hiến tủy cho con. Sắp tới, ông Chirs Long dự tính sẽ bay đến Đức để trực tiếp gặp mặt và cảm ơn người đã hiến tủy cứu ông.
Theo Thanh niên
Thuốc thử nghiệm Asciminib chứng minh hiệu quả điều trị ung thư máu
Theo MedicalXpress, loại thuốc thử nghiệm Asciminib do các nhà khoa học tại Đại học Adelaide phát triển và thử nghiệm đã chứng minh hiệu quả trong điều trị ung thư máu.
Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính được dự báo là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất vào năm 2040 - Ảnh: Shutterstock
Điều quan trọng là loại thuốc mới này không tạo ra tác dụng phụ độc hại. Môt cuộc thử nghiệm quốc tế trên người đã được tiến hành khẳng định hiệu quả vượt trội của Asciminib so với các loại thuốc ức chế enzyme tyrosine kinase ( TKI ) đã từng giúp tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân.
Thông thường, các loại thuốc chống bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính - thuốc ức chế kinase (chronic myeloid leukemia - CML) hay gây nôn, tiêu chảy và đau cơ. Ngoài ra, dần dần thuốc ngừng tác động. Những vấn đề như vậy được quan sát thấy trong 96% trường hợp bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính.
Theo giáo sư Tim Hughes, các loại thuốc được phát triển trước đó như ức chế enzyme tyrosine kinase ( TKI ) làm chậm hoặc ngừng sản xuất tế bào bạch cầu dư thừa, tuy hiệu quả trong việc cải thiện khả năng sống sót, nhưng chúng thường gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện các tác dụng phụ chết người, bao gồm suy tim và tổn thương gan.
Còn Asciminib - một loại thuốc mới được bệnh nhân dung nạp tốt hơn, vì nó không phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, chỉ tấn công các yếu tố trong các tế bào nguy hiểm. Loại thuốc này ngăn chặn sự phát triển của ung thư máu bằng cách ngắt các enzyme gây ung thư cụ thể - các kinase.
Asciminib đã được trên 150 bệnh nhân dùng với liều lượng từ 10 miligam đến 200 miligam một hoặc hai lần một ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi bệnh nhân tiếp tục trong khoảng 14 tháng. Họ đã xác định rằng thuốc đã phát huy tác dụng ngay cả khi các phương thuốc khác không còn hiệu quả.
Tác giả chính của công trình nghiên cứu, giáo sư Tim Hughes, cho biết phát triển và thử nghiệm thành công chất ức chế kinase mới có tên Asciminib là bước đột phá lớn nhất trong điều trị CML trong thế kỷ này.
CML là một loại ung thư máu khiến tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu. Sự dư thừa của các tế bào bạch cầu đột biến này cản trở sản xuất tế bào máu bình thường.
Hơn 4.000 người Úc hiện đang sống chung với CML, tuy nhiên tỷ lệ sống sót ngày càng cao do điều trị TKI. Việc phát triển và thử nghiệm thành công thuốc Asciminib có ý nghĩa lớn, nhất là khi căn bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính được dự báo là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất vào năm 2040.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
ADN và tinh trùng của người đàn ông bị biến đổi sau ca ghép tủy Một người đàn ông đã bị thay đổi ADN hoàn toàn sau khi ghép tủy xương, thậm chí tinh trùng của anh ta cũng khác biệt về mặt di truyền. Một người đàn ông tên là Chris Long đến từ Nevada, Hoa Kỳ, đã được cứu sống nhiều năm trước trong quá trình điều trị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, hay còn...