Sát thủ số 1 của đại dương 65 triệu năm trước lộ diện
Loài mới được xác định ở bang Alabama – Mỹ đã tận dụng thảm họa tiểu hành tinh để soán ngôi ‘chúa tể đại dương’ của các loài thương long.
Một loạt hóa thạch 65 triệu năm tuổi từ bang Alabama – Mỹ vừa được các nhà khoa học xác định là thuộc về một loài cá mập hoàn toàn mới, một trong những sát thủ đại dương số 1 từng hiện diện trên hành tinh.
Các hóa thạch là một loạt chiếc răng khủng khiếp, cực kỳ sắc nhọn, cho thấy “chủ nhân” phải là một loài ăn thịt đáng sợ.
Những chiếc răng hóa thạch được phát hiện ở bang Alabama – Mỹ – Ảnh: SCITECH DAILY
Loài mới được đặt tên là Palaeohypotodus bizzocoi, được phát hiện một cách hết sức tình cờ.
Theo SciTech Daily, một vài năm trước, một trong các tác giả của nghiên cứu là TS Hun Ebersole, Giám đốc Bộ sưu tập ở Trung tâm Khoa học McWane (Mỹ), xem xét một số hóa thạch tại Cơ quan Khảo sát địa chất bang Alabama.
Ông phát hiện ra một chiếc hộp nhỏ đầy răng hóa thạch được thu thập 100 năm trước ở hạt Wilcox. Là một chuyên gia về cá mập, ông vẫn không thể nhận ra nó thuộc loài gì.
Vì vậy, TS Ebersole và các cộng sự đã quyết định nghiên cứu.
Họ không chỉ tìm thấy một loài cá mập mới, mà còn tìm thấy một trong những quái vật biển trỗi dậy ngay đầu kỷ Cổ Cận.
Kỷ Cổ Cận là kỷ địa chất ngay sau kỷ Phấn Trắng. Điểm chuyển tiếp giữa hai kỷ này được đánh dấu bằng thảm họa tiểu hành tinh Chicluxub, tiêu diệt toàn bộ khủng long cũng như các họ hàng của chúng như dực long trên trời, thương long và ngư long ở đại dương.
Đối với đại dương trước đại tuyệt chủng, thương long được cho là nhóm quái vật đứng đầu chuỗi thức ăn đại dương.
Khoảng 75% sự sống Trái Đất đã biến mất trong đại tuyệt chủng này. Đó cũng là thời cơ cho những kẻ thống trị mới.
Kích thước không quá lớn nhưng sớm trỗi dậy từ thời kỳ tăm tối, Palaeohypotodus bizzocoi trở thành sát thủ số 1 của đại dương đầu kỷ Cổ Cận, là thời kỳ môi trường sống dưới nước đang chập chững phục hồi.
Vào thế Cổ Tân, thế đầu tiên của kỷ Cổ Cận, phần lớn nửa phía Nam của bang Alabama nước Mỹ ngày nay được bao phủ bởi đại dương nông nhiệt đới đến cận nhiệt đới.
Đó là một môi trường sống cổ đại còn phủ trong đại dương bí ẩn, bởi vậy việc phát hiện loài thủy quái của buổi giao thời này là vô cùng quan trọng.
“Những khám phá tương tự cho phép chúng ta hiểu biết sâu sắc về cách cuộc sống ở đại dương phục hồi sau các sự kiện tuyệt chủng lớn và cũng cho phép chúng ta dự đoán các sự kiện toàn cầu ảnh hưởng đến sinh vật ngày nay như thế nào” – TS Lynn Harell từ Cơ quan Khảo sát địa chất Alabama, đồng tác giả, cho biết.
Bằng chứng mới về nguồn gốc ngoài hành tinh của chính chúng ta
Sự sống địa cầu có thể là kết quả của nhiều vật liệu được mang đến bởi những "kẻ tấn công ngoài hành tinh".
Mẫu vật quý giá mà tàu vũ trụ Nhật Bản từng mang về từ tiểu hành tinh Ryugu tiết lộ bằng chứng mới về nguồn gốc ngoài hành tinh của chúng ta cũng như mọi sinh vật trên thế giới.
Khám phá được công bố trên tạp chí Nature Astronomy bởi nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Hawaii (Mỹ) và Đại học Kyoto (Nhật Bản) dẫn đầu.
Các vật thể ngoài hành tinh có thể đã mang theo các nguyên tố cần thiết cho sự sống đến với địa cầu sơ khai - Ảnh: SCITECH DAILY
Theo SciTech Daily, các hợp chất ni-tơ, như muối amoni, có nhiều trong vật chất sinh ra ở những vùng xa Mặt Trời. Song, bằng chứng về sự vận chuyển chúng đến hành tinh của chúng ta vẫn chưa được hiểu rõ.
Ryugu là một tiểu hành tinh gần Trái Đất. Vì vậy, những gì xảy ra với nó cũng có thể cung cấp bằng chứng còn thiếu này.
Sử dụng kính hiển vi điện tử, nhóm nghiên cứu nhận thấy bề mặt các mẫu Ryugu được bao phủ bởi các khoáng chất cực nhỏ bao gồm sắt và ni-tơ dưới dạng sắt nitric (Fe 4N).
PGS Toru Matsumoto từ Đại học Kyoto, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết họ đề xuất rằng các thiên thạch micromet cực nhỏ và chứa hợp chất amoniac đã va chạm với Ryugu và gây ra các phản ứng hóa học với bề mặt nguyên thủy đầy oxit sắt magnetite tạo nên Fe 4N.
Như vậy, chính thiên thạch micromet là nguồn cung cấp ni-tơ đến khu vực mà hành tinh sơ khai, đơn điệu của chúng ta trú ngụ.
Trong khi đó, hợp chất ni-tơ chính là một loại khối xây dựng sự sống đã biết, bởi ni-tơ là một nguyên tố cơ bản thường hiện diện trong các hợp chất hữu cơ.
Để có sự sống thật sự, chúng ta cần một số nguyên tố khác, ví dụ carbon, phốt pho - những thứ trước đây cũng từng được chứng minh là do các loại đá không gian mang tới.
Như vậy, có thể nói nguồn gốc của các sinh vật ngày nay chính là các mảnh ghép từ ngoài hành tinh phong phú.
Khi được gieo mầm vào một thế giới sở hữu các điều kiện thích hợp - bao gồm môi trường ổn định, dồi dào nước, nhiệt độ vừa phải, có từ quyển bảo vệ - các phản ứng tạo sự sống đầu tiên bắt đầu phát sinh.
Loài cá mệnh danh 'Chúa tể nọc độc dưới đại dương' nhưng vẫn được thực khách săn lùng Cá mặt quỷ được mệnh danh là một trong những loài cá độc hiếm nhất thế giới. Loài cá này có vẻ ngoài xù xì, hung dữ và có độc tính cao. Tuy nhiên, khi đã loại bỏ hết độc tố, đây được coi là một trong những loại hải sản quý hiếm, thượng hạng và đắt đỏ nhất bởi chất lượng thịt...