Sau 10 năm triển khai Chương trình Giáo dục mầm non: Lương giáo viên vẫn thấp
Lương giáo viên mầm non còn thấp chưa tương xứng với công việc; chưa bố trí đủ giáo viên mầm non, nhân viên theo định mức,…
Đây là kết quả khảo sát, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau 10 năm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009).
Cụ thể, sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, với sự chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự triển khai kịp thời, đồng bộ với nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, đến nay Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở (đạt 100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Chương trình thể hiện tính chất của Chương trình khung quốc gia, tạo cơ hội cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện; Chương trình hướng đến sự phát triển toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, phương châm giáo dục “học bằng chơi, bằng trải nghiệm” của trẻ, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ phát triển liên tục, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ.
Năm học 2019-2020, toàn quốc huy động 5.795.002 trẻ em đến trường để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non, tăng 1.890.293 trẻ so với năm học 2010-2011; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 90,1%, tăng 7,1%. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ học 2 buổi ngày là 99,8%, tăng 13,2%; trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày đạt 98,9%, tăng 26,1%.
Năm học 2019-2020, toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non, tăng 149.751 giáo viên; tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng 34,8% so với năm học 2010-2011.
Năm học 2019-2020 toàn quốc có 201.605 phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng 77.353 phòng so với năm học 2010-2011; trong đó, phòng kiên cố tăng 89.985 phòng; phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%; phòng học nhờ, mượn giảm 11.584 phòng so với năm học 2010-2011.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là chất lượng đội ngũ và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ và tài liệu nguồn cho giáo viên; một số yếu tố vẫn cần được quan tâm để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non, như: chế độ chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình; số trẻ/lớp; không gian, diện tích lớp và đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ.
Lương giáo viên mầm non còn thấp chưa tương xứng với công việc; chưa bố trí đủ giáo viên mầm non, nhân viên theo định mức nên rất khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non; cần nhân viên y tế, dinh dưỡng chuyên trách không phải là hợp đồng vụ việc để đảm bảo chất lượng việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non theo quy định; còn khoảng cách vùng miền trong tiếp cận chương trình giáo dục mầm non và các điều kiện thực hiện Chương trình…
Từ đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết định hướng xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới cần kế thừa và phát triển trên quan điểm chương trình hiện hành;
Chương trình cần thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em mầm non phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Chương trình cũng cần tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nhập với giáo dục quốc tế và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề giáo dục trẻ trở thành công dân toàn cầu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4.
Video đang HOT
Hải Phòng: Nhiều trường đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài để HS mạnh dạn hơn
Nhiều cơ sở giáo dục ở Hải Phòng liên kết với trung tâm, đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào trường học nhằm tăng cường giao tiếp cho học sinh.
Tiếng Anh ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là một trong 3 môn thi bắt buộc vào trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học mà còn là phương tiện cơ bản để làm việc, giao tiếp, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, nhằm tạo nền tảng ngoại ngữ với đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, nhiều quận, huyện ở Hải Phòng đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào trong chương trình giáo dục sớm từ cấp mầm non, tiểu học.
Học tiếng Anh với thầy, cô giáo người nước ngoài có hiệu quả khi mang lại môi trường học tập mới, hấp dẫn và giúp học sinh bước đầu có khả năng giao tiếp, phát âm chuẩn theo người bản địa.
Từ đó, học sinh có thể tự tin nói chuyện, tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.
Tiết học tiếng Anh của cô và trò Trường Tiểu học Nam Sơn (Ảnh: Phạm Linh)
Theo cô Trần Thị Phương Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Sơn (huyện An Dương, Hải Phòng): "Năm học này, tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2018) với thời lượng quy định 4 tiết/tuần còn đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 4, 5 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2006) là môn học tự chọn.
Hiện nay, nhà trường mới có 1 giáo viên được biên chế tiếng Anh chỉ đủ đứng lớp ở khối lớp 3. Còn với các khối lớp còn lại, nhà trường tổ chức với hình thức môn học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần.
Để đảm bảo dạy chương trình theo quy định của môn, nhà trường không hợp đồng giáo viên ở trung tâm mà sử dụng đội ngũ giáo viên sẵn có của nhà trường. Nhà trường trưng dụng các thầy, cô có 2 văn bằng (1 văn bằng dạy các môn văn hóa và 1 văn bằng ngoại ngữ) để dạy tiếng Anh tự chọn.
Ngoài ra, để tăng cường, bổ trợ kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 dựa trên nhu cầu của phụ huynh, nhà trường liên kết với trung tâm ngoại ngữ để triển khai cho học sinh học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài".
Một tiết học tiếng Anh của học sinh lớp 5 tại Hải Phòng (Ảnh: Phạm Linh)
Năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học Nam Sơn liên kết cùng một trung tâm ngoại ngữ thời lượng 4 tiết/tháng trong đó có 2 tiết được học với thầy, cô giáo người nước ngoài.
Năm học này, nhà trường đang triển khai cho phụ huynh đăng ký, hiện có 90% học sinh (1.297/1.330 em) đăng ký học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài.
Cô giáo Phương Hoa cho biết thêm: "Bên cạnh việc tăng cường giáo dục, nâng cao kỹ năng tiếng Anh với hình thức học tập với giáo viên người nước ngoài, nhà trường cũng đẩy mạnh khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi như Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE).
Nhiều em đã đạt thành tích cao trong các vòng thi cấp quận, huyện; cấp thành phố; cấp quốc gia và được vinh danh.
Trong hè năm 2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương cũng tổ chức cuộc thi giao lưu tiếng Anh đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Nhà trường có đội tuyển gồm 6 học sinh tham gia và đạt thành tích cao.
Cuộc thi năm nay có sự khác biệt là yêu cầu học sinh tham gia thi với 4 kỹ năng tiếng Anh, có phần thi vấn đáp trực tiếp với giáo viên người nước ngoài".
Học sinh được tăng cường các kỹ năng giao tiếp thông qua việc học tiếng Anh với thầy cô nước ngoài (Ảnh: Phạm Linh)
Ghi nhận thêm tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Kiến An, Hải Phòng), năm học 2022 - 2023, nhà trường có 1.415 học sinh với 34 lớp.
Để đảm bảo việc tăng cường tiếng Anh trong trường học, nhất là đối với lớp 3 có môn tiếng Anh là môn học bắt buộc, nhà trường bố trí đội ngũ đảm bảo công tác giảng dạy. Còn đối với môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, 2, 4 trường hiện cũng có giáo viên dạy đủ 2 tiết/tuần, lớp 5 học 3 tiết/ tuần.
Nhà trường cũng liên kết với một trung tâm để học sinh được học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài 1 tiết/tuần đối với những phụ huynh tự nguyện đăng ký tham gia.
Đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào cấp học mầm non
Năm học 2022 - 2023, với hiệu quả đạt được từ việc triển khai tiếng Anh có yếu tố nước ngoài ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, huyện An Dương (Hải Phòng) đang triển khai kế hoạch đưa hoạt động giáo dục này vào cấp học mầm non.
Ghi nhận tại Trường Mầm non Nam Sơn (huyện An Dương, Hải Phòng), năm học 2022 - 2023, nhà trường thí điểm liên kết với trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài, giúp trẻ làm quen sớm với tiếng Anh.
Việc tăng cường tiếng Anh cho trẻ mầm non nhằm mục tiêu hỗ trợ nhà trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh học sinh.
Tạo phong trào học tiếng Anh, kích thích sự hiếu học của các con ngay từ bậc mầm non. Việc học làm quen tiếng Anh ở bậc học này chủ yếu là "vừa chơi - vừa học" không gây áp lực cho các con.
Trẻ mầm non được làm quen với tiếng Anh cùng thầy, cô giáo người nước ngoài (Ảnh: Phạm Linh)
Cô Nguyễn Thị Hiếu - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sơn cho biết: "Về phía học sinh, khi các em tiếp xúc với giáo viên người nước ngoài sẽ chủ động mạnh dạn hơn trong giao tiếp và làm quen với ngôn ngữ.
Tăng trí nhớ về ngôn ngữ, đánh thức não bộ của các con trong những giờ học vui nhộn và hứng khởi; tạo không khí học tập thoải mái và vui vẻ;
Còn về phía nhà trường sẽ góp phần tạo môi trường cho học sinh làm quen với tiếng Anh ngay từ sớm.
Tạo môi trường học mới mẻ, có yếu tố quốc tế, gây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh chuẩn quốc tế ngay tại trường".
Để thực hiện thí điểm giảng dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả, bước đầu, nhà trường xây dựng kế hoạch và tuyên truyền tới phụ huynh học sinh với nhiều hình thức đa dạng.
Mỗi giáo viên sẽ là một tuyên truyền viên, là chiếc cầu nối trao đổi thông tin với phụ huynh.
Tuyên truyền với phụ huynh qua hình thức trao đổi trực tiếp hoặc qua các kênh thông tin như: website, facebook... của nhà trường về sự cần thiết của việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non.
Qua đó, giúp phụ huynh hiểu được những kỹ năng trẻ được học như: nghe hiểu được một số từ, cụm từ và câu quen thuộc; thực hiện được một số yêu cầu ngắn, đơn giản; có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc trả lời ngắn gọn trong các tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi; tìm hiểu văn hóa các nước phát triển; phát âm chuẩn quốc tế...
Ngay khi nhà trường triển khai đã có 70% phụ huynh đăng ký cho con (325 trẻ) học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài".
Ngoài ra, để chuẩn bị các điều kiện triển khai việc tăng cường tiếng Anh cho trẻ mầm non, Trường Mầm non Nam Sơn mua sắm đầy đủ các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy như: Tivi; 1 bộ máy vi tính; 1 bộ loa vi tính chất lượng âm thanh tốt và các đồ dùng dạy học theo chủ đề.
Về đội ngũ, các giáo viên của trung tâm mà trường liên kết đạt chuẩn về trình độ sẽ dạy trẻ làm quen với tiếng Anh còn 1 giáo viên của trường được phân công hỗ trợ quản lý trẻ trong giờ dạy.
Thiết bị trường học ở Hà Tĩnh được các nhà thầu "thổi giá" như thế nào? Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tại Hà Tĩnh đã bị "thổi giá" gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Ngày 13/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có Kết luận thanh tra số 320/KL-UBND về việc chấp hành các quy định pháp luật trong thực...