Sau 3G, nhà mạng xin tăng cước gọi điện quốc tế
Các nhà mạng đề xuất tăng cước gọi di động và quốc tế chiều về thêm từ 6,1 cent lên 8,1 cent mỗi phút, qua đó thu được thêm khoảng 250 tỉ đồng mỗi năm.
Mới đây các nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đã cùng kiến nghị lên Bộ TT&TT nhằm điều chỉnh cước gọi điện quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent mỗi phút. Mức giá mới được xin áp dụng kể từ ngày 1/2/2014, đồng thời muốn giữ nguyên mức cước này trong vòng 5 năm tới.
Nguyên nhân được các nhà mạng đưa ra là mức cước quốc tế chiều về hiện vẫn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và quốc tế. Với mức giá mới 8,1 cent mỗi phút sẽ đảm bảo được lợi nhuận của nhà mạng cũng như thu về ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước.
Các nhà mạng cho biết, doanh thu từ dịch vụ gọi điện này trong năm 2013 đã tăng thêm 75 triệu USD so với 2012 tuy nhiên lưu lượng lại giảm tới 20%. Nguyên nhân bị ảnh hưởng được chỉ ra là do các dịch vụ gọi điện quốc tế lậu và sự vươn lên mạnh mẽ của các dịch vụ OTT trong thời gian gần đây.
Được biết, điện thoại quốc tế chiều về là nguồn thu lớn của nhà mạng trong năm 2013. Đối với VNPT, đây hiện là một trong những dịch vụ đem lại lợi nhuận cao cũng như có mức độ tăng trưởng về doanh thu lớn nhất trong năm vừa qua. Còn với Viettel, nhà mạng này đã đạt 1,4 tỉ phút gọi cuốc tế, qua đó thu về 1619 tỉ đồng.
Video đang HOT
Việc đề xuất tăng giá cước gọi quốc tế chiều về không phải là câu chuyện mới mà đã từng được các nhà mạng đề xuất với Bộ TT&TT nhiều lần trong năm vừa qua. Theo đó, trong năm 2013, mức giá này đã từng được tăng từ 4,1 cent lên 6,1 cent mỗi phút.
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng từng cho biết, nếu tăng mức cước nhưng giảm lưu lượng sử dụng thì môi trường đầu tư và lợi ích của người dùng nói riêng sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vụ này chính là cầu nối giao lưu của Việt Nam với nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông cần phải xem xét đến vấn đề này chứ không đơn thuần là lợi ích kinh tế của mình.
Từ góc độ quản lí nhà nước, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói: “Bao năm nay chúng ta giảm giá cước điện thoại, từ trong nước đến chiều đi, chiều về để đưa Việt Nam thành một nước có giá cước bằng hoặc thấp hơn khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta tiếp tục tăng giá cước phải tính đến bài toán cả lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của quốc gia”.
Vào tháng 8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu Bộ TT&TT tăng cường quản lí giá dịch vụ, đồng thời ban hành quy định, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về với giá cước phù hợp giá thế giới nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Theo VTC
Hà Nội phải trở thành kiểu mẫu của cả nước về ứng dụng CNTT
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã cho biết ý kiến trên trên tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của Sở TT&TT Hà Nội năm 2014.
Ảnh: hanoimoi.com.vn
"Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn thành phố. Nếu được đầu tư đúng mức cùng TP. HCM, Hà Nội sẽ là 1 trong 2 trọng điểm quan trọng nhất trong lĩnh vực CNTT của đất nước", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết
"Về ứng dụng CNTT, Hà Nội có nhiều kết quả tích cực, vươn lên đứng thứ 2 toàn quốc về ứng dụng CNTT nhưng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT nói chung, Hà Nội đứng thứ 4 sau TP. HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh. Trong các chỉ số thành phần, Hà Nội còn có 2 chỉ số còn kém các địa phương, trong đó là chỉ số công nghiệp CNTT, môi trường tổ chức chính sách. Để cải thiện được việc này, một trong những giải pháp là đề nghị lãnh đạo UBND TP. Hà Nội tiếp tục quan tâm chỉ đạo đầu tư cho khu CNTT tập trung Cầu Giấy vừa được Bộ TT&TT cấp giấy phép trong năm 2013, đưa khu công nghiệp CNTT tập trung Cầu Giấy cùng với khu công nghiệp phần mềm Quang Trung, khu CNTT Đà Nẵng trở thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đề nghị.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước TP. Hà Nội được đẩy mạnh, bám sát Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020 , định hướng đến năm 2030 theo lộ trình Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố giai đoạn 2012 - 2015, đã cơ bản hình thành nền tảng, kiến trúc Chính phủ điện tử. Sở TT&TT Hà Nội đã chấm điểm, xếp hạng tham mưu UBND thành phố tổ chức trao giải thưởng "Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thành phố năm 2012"
Theo báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT năm 2012 do Bộ TT&TT công bố tháng 4/2013, Hà Nội đứng thứ 2 trên toàn quốc về xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT tổng thể (tăng 17 bậc so với năm 2011) và đánh giá chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2013 do Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT-TT công bố, Hà Nội đứng thứ 4/63 tỉnh/thành (tăng 6 bậc so với năm 2012).
Ghi nhận toàn diện các công tác của Sở TT&TT Hà Nội trong năm 2013, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã cho biết Sở TT&TT Hà Nội cũng đã tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ theo kế hoạch của thành phố giao và đạt được những kết quả nhất định đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực như Báo chí, Xuất bản, Bưu chính, Viễn thông, CNTT với 4 điểm nổi bật:
Sở đã chủ động tham mưu trình UBND TP. Hà Nội ban hành quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định phục vụ công tác quản lý nhà nước về TT&TT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại đã được Sở TT&TT Hà Nội đặc biệt chú trọng và đi vào nề nếp, đóng góp tích cực đạt hiệu quả trong công tác thông tin tuyên truyền và xây dựng lòng tin tạo sự đồng thuận của nhân dân thủ đô với Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố. Công tác quản lý nhà nước về BCVT cơ bản được triển khai kịp thời theo sự chỉ đạo của Bộ, kế thừa và phát huy kinh nghiệm đã có để thực hiện sự quản lý một cách hiệu quả, đi vào chiều sâu. Việc thanh tra, xử lý các sai phạm được tiến hành thường xuyên có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.
Bộ TT&TT vui mừng nhận thấy Dự án phát triển CNTT-TT Việt Nam được đầu tư từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới đã được triển khai khá tốt trên địa bàn thành phố Hà Nội, là nhân tố góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tạo ra bước phát triển đột phá trong lĩnh vực đối với các cơ quan hành chính thủ đô. Thông qua dự án, TP. Hà Nội đã xây dựng được một bản thiết kế kỹ thuật về kiến trúc nền hành chính điện tử Hà Nội, bản kế hoạch tổng thể xây dựng nền hành chính điện tửu Hà Nội, đã xây dựng được trung tâm dữ liệu, nâng cấp, đổi mới hệ thống Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội trên nền công nghệ mới, hiện đại. Đây là các thành phần hạ tầng cốt lõi cho việc ứng dụng CNTT, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của chính quyền điện tử TP. Hà Nội.
Bộ TT&TT ghi nhận những kết quả tiến bộ hết sức cụ thể trong lĩnh vực CNTT của TP. Hà Nội. Nhìn lại kết quả mức độ đánh giá ứng dụng CNTT mà Bộ TT&TT công bố tháng 4/2013, Hà Nội đứng thứ 2 toàn quốc về xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, tăng 17 bậc so với năm 2011. Theo báo cáo đánh giá về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam năm 2013 do Hội Tin học Việt Nam thực hiện, Hội đứng thứ 4 trên 43 tỉnh, thành, tăng 6 bậc so với năm 2012.
Theo ICTPress
Nhà mạng chờ chính sách quản lí OTT Hiện nay, dịch vụ OTT đã phát triển khá mạnh tại VN. Sự lớn mạnh nhanh chóng của dịch vụ OTT đã khiến nhà mạng trong nước và trên toàn cầu thất thu. Đây cũng là sức ép rất lớn cho 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và MobiFone. Dịch vụ OTT là dịch vụ của những tổ chức cung cấp không có hạ...