‘Sát thủ’ khiến cả triệu trẻ tử vong: Dấu hiệu cha mẹ cần biết để đưa con đi bệnh viện
Viêm phổi được coi là ’sát thủ’ thầm lặng đối với trẻ nhỏ. Hàng năm thống kê cho thấy có hàng triệu trẻ trên thế giới tử vong do viêm phổi.
Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, viêm phổi đã khiến 2 triệu trẻ em trên thế giới tử vong mỗi năm, nhiều hơn con số tử vong do bệnh AIDS, sốt rét, sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do căn bệnh này.
Riêng tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và do vậy nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ em mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Hàng năm vẫn có khoảng 4.000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi.
Do đó, việc nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ “phản ứng nhanh” khi trẻ không may mắc bệnh cũng như bảo vệ con một cách tốt nhất.
Theo TS. BS Trịnh Hồng Nhiên – trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, viêm phổi ở trẻ được xem như ’sát thủ’ thầm lặng.
Bác sĩ Nhiên cho biết hiện tại là “mùa” viêm phổi. Đây là thời điểm học sinh tựu trường học sinh ăn chung, ngủ chung nên khả năng lây lan gây ra các bệnh lý viêm hô hấp rất nhiều. Ngoài ra, thời điểm từ tháng 9 đến cuối năm còn do thay đổi thời tiết nên tỷ lệ trẻ viêm hô hấp tăng cao.
Bác sĩ Nhiên nhấn mạnh một trong các yếu tố đảm bảo điều trị thành công là phát hiện càng sớm viêm phổi, khả năng cứu chữa càng tốt.
Thường ngày trẻ có triệu chứng ho, sốt rất nhiều nhưng cách để xác định viêm phổi đó là đếm nhịp thở của trẻ. Nếu trẻ thở nhanh đó là thời điểm trẻ đã chuyển từ hô hấp thông thường sang bị viêm phổi. Dấu hiệu này là dấu hiệu sớm nhận biết viêm phổi ở trẻ, thậm chí bác sĩ nghe ống nghe cũng chưa ra hoặc chụp Xquang cũng chưa nhìn ra tình trạng viêm này.
Ảnh minh họa
Việc đếm nhịp thở của trẻ cha mẹ nên làm theo hướng dẫn sau:
Với trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu trẻ thở trên 60 lần/phút được coi là thở nhanh.
Với trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi, nhịp thở nhanh của trẻ từ trên 50 lần/phút trở lên.
Video đang HOT
Trẻ từ 1 đến 5 tuổi nhịp thở nhanh là 40 lần trên phút.
Khi đếm nhịp thở cần vén áo trẻ lên, nhìn vào bụng và ngực trẻ để đếm. Nên để trẻ nằm im không gắng sức và đếm lúc trẻ không quấy khóc. Trẻ sơ sinh cha mẹ nên đếm chuẩn, không đếm 15 giây rồi nhân lên 4 lần mà cần đếm đủ 1 phút vì trẻ sơ sinh vẫn có những cơn thở ngắn.
Mỗi lần hít vào, thở ra được coi là 1 nhịp. Trẻ sơ sinh nhịp thở chưa đều cha mẹ cần đếm 2 đến 3 lần.
Đặc biệt trẻ thở nhanh kèm theo dấu hiệu rút lõm lồng ngực (phần dưới ranh giới của ngực và bụng lõm vào) sâu thì đây là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ thở rít, thở khò khè do trẻ bị viêm dây thanh quản, nắp thanh quản phù nề làm co thắt ở thanh quản khiến cho tiếng thở trẻ khò khè. Cha mẹ cần áp sát nghe tiếng thở của trẻ.
Còn trường hợp trẻ chảy mũi, ho, sốt nhưng không thở nhanh, co rút lõm ngực thì có thể trẻ cảm sốt thông thường không phải viêm phổi.
Khi phát hiện ra viêm phổi cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay. Tuy nhiên, bác sĩ Nhiên cho biết không phải trẻ nào viêm phổi cũng cần nhập viện điều trị. Có những trẻ bị viêm phổi cần theo dõi tại nhà không cần nội trú tại viện.
Những bé cần nhập viện theo dõi là trẻ viêm phổi nặng, một số bé có nguy cơ như trẻ nhỏ tháng, trẻ có kèm theo bệnh lý ở phổi như dị tật bẩm sinh ở phổi, bệnh lý phổi mãn ở trẻ sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch. Nếu cha mẹ không có điều kiện theo dõi cần cho bé nhập viện để theo dõi tránh nguy cơ trẻ trở nặng mà không phát hiện ra.
Bác sĩ Nhiên cho biết việc chăm sóc trẻ viêm phổi ở nhà cần theo dõi nếu trẻ li bì, trẻ không ăn uống, nôn ói, sốt cao, kém chơi, thở co rút lõm ngực thì đây là dấu hiệu viêm phổi diễn tiến nặng.
Cha mẹ lưu ý, trẻ viêm phổi thường khó chịu, quấy khóc, không ăn uống nhiều nên cần giữ ấm cho trẻ nhưng không phải mặc nóng, chia nhỏ bữa ăn, thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Cho trẻ uống đủ nước.
Trẻ thường thở bằng mũi nên cần làm sạch mũi để đường thở của trẻ được thông thoáng.
Dù bận đến mấy, thấy con có dấu hiệu này, cha mẹ phải đưa đi bệnh viện ngay
Nhiều bà mẹ hối hận vì khi con có dấu hiệu viêm phổi nhưng do bận công việc và không biết nên đã chậm trễ đưa đi bệnh viện khiến bệnh tình trở nặng.
Viêm phổi là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Dù hiện đã có thuốc kháng sinh và các phương pháp điều trị hiện đại nhưng nếu không được điều trị kịp thời, văn bệnh này vẫn sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng cho các bé. Vietnamnet dẫn lời Bs. Trần Thị Minh Tâm - Khoa Nhi - Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết: Đa số trẻ bị bệnh viêm phổi đều nhập viện trong tình trạng nặng do bố mẹ chủ quan cho rằng con bị ốm, sốt, ho virus thông thường.
Trẻ bị viêm phổi thường được đưa tới bệnh viện trong tình trạng nặng do cha mẹ chủ quan. Ảnh: Vietnamnet
Nếu viêm phổi điều trị muộn hoặc không đúng cách, hoặc vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng. Một khi biến chứng xảy ra thì điều trị phức tạp và nguy cơ tử vong cao. Các biến chứng có thể xảy ra như tràn dịch, tràn mủ, tràn khí khoang màng phổi; viêm phổi hoại tử, ápxe phổi; kén khí phổi; hạ Natri máu; suy hô hấp và tử vong.
Do vậy, khi thấy bé xuất hiện những biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám ngay vì rất có thể bé đã bị viêm phổi.
Thở nhanh
Viêm phổi gây ra hiện tượng thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi bị sốt cao) ở trẻ nhỏ. Nếu bé từ 2 đến 12 tháng và có nhịp thở hơn 50 lần mỗi phút hoặc bé từ 1-5 tuổi và có nhịp thở hơn 40 lần mỗi phút thì bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Sốt
Sốt vừa đến cao kết hợp với ho khan, đau ngực, khó thở, co giật và thở hụt hơi là dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ em.
Tức ngưc
Tức ngực là một trong các dấu hiệu của viêm phổi. Trẻ thở có vẻ gắng sức và có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi hít vào. Hiện tượng phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào lúc trẻ hít khí là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Khi bị tức ngực bé có khả năng bị đau quanh vùng xương sườn khi hít thở và ho. Bố mẹ nên hỏi bé bị đau ở đâu để giúp chuẩn đoán bệnh.
Ho
Một triệu chứng điển hình của viêm phổi là ho. Bé có thể bị ho khô hoặc ho có đờm khi bị viêm phổi. Nghe tiếng ho nặng nhưng đôi khi cũng không nhất thiết như vậy.
Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Khi đó, cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp nguy hiểm, bố mẹ cần đưa bé đi bệnh viện khẩn cấp:
Cha mẹ cần cho con đi khám bác sĩ ngay khi thấy con bị ốm sốt. Ảnh: Dân Việt
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị viêm phổi.
- Bé thở gấp, hổn hển và khó thở.
- Bé ăn ít hơn bình thường một nửa khẩu phần.
- Bé trông nhợt nhạt và mệt mỏi.
- Môi và lưỡi bé tím tái.
- Bé buồn ngủ và khó thức dậy.
- Bé có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về đường thở.
- Bệnh bắt đầu trở nên tồi tệ hơn sau khi có dấu hiệu đỡ dần.
Theo bác sĩ Trần Văn Công cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, hầu hết trẻ em bị viêm phổi do vi khuẩn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau 2-3 ngày kể từ khi được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên trẻ có thể sẽ vẫn cảm thấy mệt và ho vài tuần sau đó, có khi cả tháng sau khi được điều trị.
Khi chăm sóc con bị viêm phổi, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước (chia làm lượng nhỏ cho nhiều lần), vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý phòng tránh viêm hô hấp trên. Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn không tốt hơn sau 2 ngày điều trị, có thể phải điều chỉnh cách điều trị. Dấu hiệu chỉ điểm trẻ tốt hơn (đáp ứng với thuốc) thường là hết sốt, thở bớt mệt, ăn khá hơn.
Triệu chứng nhận biết sớm trẻ bị viêm phổi Không giống các trẻ lớn, trẻ sơ sinh bị viêm phổi có các triệu chứng khó nhận biết hơn vì thế việc điều trị khó khăn hơn do đã ở những giai đoạn nặng. Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm (Ảnh minh họa) Khoảng 4000 trẻ em Việt chết vì viêm phổi mỗi năm...