Sau 30.9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không?
Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, sau 30.9, khi tích hợp các thông tin trong ứng dụng VNEID, người dân được phép ra đường không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Tối 13.9, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, giải đáp thắc mắc của người dân về “kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP.HCM sau ngày 15.9″ qua hình thức livestream trong chương trình “Dân hỏi – TP trả lời”.
Người dân thắc mắc sau 30.9 còn sử dụng giấy đi đường không? Ông Bình cho biết hiện nay có 17 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường. Hết ngày 6.9 thì giấy đi đường gia hạn đến ngày 15.9; còn sau 30.9, TP sẽ tích hợp dữ liệu trên ứng dụng VNEID của Bộ Công an. Khi dữ liệu được tích hợp, đối với những người dân được đi đường, lực lượng công an sẽ kiểm tra trên ứng dụng này, không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.
Về ý kiến người dân cho rằng, hiện TP.HCM có quá nhiều ứng dụng, ông Bình lý giải Thủ tướng cũng nói nhiều ứng dụng, nên Thủ tướng đã chỉ đạo sắp tới chỉ sử dụng một ứng dụng. Hiện TP đang tính toán phương án tích hợp các ứng dụng; Sở TT-TT có trách nhiệm tích hợp trong một ứng dụng để dễ quản lý (riêng về việc đi lại – PV).
Khi nào doanh nghiệp được hoạt động?
Giải đáp câu hỏi, đối với người dân có nhu cầu về quê, TP có hỗ trợ không, ông Bình cho biết TP.HCM là “TP nghĩa tình” không phân biệt người dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú hay di trú mà những người đến TP làm việc, tạo ra của cải, góp phần vào sự phát triển thì TP đều trân quý và đều coi đó là người dân TP để chăm lo tốt nhất.
“Dịch bệnh Covid-19 tại 33 tỉnh thành phía nam đang phức tạp, có nơi địa phương áp dụng Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 16 “trừ”. Nếu bà con có nhu cầu thì TP thì sẵn sàng trên nguyên tắc “có người đưa đi thì có người đón về”. Do vậy, nơi người dân về phải tổ chức tiếp nhận; TP sẽ đưa đón, xét nghiệm và tiêm vắc xin cho người dân. Các đầu mối có thể liên hệ gồm: hội đồng hương, Sở GTVT, Văn phòng UBND tỉnh để lập danh sách”, ông Bình nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Bình đề nghị người dân không nên di chuyển trong thời điểm này và chịu khó thêm một thời gian nữa.
Về việc khi nào TP.HCM áp dụng thẻ xanh Covid, tiêu chí an toàn là gì và khi nào được mở cửa, ông Bình cho biết TP đang xây dựng các bộ tiêu chí của các ngành: công thương, y tế, giao thông, giáo dục, lao động… dự kiến hoàn thành trước ngày 16.9. Nếu qua đánh giá, doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí thì được coi là an toàn và có thể hoạt động.
Ông Bình nhấn mạnh, doanh nghiệp phải duy trì phương thức sản xuất: 3 tại chỗ, 1 cung đường – 2 điểm đến, 4 xanh… Bộ tiêu chí này sẽ triển khai thí điểm từ 16.9 – 30.9 ở Q.7, Cần Giờ và Củ Chi; có thể mở rộng ở Khu chế xuất Tân Thuận và Khu Công nghệ cao TP.HCM. Nơi nào đảm bảo được an toàn thì TP sẽ sẵn sàng tạo điều kiện mở cửa.
Có hay không bé trai ở Hóc Môn bị cha ruột đánh nát tay, bắt đi bán vé số?
Vụ việc này đang có nhiều thông tin trái ngược nhau trên các phương tiện truyền thông. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?
Những ngày qua, dư luận xôn xao về vụ việc bé trai ngụ ở huyện Hóc Môn, TPHCM bị cha ruột bạo hành. Clip vụ việc đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Tuy nhiên, vụ việc này lại đang có nhiều thông tin trái ngược nhau trên các phương tiện truyền thông. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?
Chị Võ Thị Diễm Thuý, mẹ cháu H.A trần tình về vụ việc.
"Bạo lực" chỉ để đe doạ, giáo dục con (?)
Chị Võ Thị Diễm Thuý (34 tuổi, thường trú ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) là mẹ của H.A - cháu bé được cho là bị cha ruột là anh Trần Hoàng Long (36 tuổi) bạo hành cho biết, clip trên mạng xã hội về việc cha ruột đánh con là có thật, nhưng bản chất sự việc không như thông tin trên mạng xã hội và một số báo đưa tin.
Theo chị Diễm Thúy, video ghi lại vụ việc được người hàng xóm bên cạnh khu trọ ở nhà số 1/1A ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn quay lại vào rạng sáng 2/5 vừa qua.
Mẹ cháu H.A cho biết, nguyên nhân cháu bị cha đánh cháu xuất phát từ việc chiều 1/5, lợi dụng lúc anh Long say xỉn, H.A đã đi mượn tiền chủ trọ với lý do cha nhờ "mượn để mua thuốc lá"; nhưng thực chất là cháu lấy số tiền này để trốn học đi chơi game. Đến rạng sáng ngày 2/5, khi H.A đi chơi về, do bực tức nên anh Long đã dùng thanh tre định đánh thì cháu H.A đỡ và nắm được đầu thanh tre. Quá trình 2 cha con giằng co khiến cháu H.A bị... xây xát, chảy máu ở khẽ ngón tay giữa và ngón tay áp út của bàn tay trái.
Vết thương ở kẽ tay trái của cháu H.A, chính cháu đã thừa nhận vết thương do giằng co thanh tre với cha mình, chứ không phải do đánh đập.
Chị Diễm Thúy cho biết, cháu H.A năm nay 11 tuổi, là con trai thứ 2 trong gia đình. Từ sau Tết nguyên đán đến nay, cháu nghiện game và thường xuyên trốn học, trộm tiền của cha mẹ và một số cửa hàng trên địa bàn để đi chơi: "Khi ba nó hỏi ai sai đi mượn tiền thì nó không trả lời được nên ba nó xách cái cây tre dùng để phơi đồ đánh nó. Tuy nhiên, toàn đánh trúng vào vách tường, nền nhà và cái tủ. Khi tôi chạy đến tôi thấy cái cây đã bị gãy, dập nhưng không gãy lìa. Con nắm một đầu cây, cha nó nắm một đầu, hai cha con giằng co qua lại. Khi cha nó giật mạnh cái cây dẫn tới xước tay nó, nó sợ nên bỏ trốn vào nhà tắm rồi chốt cửa lại".
Bà T.H - hàng xóm của cháu H.A.
Theo bà T.H (56 tuổi) hàng xóm của gia đình chị Diễm Thuý thì bà thường xuyên chứng kiến cháu H.A bỏ học đi chơi, khi bị cha mẹ nhắc nhở, cháu còn tỏ thái độ và có những lời lẽ không phù hợp. Thậm chí, H.A còn dùng gạch để đánh lại cha mẹ khi bị la rầy.
"Mới đây nó nổi loạn quá, nó vô siêu thị ăn cắp đồ, camera ghi được người ta đem tới nhà "mắng vốn" cha mẹ nó. Không nghe lời cha mẹ, không nghe lời ai, nó thích là nó đi, đi nay mai mốt lại về. Nó không đi học luôn, vô trường cái là trốn học đi về. Rồi nhà trường lại gọi điện về, cứ như vậy thì cha mẹ nào không nóng ruột", bà T.H cho biết.
Cháu bé nói gì?
Liên quan đến vụ bạo hành trên, phóng viên VOV cũng có buổi làm việc với bà Chu Thị Hồng Nhung, Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn. Bà Chu Thị Hồng Nhung khẳng định, thông tin cháu H.A bị cha mẹ ép đi bán vé số, bị bạo hành nát tay là chưa chính xác. Người đứng đầu chính quyền xã Thới Tam Thôn cho biết đã chỉ đạo công an xã triệu tập anh Trần Hoàng Long ngay trong đêm xảy ra sự việc. Tại cơ quan công an, anh Long cho rằng vì do quá bức xúc việc con bỏ học đi chơi game nên đã dùng thanh tre đánh cháu chỉ với mục đích đe doạ và giáo dục con (!).
Bà Chu Thị Hồng Nhung, Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.
Theo bà Nhung, thời điểm cử cán bộ đến xác minh, thăm hỏi động viên cháu thì chưa xuất hiện clip ghi lại hành vi trên. Đến ngày 4/5, clip này mới phát tán trên mạng xã hội với nội dung "Cha đánh nát tay con, bắt đi bán vé số" gây xôn xao dư luận, một số báo chí đã thông tin nhưng không thống nhất, nhiều nội dung trái chiều. Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn cho biết nếu công an xã tiếp cận được clip ngay từ hôm triệu tập anh Trần Hoàng Long thì đã động thái quyết liệt hơn.
"Chiều 5/5, ngay khi Chủ tịch nước có chỉ đạo làm rõ vụ việc thì địa phương đã chỉ đạo công an xã tiếp tục xác minh, điều tra, làm rõ, xử lý theo đúng quy định. Không có chuyện địa phương bao che hoặc lơ là trong vụ việc này. Chúng tôi yêu cầu công an phải làm rõ cụ thể, xác minh thêm lời khai của người dân lân cận, nhà trường, người thân. Phải thật sự khách quan để xử lý theo quy định", bà Nhung cho biết.
Cũng trong ngày 5/5, UBND xã Thới Tam Thôn đã đưa cháu H.A đi giám định thương tật tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn. Kết quả giám định cho biết, cháu H.A vào viện trong tình trạng tỉnh táo, đầu không sưng u. Bệnh viện kết luận, cháu H.A có vết thương 1x0,2cm ở 3 ngón tay phải đang đóng vảy, xây xát rải rác hai bên tay, vận động cẳng tay và bàn tay hai bên bình thường, tình trạng sức khoẻ tạm ổn nên đã cho cháu H.A xuất viện trong ngày.
Cháu H.A (áo xám) trở về nhà ông bà nội sau 1 ngày bỏ đi... chơi game.
Xuất viện trong ngày 5/5, nhưng sáng 6/5, H.A vẫn không tới trường để tham gia thi học kì II mặc dù đã rời phòng trọ để đến trường từ lúc 6 giờ 30 phút. 6 thầy cô là giáo viên trường tiểu học Tam Đông và cán bộ Phòng Giáo dục huyện Hóc Môn đến tận nhà, một số quán internet tìm H.A nhưng cũng không gặp. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Đông cho biết, cháu H.A đang học lớp 5C. Gần một năm nay, H.A có biểu hiện sa sút trong học tập, thường xuyên trốn học đi chơi game.
Đến tối nay, phóng viên đã tiếp cận được H.A sau một ngày cháu bỏ nhà đi. Trao đổi với phóng viên, H.A cho biết đã tới nhà bạn, sau đó qua quán internet để chơi game. Cho tới chiều tối nay, một người họ hàng phát hiện nên đã đưa H.A quay trở về nhà ông bà nội ở số 78/4 ấp Tam Đông.
Nói về vết thương ở lòng bàn tay H.A cho biết: "Con cầm cây, giật nên xước tay, do con mượn tiền bà Bảy (bà chủ trọ - PV) để vào tiệm internet chơi".
Theo chị Võ Thị Diễm Thuý, góc quay clip lan truyền trên mạng xuất phát từ tầng cao của 1 trong 2 căn nhà bên hông dãy trọ.
Về đoạn clip được đưa lên mạng xã hội, chị Võ Thị Diễm Thúy cho hay, góc quay xuất phát từ tầng cao của 1 trong 2 căn nhà bên hông dãy trọ, được ngăn cách bởi bức tường cao hơn 2m. Thời điểm phóng viên tiếp cận cả hai căn nhà đều đóng cửa cài then và duy chỉ một căn nhà sáng đèn. Ở ngôi nhà sáng đèn, có một người phụ nữ khoảng 35 tuổi ra tiếp phóng viên. Người phụ nữ này cho biết không phải là người ghi hình lại sự việc nhưng rất mệt mỏi vì nhiều ngày nay phải tiếp chuyện công an. Theo người này thì khoảng từ sau Tết nguyên đán đến nay thường xuyên nghe tiếng trẻ em la hét từ khu trọ bên cạnh nhưng không biết sự tình như thế nào. Người này cho rằng vì sợ ảnh hưởng đến gia đình nên cũng không tìm hiểu sâu vụ việc hay tố cáo.
Sau những thông tin trái chiều lan truyền trên mạng xã hội, gia đình chị Võ Thị Diễm Thuý hiện đang chịu rất nhiều áp lực, khiến cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều tin đồn cho rằng anh Trần Hoàng Long là cha dượng của cháu H.A nên mới có những hành vi đánh đập cháu hay vì chị Thuý "mê" ba dượng nên không can ngăn mà còn chửi mắng con như clip đăng tải. Có thông tin cho rằng, anh Trần Hoàng Long đã bỏ trốn khỏi địa phương sau khi clip được phát tán do lo sợ bị cộng đồng mạng truy tìm là không đúng. Hiện, anh Long đang bị Công an huyện Hóc Môn tạm giữ tiếp tục điều tra, làm rõ.
Bất ngờ đối mặt cá sấu, người đàn ông Sài Gòn leo lên cây gọi... ứng cứu Vừa đẩy xuồng xuống kênh, con cá sấu nặng hơn 80kg bất ngờ xuất hiện làm anh Tuấn Anh hốt hoảng leo ngay lên cây tràm cao hơn 4m để lẩn trốn và gọi điện cho người thân đến ứng cứu. Cá sấu "khủng" nhảy lên xuồng của người đánh cá ở Sài Gòn Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan...