Sau bữa ăn, nếu thấy mình có 4 biểu hiện tiền ung thư dạ dày sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt
Trong xã hội hiện đại, dù chế độ ăn uống ngày càng tốt hơn nhưng cứ 10 người thì có 9 người có thể bị bệnh về dạ dày, không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư.
Dưới đây là 4 biểu hiện tiền ung thư dạ dày xuất hiện sau bữa ăn mà bạn cần chú ý để ngăn ngừa bệnh.
Có thể bạn đã nghe đến tin tức này: Cô Gao, 33 tuổi ở Trung Quốc, điều hành một nhà hàng nhỏ tại Hồ Nam cùng chồng, công việc kinh doanh rất thuận lợi. Mặc dù kinh doanh dịch vụ ăn uống và phục vụ khách hàng ngày nhưng bản thân cô Gao không thể tự chăm sóc cho 3 bữa cơm một ngày của mình bình thường như bao người, khi bận rộn, cô thậm chí không có thời gian để ăn nên ăn uống rất thất thường, “bữa đói, bữa no”.
Điều này khiến sức khỏe dạ dày của cô rất tệ với các triệu chứng viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Mặc dù bác sĩ đã dặn cô phải chú ý đến chế độ ăn uống và không để bản thân bị đói, tập trung chăm sóc cho dạ dày của mình, nhưng do công việc bận rộn nên cô Gao cũng không thể làm theo lời khuyên của bác sĩ, cho rằng loét dạ dày là một vấn đề nhỏ, không sao cả.
Không ngờ, 1 năm sau cô đột nhiên bị nôn ra máu màu nâu, khi đến bệnh viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, tế bào ung thư đã di căn vào xương, đi khắp cơ thể. Lúc này, Gao mới hối hận thì cũng đã muộn.
Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở mọi người rằng một số triệu chứng tiền ung thư dạ dày có thể không rõ ràng, chẳng hạn như buồn nôn và nôn hầu hết chỉ được coi là vấn đề nhỏ, triệu chứng của đường tiêu hóa kém nên thường bị bỏ qua. Mãi đến khi phát hiện ra bệnh thì nó đã tiến triển thành ung thư ở giai đoạn giữa và cuối.
Nói cách khác, hầu hết các biểu hiện tiền ung thư dạ dày đều thể hiện ra ngoài, chỉ là bạn có nhận ra hay không mà thôi. Nếu 4 dấu hiệu này xảy ra sau bữa ăn thì bạn phải chú ý và cần đến bệnh viện khám ngay.
1. Đau bụng sau bữa ăn
Dạ dày nằm ở vùng bụng trên của cơ thể con người, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau tức vùng bụng trên sau khi ăn thì rất có thể bạn đang có vấn đề về dạ dày.
Nếu tình trạng này không quá rõ ràng và biến mất nhanh chóng hoặc xuất hiện không thường xuyên thì có thể không đáng chú ý.
Tuy nhiên, đối với những ai có vấn đề về dạ dày mà có triệu chứng này thì nên đến bệnh viện để khám, đừng chỉ nghĩ uống vài viên thuốc là giải quyết được vấn đề. 80% bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ bị đau bụng sau bữa ăn ở giai đoạn đầu, để phòng bệnh tốt nhất là nên nhờ bác sĩ chẩn đoán.
2. Mất cảm giác thèm ăn
Mặc dù bụng vẫn thấy đói nhưng bạn lại không ăn được gì, cảm giác thèm ăn giảm hẳn. Nếu bạn thấy mình đột nhiên gặp phải tình huống này thì phải chú ý đến sức khỏe của dạ dày.
Video đang HOT
Không muốn ăn (không có cảm giác thèm ăn) trong thời gian dài có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám.
3. Thường buồn nôn sau bữa ăn, có cục u trong dạ dày
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể sờ bụng để xem có cục cứng nào trong dạ dày hay không.
Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và nôn sau bữa ăn thì điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý nào đó ở dạ dày, và đây cũng có khả năng là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư dạ dày.
4. Thường xuyên bị tiêu chảy sau bữa ăn
Khi triệu chứng tiêu chảy xảy ra, mọi người luôn nghĩ rằng mình đã ăn phải thức ăn không sạch hoặc ăn phải thức ăn khiến dạ dày khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn thực phẩm dễ gây tiêu chảy, chế độ ăn uống tương đối sạch sẽ mà vẫn bị tiêu chảy sau bữa ăn thì bạn phải chú ý đến sức khỏe của dạ dày.
Tóm lại, khi 4 tình trạng trên thường xảy ra sau bữa ăn thì chúng ta phải chú ý giữ gìn dạ dày, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của dạ dày. Trong cuộc sống thường ngày, ăn đủ 3 bữa ăn như bình thường nhưng cân nặng vẫn ngày càng giảm sút, người dần gầy đi thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của dạ dày, rất có thể đã xuất hiện một khối u ở dạ dày khiến dinh dưỡng trong thức ăn bị giảm hấp thụ, dẫn đến không cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào bình thường.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
3 loại thịt được giới chuyên gia cảnh báo có khả năng gây ung thư cao bậc nhất, tất cả đều được WHO xếp vào "danh sách đen" từ lâu
Thịt dù đem lại không ít lợi ích, nhưng tiêu thụ thịt thiếu khoa học có thể gây thêm bệnh. Có 3 loại thịt dưới đây đã được nhiều chuyên gia sức khỏe, trong đó có Tổ chức Y tế thế giới WHO lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ gây ung thư.
Chúng ta không thể nào phủ nhận những lợi ích mà thịt đỏ đem lại cho cơ thể. Thịt chứa nhiều chất cần thiết cho con người, ăn thịt đúng cách không những có thể bồi bổ cơ thể mà còn tăng cường khả năng miễn dịch.
- Thịt giúp nâng cao thể lực và tăng cường cơ bắp
Cơ thể con người cần protein để phục hồi và phát triển cơ bắp, trong thịt đỏ có đầy đủ protein và creatine... không chỉ cung cấp năng lượng dồi dào mà còn tốt cho sự phát triển của cơ bắp. Tiến sĩ dinh dưỡng Carrie Keston (thành viên của Nhóm tư vấn về thịt đỏ tại Mỹ), cho biết khi con người già đi, khối lượng tế bào cơ của họ giảm đi, và sự linh hoạt của bàn tay và bàn chân cũng giảm. Khi ấy, thịt đỏ là thực phẩm rất cần thiết.
- Giảm mệt mỏi và phục hồi năng lượng
Thịt là thực phẩm dồi dào sắt, giúp cơ thể duy trì ở trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh. Cuộc khảo sát về chế độ ăn uống và dinh dưỡng quốc gia của Anh cho thấy hơn một nửa phụ nữ ở Anh cung cấp lượng sắt không đủ, dẫn đến các vấn đề như còi cọc và mệt mỏi.
- Chống lại vi trùng và tăng cường khả năng miễn dịch
Sắt, kẽm và các chất khác có trong thịt là những chất quan trọng để xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể chống lại vi trùng.
Thịt dù đem lại không ít lợi ích, nhưng tiêu thụ thịt thiếu khoa học có thể gây thêm bệnh. Có 3 loại thịt dưới đây đã được nhiều chuyên gia sức khỏe, trong đó có Tổ chức Y tế thế giới WHO lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ gây ung thư.
1. Thịt chế biến sẵn: ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày
Thịt đã qua chế biến là thịt đã được làm chín và điều chỉnh để thay đổi hương vị và thời hạn sử dụng, chẳng hạn như xúc xích, thịt bò khô, thịt xông khói, thịt hộp, giăm bông... Nguyên nhân khiến thịt chế biến sẵn gây ung thư là bởi chúng chứa nhiều chất phụ gia, có thể sản sinh ra các hóa chất hình thành trong quá trình chế biến hoặc nấu thịt, ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và phát triển ung thư.
WHO phân loại thịt chế biến sẵn vào nhóm 1, cùng nhóm với thuốc lá và bụi khói công nghiệp. Điều đó có nghĩa, tổ chức này đã có đầy đủ bằng chứng về việc thịt chế biến sẵn có khả năng gây ung thư cho con người.
Để có được kết quả này, các chuyên gia của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân tích dữ liệu từ 10 nghiên cứu và ước lượng được rằng nếu mỗi người tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵng hàng ngày thì nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 18%. Đồng thời, ăn quá nhiều thực phẩm này cũng có thể gây ung thư dạ dày.
Theo WHO, ngoài nguy cơ ung thư, thịt chế biến sẵn cũng có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì...
2. Thịt nướng: Ung thư ruột, tuyến tụy, dạ dày
Trong quá trình nướng, phần mỡ của thịt sẽ chảy ra, tạo nên khói than. Phần than này bám vào thịt. Các protein, đường và các hạt cơ của thịt phản ứng với nhiệt độ cực cao, tạo thành benzopyrene. Trong đó, phần cháy khét của thịt nướng có chứa các amin dị vòng có khả năng gây bệnh ung thư cao nhất.
WHO đã xếp benzopyrene vào loại chất gây ung thư loại 1. Đồng thời nhấn mạnh, các thực phẩm chứa benzopyrene như thịt nướng, thịt chiên... có thể gây ung thư dạ dày, ruột và thực quản, cũng như ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
3. Thịt đỏ mốc: Ung thư gan
Thịt khi được hun khói, ướp muối... nếu được bảo quản trong thời gian dài, ở môi trường nóng ẩm dễ sinh nấm mốc. Phần mốc của thịt có thể chứa aflatoxin - loại độc tố gây ung thư gan mà WHO đã xếp vào nhóm 1.
Theo WHO, aflatoxin là một độc tố gây ung thư mạnh và có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Chúng gây ra bệnh ung thư gan và có liên quan đến các loại ung thư khác. Hơn nữa, tiêu thụ thực phẩm có chứa nồng độ aflatoxin từ 1mg/kg trở lên bị nghi ngờ là có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính.
Nhiều loại thịt có thể gây ung thư, vậy chúng ta có nên chuyển sang ăn chay?
Trước thông tin nhiều loại thịt gây hại cho sức khỏe, nhiều người thắc mắc rằng việc ăn chay có thể tránh được ung thư hay không. Theo Huang Yufang, Phó Giám đốc Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Ung thư Đại học Y khoa Quảng Châu (Trung Quốc):
1. Không có bằng chứng nào cho thấy ăn chay có thể ngăn ngừa ung thư
Thực phẩm chay chứa ít mỡ động vật có lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não và tăng cholesterol máu. Mặc dù thực phẩm chay có lợi cho sức khỏe nhưng hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm thuần chay có thể ngăn ngừa ung thư, ngược lại ăn chay một cách tiêu cực sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất.
2. Bệnh nhân ung thư lạm dụng ăn chay sẽ gây hại
Sau phẫu thuật và hóa trị, bệnh nhân ung thư cần tăng cường bổ sung protein để giúp phục hồi miễn dịch và chữa lành vết thương. Nếu thực hiện ăn chay, cơ thể sẽ hấp thụ được ít vitamin, khoáng chất hơn, không có lợi cho quá trình hồi phục.
Chế độ ăn uống hợp lý là cách phòng chống ung thư đúng cách
Ăn quá nhiều thịt hay ăn chay quá nhiều đều không tốt, vì thế bạn nên cân bằng ăn cả thịt lẫn rau sao cho cân đối. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã đưa ra các khuyến nghị đặc biệt về chế độ ăn uống chống ung thư, bao gồm 5 việc sau:
1. Bổ sung thực phẩm hợp lý, ăn ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau quả tươi. Rau, ngũ cốc và các loại đậu nên chiếm hơn 2/3 khẩu phần ăn hàng ngày.
2. Ăn thịt trắng, thịt đỏ điều độ, không quá 90 gam mỗi ngày, có thể dùng cá, thịt gia cầm... để thay thế.
3. Không uống rượu, không ăn nhiều dầu mỡ, không ăn thịt nướng, thịt cháy, ăn ít muối.
4. Không ăn thực phẩm để quá lâu ở nhiệt độ phòng vì có thể bị nhiễm khuẩn.
5. Ngoài chế độ ăn uống, bạn nên kiểm soát cân nặng, tập thể dục thể thao và dành ra khoảng 1 giờ mỗi ngày cho các bài tập thể dục thích hợp như đi bộ nhanh.
Đau bụng âm ỉ, chàng trai bàng hoàng phát hiện mắc ung thư Đau bụng âm ỉ, Hứa Tử không nghĩ mình mắc ung thư ở tuổi đời còn trẻ. Đáng nói, sự thật khó chấp nhận này bắt nguồn từ chính thói quen ăn uống của cậu. Đau bụng âm ỉ, Hứa Tử (30 tuổi, Trung Quốc) nghĩ mình mắc chứng khó tiêu nên mua thuốc dạ dày uống. Dù vậy, cơn đau chỉ thuyên...