‘Sát thủ’ mùa thi trước 1.001 kiểu ‘quay’ tài liệu
Họ được mệnh danh là “sát thủ” mùa thi, bởi lẽ, dù thí sinh có 1.001 cách “quay” tài liệu cũng bị lật tẩy. Họ là các giám thị.
Những “sát thủ” không ai khác là giám thị, cũng là những thầy, cô giáo. Trước mỗi kì thi tốt nghiệp THPT, ai được chọn làm giám thị đều học hỏi lẫn nhau hoặc từng bắt gặp những mánh khóe “quay” tài liệu của học trò để ứng phó trong những ngày coi thi.
“Quay” đủ 1.001 kiểu..
Trước ngày thi tốt nghiệp 1 – 3 ngày, ở các hội đồng thi đều đưa ra “phương án” đối phó với các kiểu quay bài của học trò để giám thị cảnh giác.
Học sinh dùng mánh khóe gì, cũng khó qua mắt được giám thị, một khi họ được tập huấn rất kỹ…Ảnh học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2009 tại Hội đồng thi THPT Lê Hồng Phong.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Chủ tịch Hội đồng thi Trường THPT Phú Nhuận kể ra hàng loạt “mánh khóe” của học trò.
Những “bảo bối” được học sinh sử dụng quen thuộc là thước chữ V, bút dạ quang, bút quỷ, bút ngậm giấy… Tuy nhiên, những thứ này theo ông Việt đã được nhận diện và ngăn chặn dễ dàng.
Kế đó, các cách truyền thống như viết tài liệu lên cổ tay, chân, lòng bàn tay, mặt sau áo dài, giấu tài liệu nơi nhạy cảm… cũng được chú ý đến.
Riêng trường hợp thí sinh muốn được đi… nhà vệ sinh, nữ giám thị sẽ đi với nữ sinh, nam giám thị đi với nam sinh tới cửa nhà vệ sinh. Những hành động, cử chỉ thuộc về tâm lý cũng được tập huấn để giám thị không phải… áp tai vào cửa nhà vệ sinh lắng nghe xem có tiếng giấy sột soạt hay không.
Giám thị cũng…hồi hộp trước trước giờ G
Video đang HOT
“Chưa tới ngày coi thi, nhưng cảm giác sợ và áp lực lắm!” – cô Chu Hoàng Uyên, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ (Krông Năng, Đắc Lắc) chia sẻ. Năm nay cũng là năm đầu tiên cô được chọn làm giám thị.
Theo quy định, nếu giám thị ngủ gật hoặc không phát hiện thí sinh đang nhìn tài liệu sẽ bị lập biên bản và xử lý kỷ luật. Nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì không nâng lương, treo bằng…Trong đó, việc không phát hiện hoặc cố tình để thí sinh nhìn tài liệu được coi là lỗi nặng.
“Học sinh bây giờ mưu ma, chước quỷ lắm. Vì mới đầu làm giám thị nên cũng lo lo” - cô Uyên tâm sự. Ngoài ra, cô cũng lo ngồi yên một chỗ sẽ khiến giám thị dễ ngủ gật. Từ đó, thí sinh sẽ dễ “lộng hành” hơn.
Ngược với cô Uyên, thầy Nguyễn Thanh Tòng, giáo viên Trường THPT Thường Tân (Tân Uyên, Bình Dương) tỏ ra kinh nghiệm với chuyện “quay” tài liệu của thí sinh.
Đã 5 năm “gác” thi, những cử chỉ, thái độ, nét mặt…của học sinh trước khi nhìn tài liệu hay khi đang nhìn tài liệu đều bị thầy phát giác.
“Lúc đi coi thi, tôi thường ngồi quan sát từ bục giảng. Có khi đột ngột đứng lên thì có tiếng động…Nhìn từ trên cao, khó ai mà qua mắt được” – thầy kể.
Đó là chưa tính tới những gương mặt lấm la, lấm lét, mắt láo liên… đều được thầy để mắt tới.
“Làm gì thì làm, giám thị đều phát hiện ra” – thầy Tòng cho biết. Bằng chứng là thầy chứng kiến nhiều trường hợp thí sinh chép tài liệu vào lòng bàn tay, úp úp, mở mở, nữ sinh giấu tài liệu trong ngực áo, gắn mp3… đều bị bắt quả tang.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Theo thầy Tòng, làm giám thị khi phát hiện được thí sinh “quay” tài liệu đã tốt, ngăn chặn nó ngay từ đầu còn tốt hơn. Vì thế, thấy thí sinh có dấu hiệu, giám thị lập tức để ý, nhắc nhở thí sinh kịp thời.
Còn theo cô Uyên, thực lòng cô không mong muốn bắt gặp thí sinh nhìn tài liệu, vì cũng không hay gì cho cả cô lẫn trò.
Nên “quán triệt” cho thí sinh nên hiểu rõ, quay cóp là dại dột! Ảnh học sinh coi phòng thi trước khi thi tốt nghiệp THPT năm 2009.
Ông Trần Trung Kiên, Chủ tịch Hội đồng thi Trường THPT Mạc Đĩnh Chi khuyến cáo: Ngay từ lúc vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ những quy định như: không mang tài liệu trong người, không mang những loại máy tính không có trong quy định, tắt hoặc không mang theo điện thoại di động… Nếu vào phòng thi lại cố tình vi phạm khi đã nhắc nhở, thí sinh sẽ tự bỏ phí 12 năm đèn sách của mình.
“Các giám thị cũng được tập huấn làm sao ngăn chặn ngay từ đầu để không phải lập biên bản, xử lý kỷ luật khi các em đã vi phạm” – ông Kiên nói thêm.
“Thí sinh đừng mong nhìn được tài liệu. Bởi lẽ, thứ nhất, chưa chắc đã trúng đề. Thứ 2, trúng đề đâu không thấy, lại mang tội vào mình. Quay cóp là dại dột !” – ông Hoàng Việt nhấn mạnh.
Theo Vietnamnet
Sôi động thị trường phao thi trước giờ "G"
Chưa đầy vài giờ nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ bắt đầu, nhưng thị trường phao thi tại một vài điểm trên địa bàn Hà Nội vẫn "nóng".
Vào vai một người muốn mua phao thi cho đứa em sắp thi tốt nghiệp, tôi dạo quanh một vòng Hà Nội để khảo sát tình hình. Và khi đang ngó nghiêng tại một dãy cửa hàng photo trên đường Tạ Quang Bửu, một thanh niên tầm 25 tuổi, dáng vẻ lấm lét, bất ngờ xuất hiện và hỏi: "Chị muốn mua gì à?". Khi biết tôi muốn tìm "phao cứu sinh", chàng trai trẻ đảo mắt nhìn quanh cảnh giác, rồi nói ngắn gọn: "Đi theo em!"
15.000 đồng/môn, chất lượng khỏi... nghĩ
Tôi được dẫn đến một sạp bán các loại hồ sơ, tài liệu... trên vỉa hè phía đầu đường Tạ Quang Bửu giao với Đại Cồ Việt. Thấy tôi đến cùng người thanh niên, chưa cần hỏi, người phụ nữ bán hàng tên L, khoảng 50 tuổi, đã hiểu ý: "Cháu lấy mấy bộ, ở đây cô chỉ thiếu mỗi môn toán, chất lượng thì không phải nghĩ, toàn các thầy sư phạm làm cả, 15.000 đồng một môn". Nói xong, chị ta lôi ra một bọc ni lông cất kỹ dưới gầm quầy hàng.
Phía trong bọc ni lông có khoảng hơn chục bộ phao thi, chữ li ti và được photo khá cẩn thận, nhỏ bằng hai đầu ngón tay với đủ các môn: Văn, Sử, Địa, Sinh, tiếng Anh; mỗi môn lại được "nịt" bằng chiếc dây chun cho khỏi lẫn vào nhau. Ở mỗi môn còn có phụ lục, đánh số trang rõ ràng để người sử dụng dễ tìm kiếm.
Loại phao "bình dân" được bán với giá 15 000 đồng một môn. Ảnh: Như Biển
Khi tôi đang xem hàng, có hai chiếc xe máy "chờ" tới, gồm bốn nam nữ tầm tuổi học sinh cấp ba. Như biết chắc ở đây có bán phao và rõ ràng về giá cả, một người hất hàm: "Cho cháu 5 bộ, đủ nhé". Nhận hàng và giao tiền xong, hai "xế nổ" phóng nhanh. Bà chủ cửa hàng quay lại tôi đon đả: "Đấy, cháu xem, chỗ cô là uy tín lắm, cô bắt đầu bán phao từ hôm 13/5, và tính đến nay, được mấy trăm bộ rồi".
Sau khi rời đường Tạ Quang Bửu, tôi đến một vài khu vực quanh các trường cấp III. Chị Nguyễn Thị Thơm, một người bán nước mía ngay cổng THPT Trần Hưng Đạo (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân), cho biết: "Mấy hôm trước, học sinh vẫn còn học, mấy cò bán phao thi lai vãng ngay khu vực cổng trường mời chào mua phao nhộn nhịp lắm". Một học sinh nữ ngồi uống nước mía ngay đó thấy tôi tìm mua phao thi, liền mách nước: "Chị muốn mua phao chất lượng thì phải lên mấy hàng photo chỗ cổng phụ trường Nhân Văn ấy (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH KHXH&NV), bọn em toàn mua trên đấy cả".
Đến khu vực cổng phụ trường ĐH KHXH&NV, một dãy các hàng photo với đủ các tấm biển quảng cáo hoa mắt. Tại đây, giá cả phao thi khác hẳn những phao bán vỉa hè, mà theo anh T, chủ cửa hàng photo, "tiền nào của đấy". Theo quan sát, những phao thi tại cửa hàng này đúng là có "chất lượng" hơn rất nhiều, phao thi gốc được ghi bằng tay rắt cẩn thận thành nhiều hàng dọc trên những trang giấy vở, sau đó sẽ photo thành các bản để bán. Anh T cho biết, những phao thi này đều do anh thuê sinh viên làm theo đúng nội dung ôn thi tốt nghiệp. Giá một môn tại đây không dưới 50.000 đồng.
Chủ hàng photo còn thuê cả sinh viên viết tay để làm phao thi. Ảnh: Như Biển
Có cầu ắt có cung
Những năm gần đây, thi tốt nghiệp THPT được siết chặt quản lý nên hiện tượng phao thi không còn rầm rộ, ngang nhiên như trước. Tuy nhiên, do tâm lý lo lắng nên đa số những sĩ tử chưa ôn tập kỹ lưỡng đều tự sắm cho mình một bộ phao thi để "dự phòng" trường hợp nếu giám thị "dễ". Nắm được tâm lý đó, nhiều người đã "đầu cơ", khiến thị trường phao thi dù giảm nhưng vẫn tái diễn.
Bạn Hà Quỳnh Hoa, học sinh lớp 12 trường H.X.H, cho biết: "Lớp mình hầu như đứa nào cũng có phao thi, đứa thì mua sẵn, đứa tự làm. Vẫn biết sử dụng phao có thể bị đình chỉ nhưng bọn mình cứ mua để đấy cho yên tâm, đứa nào may mắn vào phòng thi có giám thị dễ thì đem ra sử dụng, không thì thôi". Không chỉ riêng Hoa, nhiều thí sinh cho rằng, mang tài liệu (phao) là dự phòng, nếu giám thị khó thì án binh bất động, cũng chẳng mất công gì!
Theo "15 điều thí sinh cần lưu ý trước kỳ thi", có những nội dung "cấm kỵ" mà thí sinh cần phải "cạnh mặt", như: Thí sinh tuyệt đối không được mang theo và sử dụng "phao" thi, phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi...; Khi làm bài, thí sinh tuyệt đối không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi.... Do vậy, để đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp, các thí sinh nên ôn tập kỹ thay vì trông chờ vào phao để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo Đất Việt
Teen 12 Hà Nội đã sẵn sàng cho giờ G!!! Theo ghi nhận của chúng tớ, dù hôm nay trời nắng nóng nhưng các thí sinh vẫn có mặt đầy đủ tại các hội đồng thi. Mọi công tác phục vụ cho kì thi đều diễn ra hết sức nghiêm túc, lực lượng công an được hỗ trợ để đảm bảo an toàn và giảm ách tắc giao thông tối đa trong những...