Sau 50 năm tồn tại, Nhật Bản chính thức cho máy nhắn tin ‘nghỉ hưu’
Sau 50 năm phục vụ những tín đồ công nghệ cổ, Tokyo Telemessage sẽ chính thức khai tử máy nhắn tin – 1 trong 5 sản phẩm được coi là cách mạng công nghệ khi mà điện thoại di động trở nên phổ biến.
Được biết, công ty Tokyo Telemessage, nhà cung ứng máy nhắn tin duy nhất còn lại ở Nhật Bản, sẽ chính thức khai tử dịch vụ đã tồn tại suốt 50 năm này.
Hãng cho biết: “Thật đáng tiếc! Các máy nhắn tin từng là vật phẩm hot”.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn tới 1.500 khách hàng ủng hộ dịch vụ của Tokyo Telemessage với lý do là thiết bị của họ không phát sóng điện từ, như các điện thoại di động hiện nay.
Máy nhắn tin bị khai tử bởi thời buổi công nghệ số hóa và điện thoại di động.
Theo đó, kể từ 24h đêm 30/9, Tokyo Telemessage sẽ cắt tín hiệu radio đối với các dịch vụ máy nhắn tin của hãng.
Những năm gần đây, máy nhắn tin chủ yếu được những người làm việc trong các bệnh viện ưa thích sử dụngbởi các bệnh viện không khuyến khích sử dụng điện thoại di động do e ngại tác động của sóng điện từ đối với các thiết bị y tế.
Máy nhắn tin ra đời tại Nhật Bản năm 1968, với Tập đoàn Nippon Telegraph and Telephone (NTT) là đơn vị tiên phong cung ứng thiết bị này.
Máy nhắn tin (pager hoặc beeper) là thiết bị viễn thông không dây nhận và hiển thị tin nhắn thoại hoặc chữ và số.
Video đang HOT
Nó có hai loại là máy nhắn tin một chiều, tức chỉ có thể nhận tin nhắn và máy nhắn tin hai chiều, tức có thể gửi lẫn nhận tin nhắn. Các máy nhắn tin sử dụng máy phát tín hiệu nội bộ để liên lạc với nhau.
Xuất hiện vào đầu những năm 90, máy nhắn tin mở ra một cuộc cách mạng cho các tin nhắn văn bản.
Ở Nhật Bản, máy này còn được biết đến với cái tên “ pokeberu” ( chuông túi).
Dịch vụ này càng trở nên gây sốt khi các nữ sinh tại Nhật sử dụng chúng như phương cách liên lạc với bạn bè và người yêu. Đặc biệt là khi họ dùng những con số bí mật để mã hóa thông điệp với nhau.
Các thiết bị máy nhắn tin cũng xuất hiện trong các bộ phim, nhưng dần bị thay thế bởi điện thoại di động.
Năm 1996 là thời điểm máy nhắn tin thịnh hành khi có tới hơn 10 triệu người sử dụng. Tuy nhiên, món đồ công nghệ này trở nên lỗi thời khi điện thoại di động ra đời.
Số người sử dụng máy nhắn tin giảm dần do việc gửi thư điện tử, nhắn tin văn bản cũng như việc chụp và gửi ảnh bằng điện thoại trở nên phổ biến.
Tokyo Telemessage từng nộp đơn xin phá sản nhưng được một công ty khác mua và tiếp tục cung cấp dịch vụ nhắn tin.
Theo người đưa tin
EVN tích cực tham gia vào cách mạng số
Với vai trò của một doanh nghiệp nhà nước trọng điểm, EVN đã sớm chủ động tham gia 'cuộc cách mạng' chuyển đổi số một cách toàn diện với quyết tâm cao.
Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu của thời đại
Tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam năm 2019 (ICT Summit 2019), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, chuyển đổi số là cơ hội cho Việt Nam. Cốt lõi của chuyển đối số là ứng dụng CNTT để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho mỗi DN, hiệu quả hơn cho mỗi tổ chức và cơ hội tốt đẹp hơn cho mỗi người dân. Trong đó, số hóa được coi là bước đi đầu tiên của chuyển đổi số. Tiếp theo là hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số, các mối quan hệ mới trong thế giới ảo. Chuyển đổi số đang làm thay đổi căn bản cách thức vận hành nền kinh tế; đồng thời cũng làm thay đổi tư duy, nhận thức và tầm nhìn tương lai.
Tham gia phiên tọa đàm "Giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số - Phát triển hạ tầng ICT và công nghệ nền tảng" tại ICT Summit 2019, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, EVN đã tích cực ứng dụng CNTT trong quản trị, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng từ rất sớm.
Từ 20 năm trước, EVN đã là một trong những đơn vị tiên phong, triển khai văn phòng điện tử (E-Office). Đến nay, 100% các đơn vị của EVN đã sử dụng hệ thống E-Office để giải quyết công việc. EVN cũng đã triển khai ký số các văn bản điện tử trong Tập đoàn. Không chỉ "phủ rộng" công nghệ, việc chuyển đổi số còn được EVN thực hiện theo chiều sâu nhờ nỗ lực thay đổi thói quen công nghệ, thay đổi phương thức thực hiện công việc của CBCNV. Hiện nay, 95% văn bản đến và đi trong Tập đoàn lưu hành qua hình thức điện tử.
Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam năm 2019
Góp phần kiến tạo nền kinh tế số
Việc chuyển đổi số không chỉ được EVN thực hiện thành công trong Tập đoàn, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội. Đặc biệt, năm 2013, trong lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ khách hàng, EVN là đơn vị đầu tiên trong cả nước phát hành hóa đơn điện tử quy mô lớn. Việc phát hành hóa đơn điện tử không chỉ làm thay đổi mạnh nghiệp vụ kinh doanh điện, mà còn góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử và giao dịch điện tử trên mạng giữa EVN với khách hàng.
Cũng từ năm 2013, các dịch vụ điện đã được Tập đoàn EVN phục vụ tương đương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 1. Đến năm 2018, các dịch vụ điện của EVN thực hiện tương đương dịch vụ công cấp độ 4 - cấp độ cao nhất. Các giao dịch của khách hàng với EVN, từ bước đầu tiên là yêu cầu dịch vụ, cho đến ký hợp đồng và thanh toán, đều được thực hiện trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ. "Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu cung cấp các dịch vụ điện tới khách hàng theo hình thức giao dịch điện tử" - ông Võ Quang Lâm cho biết thêm.
Những năm gần đây, việc đa dạng hóa các kênh thanh toán tiền điện cũng được EVN triển khai mạnh mẽ, trong đó có hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến thông qua việc trích nợ tự động, internet banking, mobile banking, ví điện tử... Có thể nói, EVN đã có những bước đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại chăm sóc khách hàng. Tại các trung tâm chăm sóc khách hàng ngành Điện, EVN không chỉ tiếp nhận yêu cầu, tư vấn qua kênh tổng đài điện thoại, mà còn đa dạng hóa phương thức phục vụ khách hàng qua website, email, webchat, fanpage, App chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động,... Đặc biệt, EVN đã ứng dụng thành công chatbot - sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tư vấn khách hàng.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi số đúng hướng đã tạo sức bật lớn cho EVN, cung cấp tối đa tiện ích dịch vụ cho người sử dụng điện. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngành Điện ngày càng tăng. Chất lượng dịch vụ điện cũng được đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế. Năm 2018, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam được tổ chức Doing Business - Ngân hàng Thế giới xếp hạng thứ 27/190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và đứng trong top 4 ASEAN.
Hiện nay, EVN đang tập trung thực hiện Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. EVN đã xác định, phấn đấu trở thành doanh nghiệp số trên nền tảng ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của CMCN 4.0 vào các lĩnh vực hoạt động, đưa EVN trở thành Tập đoàn mạnh, phát triển bền vững, hiệu quả; trở thành Tập đoàn hàng đầu khu vực.
Chuyển đổi số toàn diện tại EVN:
- Lĩnh vực quản trị doanh nghiệp: Triển khai hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phần mềm Quản lý nguồn nhân lực HRMS, hệ thống Văn phòng điện tử (E-Office)...
- Lĩnh vực điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện: Triển khai hệ thống SCADA/EMS, hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ thống quản lý năng lượng,...
- Lĩnh vực truyền tải: 80% trạm biến áp sử dụng hệ thống điều khiển bằng máy tính, các thiết bị bảo vệ trong các trạm biến áp đều sử dụng rơle số.
- Lĩnh vực phát điện: Triển khai hệ thống DCS điều khiển phân tán trong nhà máy điện, hệ thống EVNHES, phần mềm quản lý nguồn điện...
- Lĩnh vực kinh doanh và chăm sóc khách hàng: Cung cấp các dịch vụ điện tương đương dịch vụ công cấp độ 4 từ năm 2018; triển khai hệ thống CMIS, hệ thống đo đếm dữ liệu từ xa, phát triển trung tâm điều khiển xa và trạm biến áp không người trực,...
- Về hạ tầng CNTT: Hệ thống mạng WAN đã kết nối toàn Tập đoàn; hệ thống data center; công nghệ ảo hóa.
Theo PetroTimes
Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng Trong thời đại của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ số được coi là một yếu tố then chốt tạo nên những điểm khác biệt, vượt trội và tạo nên sức cạnh tranh giữa các ngân hàng tại Việt Nam. Không khó để khẳng định, nếu ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo thì ngân hàng đó sẽ tự loại...