Sau bão, hàng chục ngàn dân lâm cảnh “màn trời chiếu đất”
Trên 30.000 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng chục nhà bị sập, đổ hoàn toàn; hàng ngàn héc ta cây hoa màu, cây công nghiệp cùng nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản hư hại, mất trắng…Đó chỉ là môt phân thiêt hại của cơn bão số 10 ở Quảng Bình.
Tan hoang sau cơn “siêu bão”
Khi cơn bão số 10 vừa đi qua, chúng tôi đã có mặt tại các xã miền biển thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, chứng kiên một cảnh tượng tan hoang đên xót xa. Một cụ ông đang tất bật sửa lại mái nhà vừa bị bão tàn phá, than thở: “Có còn gì nữa đâu, bão cuốn sạch hết rồi, không biết bây giờ lấy chi mà sống nữa”.
Dọn nhà sau bão
Nhà ông Lê Văn Khơ ở thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, huyên Lê Thủy, toàn bộ phân mái đã “biên mât”, đồ đạc trong nhà ngổn ngang. Anh Lê Văn Phất (con trai ông Khơ) cho biết, ngôi nhà này được chính quyền cho vốn xây dựng theo diện nhà tình thương cách đây 3 năm, trị giá hơn 8 triệu đồng. Bây giờ nhà không còn nóc, biêt trú vào đâu! Nhà bà Trần Thị Thắt (73 tuổi) cũng thuộc diện nhà tình thương như ông Khơ, bị bão cuốn bay toàn bộ phần mái và cửa.
Sau khi bão tan, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lào (75 tuổi) và bà Trần Thị Dã tất tưởi chạy từ trụ sở UBND xã về xem nhà có sập hay không. Vừa về đến sân, thấy khung cảnh tan hoang, vợ chồng ông chỉ biết ôm nhau khóc. Vợ chồng ông thuộc diện nghèo nhất xã, hai vợ chồng lại già yếu. Nhiều năm qua, ông bà phải sống trong căn nhà tạm bợ, rách nát với diện tích chừng 4m2. Nay bão phá tan tành cả, ông bà không biết dựa vào đâu.
“Trước ngày bão vô, chính quyền xã đã thông báo cho tất cả người dân tìm nơi tránh trú, vợ chồng tui già cả rồi, nhà cửa xập xệ nên phải lên đó trú ẩn. Thế nhưng, sau khi bão qua tui chạy về nhà thì thấy toàn bộ mái đã vỡ, đổ hết cả. Vợ chồng tui không biết mần răng nên cũng chỉ biết ngồi ôm nhau khóc. Ngay trong sáng nay, tui gom được 2 trăm nghìn hai vợ chồng dành dụm bấy lâu phòng khi đau ốm, cộng với số tiền các con cho để mua mái lợp lại. Gia đình các con cũng nghèo khó nên không có điều kiện cho cha mẹ xây mới. Tui lo lắng vô cùng” – bà Dã bộc bạch.
Vợ chồng ông Lào đang gia cố lại chô che nắng mưa
Nhà bà Trần Thị Thiu (74 tuổi) cũng bị bão cuốn phăng phần lớn mái nhà. Các con bà Thiu đi làm ăn xa, chồng mất sớm nên bà sống một mình. Hàng ngày bà phải đi xin cơm hàng xóm vì thiếu gạo. Nay nhà bị tan hoang, bà cũng chưa biết làm sao để khắc phục.
Hàng ngàn hộ dân ở xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam… cũng rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất” sau bão. Bão đã tan, trời quang mây tạnh nhưng lòng người còn ngôn ngang nôi lo.
Trắng tay trong nháy mắt…
Tìm đến nhà vợ chồng chị Nguyễn Thị Não ở thôn Trung Thần, chúng tôi không khỏi xót xa trước hoàn cảnh hết sức éo le, cùng cực. Nhà chị Não vừa bị bão đánh sập hoàn toàn chỉ trong nháy mắt.
Chỉ trong nháy mắt, toàn bộ ngôi nhà của vợ chồng chị Não bị sập hoàn toàn
Nước mắt sau cơn bão lớn
Video đang HOT
Đang sắp xếp, thu gom lại từng mảnh vỡ, chị Não chỉ biết khóc than trong sự bất lực. “Hết sạch rồi chú ơi, có còn gì nữa đâu? Sao ông trời lại nỡ đày đọa vợ chồng tui thế này. Chỉ trong chốc lát mà nhà tui đã sập hết rồi. Hai vợ chồng tui vất vả lắm mới cất được ngôi nhà gỗ tạm để có chỗ chui ra chui vào. Nhưng chừ tan hoang hết cả rồi”..
Vợ chồng chị Não cưới nhau rồi ra ở riêng đã gần 4 năm nay. Chồng chị là anh Trần Văn Hiển, trong một lần đi làm thuê không may gặp tai nạn, bị mất sức lao động suốt 3 năm nay. Để chăm lo cuộc sống gia đình và nuôi con nhỏ, chị Não phải quần quật đi giúp việc cho người khác. Mới đây chị chuyển sang mua hàng tạp hóa về bán lại cho bà con trong xóm để kiếm chút tiền thuốc thang cho chồng. Căn nhà tạm bợ bị đánh sâp khiến gia đình chị rơi vào cảnh không chốn nương thân.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Thanh Thoảng, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết, toàn xã có hơn 800 nhà dân bị sập và tốc mái, trong đó có 11 hộ bị tốc mái hoàn toàn. Rất nhiều diện tích hoa màu, nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm của người dân bị hư hại, mất trắng. Các công trình công cộng như trụ sở xã, trường học… cũng bị tốc mái, hư hỏng. Hiện chính quyền đã cử lực lượng dân quân, công an… phối hợp và vận động người dân khắc phục hậu quả.
Lực lượng công an phát dọn những tuyến đường bị chia cắt do cây đổ
Ước tính thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện Lệ Thủy, tính đến thời điểm này có trên 31.000 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng, chiếm 85% tổng số nhà trong toàn huyện; trong đó có hơn 50 căn nhà bị sập hoàn toàn, 11 người bị thương đang điều trị tại bệnh viện. Hệ thống điện chiếu sáng bị hư hỏng nặng, mất điện hoàn toàn. Các tuyến đường liên thôn liên xã do cây đổ gây ách tắc giao thông. Hàng ngàn ha cây hoa màu, cây công nghiệp bị hư hỏng nặng. Nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản tại 3 xã vùng biển: Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam bị mất trắng. Ước thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng. Tính đến sáng nay, học sinh tất cả các trường học trên địa bàn huyện vẫn đang nghỉ học. Huyện Lệ Thủy có một người dân ở bản Khe Khế, xã Kim Thủy chết do bị nhà sập đè lên người.
Một cảnh tượng tan hoang sau khi bão càn quét ở Quảng Bình
Huyện Lệ Thủy hiện đang tập trung chỉ đạo các địa phương dọn dẹp nhà cửa, cây đổ dọc các tuyến đường, đồng thời lên phương án hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân bị thiệt hại nặng do cơn bão gây ra. Ngành giáo dục huyện Lệ Thủy nhanh chóng khắc phục hậu quả để học sinh sớm trở lại học bình thường.
Quảng Trị: 11 ngôi nhà sập hoàn toàn, hơn 3.600 nhà tốc mái Chưa hết bàng hoàng, anh Đỗ Khắc Duy (trú xã Triệu Long, huyện Triệu Phong) chỉ lên mái nhà bị tốc hết phần mái trước sân: “Hôm qua gió ghê lắm, nghe mái tôn giữa nhà tung lên tôi chỉ sợ nhà bay mất. Vợ chông con cái dắt nhau chạy qua nhà hàng xóm chứ không dám ở trong nhà. Mấy bụi tre sau vườn đều bật gốc”. Bà Ngô Thị Vui than thở: “Toàn bộ vườn chuối sắp trổ buồng đều bị đổ. May mà trước đó nhờ bà con trong xóm sang hỗ trợ chất bao cát lên mái nhà không thì không biết nhà tôi giờ ra sao nữa”.
(Ảnh: Diêu Ái) Hiện tại, nhiều địa phương trong tỉnh vẫn bị cúp điện. Một số trường mầm non, tiểu học đã cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão. Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết, bão đã gây ra những thiệt hại nặng cho huyện này, đến thời điểm hiện tại có 4 người bị thương (không có người chết), gần 5.000 ngôi nhà bị tốc mái và hư hại nặng, hơn 5.000 ha cây cao su, gần 5.000 ha cây công nghiệp khác bị bão làm gãy, đổ.
Hà Tĩnh: 18 người bị thương, hơn 4.000 nhà dân tốc mái, hư hỏng
Theo báo cáo nhanh của BCH PCLB tỉnh Hà Tĩnh, cơn bão số 10 khiến 18 người dân bị thương, 1 người chết.
Một nhà dân ở xã Kỳ Nam bị bão đánh tốc mái che (Dũng Thái) Gió bão làm sập 8 nhà dân, làm tốc mái, hư hỏng hơn 4.000 nhà dân, gây ngập 251 nhà dân. Về nông nghiệp, 45 ha lúa mùa, 283 ha ngô đông, 306 ha khoai đông bị ngập; sắn bị ngập, đổ gãy 1.200ha; 578 ha rau, màu bị ngập; 45.097 cây lấy gỗ, 840 ha cây cao su bị đổ gãy; rừng trồng cao su nguyên liệu bị hư hỏng 492 ha; 13.100 cây ăn quả bị hư hỏng; 12.000 con gia cầm bị chết; 242 ha ao hồ NTTS bị ngập tràn; 3 phương tiện khai thác thủy sản bị thiệt hại.
Nhiều cột sóng đánh cao từ 4 – 5m đe dọa kè biên (Ảnh: Phượng Vũ) Mưa bão còn làm 11.070 m3 đất, đá bị sạt lở; 60 cầu, cống bị xói lở, hư hỏng; 1.620m tường rào bị đổ 243 cột điện bị đổ gãy; đứt, hư hỏng 10.956m đường dây điện.
Một cột biển quảng cáo lớn bị bão quật đổ (Ảnh: Dũng Thái)
Người dân Hà Tĩnh khắc phục thiệt hai sau bão (Ảnh: Phượng Vũ) Thanh Hóa: 2 người chết, nhiều hồ đập trong tình trạng mất an toàn Hai nạn nhân tử vong trong bão là cháu Nguyễn Lương Nguyên (sinh năm 2001) và cháu Mai Kim Quang (sinh năm 2001), cùng trú huyện Nông Cống. Trưa ngày 1/10, 3 cháu nhỏ trên đường đi học về thì bị nước cuôn, chỉ 1 cháu được cứu sống. Hiện đã vớt được thi thể của hai nạn nhân bị nạn. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã có 3 hồ đập bị vỡ gồm hồ Ông Già (xã Trường Lâm), hồ Khe Tuần (xã Tân Trường), hồ Thung Cốt (xã Phú Lâm). Tràn xả lũ hồ Cây Trầu (xã Trúc Lâm) bị sạt lở nặng, bị vỡ cống phía Nam. Hồ Yên Mỹ hiện mực nước đang ở cao trình 20,15m, đã mở 3 cửa xả, hiện tình trạng có dấu hiệu mất an toàn; hồ Kim Giao II, hồ Đồng Chùa hiện đang trong tình trạng mất an toàn;…
Nhiều xã của huyện Tĩnh Gia vẫn ngập chìm trong biển nước. (Ảnh: Văn Tuyên)
Lực lượng chức năng được huy động xuống địa bàn giúp dân ứng phó với tình hình lũ lụt. (Ảnh: Văn Tuyên) Nhiều nơi bị ngập sâu từ 1 – 1,5m, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở và ngập sâu từ 0,7 – 1m. Hàng ngàn héc ta nuôi trồng thủy sản ngập trắng. Hai tàu cá của ngư dân xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương neo đậu tại Lạch Hà Nẫm bị đắm, không có thiệt hại về người. Nhiều tuyến kênh mương, công trình trường học, nhà dân bị sạt lở và hư hỏng nặng. Có 2 nhà dân ở thôn Nam Sơn, xã Nghi Sơn bị sập hoàn toàn do đá núi sạt lở. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết, với tình hình mưa như hiện nay thì trong ngày mai 2/10, nhiều xã sẽ bị ngập sâu hơn.
Nhà dân cũng tràn nước (Ảnh: Văn Tuyên).
Nhóm phóng viên
Đăng Đức
Theo Dantri
3 người chết, 31 người bị thương sau bão số 10
Sáng 1.10, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây nguyên cho hay đã có 3 người chết, 31 người bị thương tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế; những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi bão số 10 quét qua.
Ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị sập 23 nhà, tốc mái 4.842 nhà sau bão số 10 - Ảnh: Nguyễn Phúc
Tính đến hôm qua 30.9, ba tỉnh này đã chủ động sơ tán 20.608 hộ/72.365 nhân khẩu tại 24 huyện, thị ven biển đến nơi an toàn, trong đó Quảng Trị di dân đông nhất với 13.121 hộ/43.680 người tại 10 huyện, thị.
Quảng Bình là địa phương thiệt hại nặng nề nhất sau bão số 10, tính đến 21 giờ ngày 30.9. Địa phương này đã có 3 người chết. Đó là: ông Lê Thanh Nghị (41 tuổi) và ông Nguyễn Chí Thành (40 tuổi), bị cột ăng ten phát sóng ở TP.Đồng Hới gãy đè trúng; ông Hồ Trung Thuần (40 tuổi, trú H.Quảng Trạch) tử nạn khi đi tránh bão.
Ngoài ra, Quảng Bình còn 9 người bị thương ở Đồng Hới, Quảng Trạch, Quảng Ninh (mỗi nơi 1 người), Bố Trạch và Tuyên Hóa (mỗi nơi 3 người), H.Minh Hóa bị sập 6 nhà, tốc mái 566 nhà cùng 3 trường học ở xã Trọng Hóa và Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Chính trị huyện bị sập 100 m hàng rào.
232 nhà khác cũng bị tốc mái ở xã Ngư Thủy Bắc, H.Lệ Thủy (200 nhà) và Tuyên Hóa (32 nhà). TP.Đồng Hới có 10 nhà bị tốc mái, gãy 10 cột điện và sập 50 m tường rào trường học. Đồn Biên phòng 192 và 200 Đồn Biên phòng bị đứt dây néo cột thông tin và cây ngã đổ gây tắc giao thông liên xã, đồn biên phòng 196 bị tốc mái nhà bếp...
Quảng Bình là địa phương bị thiệt hại nặng nhất trong đợt bão số 10 - Ảnh: Trương Quang Nam
Quảng Trị tuy không có người chết nhưng lại có nhiều người bị thương nhất với 17 người cùng 11 nhà dân bị sập, 3.666 nhà tốc mái, 30 trường học với hơn 200 phòng, 3 bệnh viện, trạm y tế và 20 trụ sở công cộng khác bị tốc mái, hư hỏng, ngoài ra nhà để xe chợ Diên Sanh (H.Lăng) cũng bị sập cùng 1 nhà xưởng bị tốc mái, 17 tấn xi măng bị ướt hư hỏng.
35 cột điện đường dây cao thế, 74 cột hạ thế bị nghiêng đổ, 2 đường dây này đứt hơn 100 vị trí, công trình thủy lợi cầu máng Như Lệ bị hư hỏng, 1,2 km đê kè bị sạt lở.
Quảng Trị cũng bị thiệt hại nặng nề về kinh tế khi gần 6.900 ha cao su, 500 ha tiêu, 3.500 ha sắn, 2.000 ha hoa màu, 12.000 ha rừng trồng, 12 ha cây ăn quả, 10.000 cây xanh gãy đổ cùng 500 ha nuôi tôm thẻ chân trắng mất trắng.
Thừa Thiên-Huế có 2 người bị thương, hư hại 159,5 ha rau màu, 38 ha mía, 38,5 ha khoai lang, 10 ha sắn cùng hơn 10.000 cây phân tán và 3,4 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ, hư hại.
Bão số 10 đã gây sạt lở trên 220 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản ở Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, trên 20 km đê điều ở sông Hương, phá Tam Giang, phá Cầu Hai, hơn 5 km bờ biển xã Phú Thuận, xã Hải Dương, xã Vinh Hải, trên 24 km bờ sông Hương, sông Bồ, Truồi, Bù Lu, Khe Tre, Tà Rình và Ô Lâu...
Ngoài ra, tại khu vực hàng hải cảng Chân Mây có 1 sà lan tự hành bị sóng lớn đánh dạt lên bờ, 1 đầu kéo tự đánh đắm.
Hệ thống điện ở 3 địa phương nói trên hư hỏng nặng, mất điện trên diện rộng. Đêm qua (30.9), Công ty Điện lực Quảng Bình đã đóng được điện tại trạm biến áp 110 kV Lệ Thủy, tại Áng Sơn đã được đóng điện đến thanh cái 22 kV.
Tỉnh Quảng Trị đến 21 giờ ngày 30.9 đã khôi phục cấp điện khoảng 20% phụ tải toàn tỉnh, tập trung tại các khu vực trung tâm TP.Đông Hà, H.Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và toàn bộ H.Hướng Hóa.
Hiện các H.Triệu Phong, Cam Lộ, Đăkrông vẫn còn mất điện.
Tại Thừa Thiên-Huế, toàn bộ phụ tải H.Nam Đông, Phú Lộc mất điện hoàn toàn, khu vực trung tâm H.Phong Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà đang mất điện. Ước tính công suất mất điện 40 MW (khoảng 35% phụ tải toàn tỉnh). Có 15 cột điện trung thế bị ngã đổ, đường dây hạ thế và hệ thống đường dây 22 kV điện cao thế khu vực Hòa Duân, xã Phú Thuận có nguy cơ sạt lở cao dự kiến phải di dời.
Xuất hiện đợt lũ mới
Trong khi đó, các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế lại phải đứng trước một đợt lũ mới.
Ba ngày qua, đặc biệt trong ngày 30.9, các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to đến rất to; mưa lớn nhất tại Đồng Hới, Ba Đồn, Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Lũ trên sông Nhật Lệ đã lên nhanh và đạt đỉnh. Đỉnh lũ tại Đồng Hới đạt 2,17 m, trên báo động 3 ở mức 0,47 m; trong khi mực nước sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế đang lên chậm. Lúc 1 giờ ngày 1.10, mực nước sông Gianh tại Mai Hóa: 5,64 m, trên báo động 2: 0,64 m. Mực nước sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 1,80 m, dưới báo động 2: 0,40 m...
Trung tâm PCLB miền Trung - Tây nguyên dự báo trong hôm nay (1.10), mực nước từ sông Quảng Bình đến Quảng Trị có khả năng lên mức trên báo động 2, các sông Thừa Thiên-Huế lên mức trên báo động 1.
Sau bão, các tỉnh miền Trung tiếp tục đối diện với đợt lũ lớn - Ảnh: Nguyễn Tú
Ở miền Trung, hiện có 6/55 hồ chứa thủy lợi đầy và qua tràn là hồ Tiên Lang, Minh Cầm, Trung Thuần (Quảng Bình), Phú Dụng (Quảng Trị), Hòa Mỹ (Thừa Thiên-Huế), Khe Tân (Quảng Nam), Suôi Trâu (Khánh Hòa).
Ở Tây nguyên, có 6/14 hồ lớn đã đầy và qua tràn gồm Đắk Uy, Đắk Yên (Kon Tum), Biển Hồ, Tân Sơn (Gia Lai), Buôn Yong (Đắk Lắk), Đắk Diêr (Đắk Nông).
Toàn khu vực miền Trung - Tây nguyên có 9/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn như thủy điện Quảng Trị 39 m3/s, Sông Ba Hạ (Phú Yên) 800 m3/s, Sê San 3 (Gia Lai) 239 m3/s, Pleikrông (Kon Tum) 197 m3/s, Buôn Kuốp 206 m3/s, Buôn Tua Srah 109 m3/s, Sêrêpôk 3: 472 m3/s, Sêrêpôk 4: 408 m3/s (Đắk Lắk).
Theo TNO
Hùng hổ vác mã tấu ra "giải quyết" va chạm giao thông Chỉ vì va chạm giao thông, Lâm Anh Vĩ cầm dao Thái Lan xông tới đâm vào ngực trái của Nguyễn Quang Trung khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. Các đối tượng vác mã tấu để giải quyết mâu thuẫn. (Ảnh minh họa) Khoảng 21h ngày 21/6/2013, sau khi đi dự tiệc sinh nhật tại nhà của một người...