Sạt lở núi tại Trung Quốc, ít nhất 14 người thiệt mạng
Ngày 4-6, đã ghi nhận 14 người thiệt mạng và 5 người mất tích sau một trận sạt lở trên núi cao ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc.
Một vụ sạt lở đất thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, hồi tháng 8-2019 – Ảnh: AFP
Theo chính quyền địa phương, vụ sạt lở đất xảy ra trên một ngọn núi cao tại một trạm lâm nghiệp ở quận Kim Khẩu Hà, gần thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.
Vụ việc xảy ra lúc 6h sáng 4-6 theo giờ địa phương, tức 5h cùng ngày theo giờ Việt Nam.
Video đang HOT
“Tính đến 15h30, đã tìm thấy thi thể của 14 nạn nhân, trong khi 5 người vẫn mất tích”, chính quyền địa phương cho biết.
Theo Hãng tin AFP, giới chức trách đã gửi hơn 180 người và hàng chục thiết bị cứu hộ đến hiện trường.
Theo thông báo từ chính quyền Tứ Xuyên, hiện tại công tác tìm kiếm và cứu nạn đang được tiến hành khẩn trương.
Địa điểm này nằm ở vùng núi cách thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên khoảng 240km về phía nam.
Sạt lở đất là mối đe dọa thường trực ở các vùng nông thôn và miền núi của Trung Quốc, đặc biệt là trong những tháng hè mưa nhiều.
Theo AFP, Kim Khẩu Hà với khoảng 40.000 người nằm giữa những ngọn núi xanh tươi và một con sông rộng. Nền kinh tế của quận này chủ yếu dựa vào lâm nghiệp, sản xuất điện, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác.
Phần lớn các địa phương tại Tứ Xuyên đặc biệt dễ bị thiên tai vì nằm ở vị trí xa xôi và có nhiều rừng rậm bao quanh.
Vào năm 2017, thời tiết khắc nghiệt đã gây ra một loạt vụ sạt lở đất ở tỉnh này. Trong đó, một trận sạt lở đã chôn vùi hoàn toàn một ngôi làng miền núi với hơn 60 ngôi nhà.
Năm 2019, mưa lớn một lần nữa gây ra hàng loạt vụ sạt lở đất, trong đó có một vụ vùi lấp đoạn đường sắt đang sửa chữa và những người đang thi công trên đó.
Tỉnh này cũng thường có hoạt động địa chấn mạnh và nhiều lần trải qua những trận động đất chết người.
Cụ thể, trận động đất mạnh 7,9 độ tại Tứ Xuyên năm 2008 đã khiến hơn 87.000 người thiệt mạng hoặc mất tích, trong đó có 5.335 học sinh.
Pháp kêu gọi Đức đồng lòng trong vấn đề năng lượng
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi Đức thể hiện "tinh thần đoàn kết" của châu Âu trước tình trạng giá năng lượng tăng vọt.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại cuộc họp ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn tờ Les Echos ngày 16/10, Tổng thống Macron cho rằng cũng như cuộc khủng hoảng COVID-19, hiện là "thời khắc quyết định của châu Âu". Ông đề cập tới gói hỗ trợ 200 tỷ euro (gần 195 tỷ USD) của chính quyền Thủ tướng Đức Olaf Scholz để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này trước ảnh hưởng của giá năng lượng tăng. Ông cho rằng các nước trong châu lục cần đoàn kết và hành động thống nhất, tránh việc chỉ bám vào chính sách của mỗi quốc gia. Theo Tổng thống Macron, nếu cần có cách tiếp cận mang tính nhất quán thì đó không phải là các chiến lược của mỗi quốc gia mà là một chiến lược của toàn châu Âu. Ông đồng thời thể hiện sự tin tưởng đối với sức mạnh của mối quan hệ Pháp - Đức và "khả năng hai nước cùng nhau thực hiện một chiến lược đầy tham vọng".
Việc giá năng lượng ở châu Âu tăng cao do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở châu lục này, trong đó Đức chịu ảnh hưởng nặng nề vì phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Scholz bị chỉ trích là hành động "một mình một kiểu" khi triển khai kế hoạch hỗ trợ 200 tỷ euro cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nước. Một số đối tác của Đức trong Liên minh châu Âu (EU) đã gây áp lực yêu cầu nước này thể hiện sự đoàn kết hơn về tài chính.
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng nước này đang trong tình trạng "vô cùng căng thẳng" về nguồn cung năng lượng. Ngày 16/10, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cảnh báo việc giá năng lượng và lạm phát tăng cao có thể khiến một số lượng lớn bệnh viện ở nước này có nguy cơ phải đóng cửa. Dự kiến, ngày 18/10, Bộ trưởng Lauterbach sẽ thảo luận với Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner về các hỗ trợ cần thiết cho hệ thống bệnh viện.
Nigeria: Hơn 600 người thiệt mạng và 1,3 triệu người mất nhà cửa vì lũ lụt Tại Nigeria, số người thiệt mạng do lụt lội tại nước này đã lên tới 600 người, tăng 100 người so với thông báo tuần trước. Mưa lũ biến nhiều vùng ở Nigeria thành biển nước. Ảnh: AFP Trận lụt nghiêm trọng nhất trong một thập kỷ tại đây cũng đã làm hơn 1,3 triệu người mất nhà cửa, hơn 82.000 ngôi nhà...