Sạt lở gần chân đập thủy điện Hương Điền: Không chủ quan
Mưa lớn nhiều ngày, khiến nhiều đoạn gần chân đập thủy điện Hương Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) sạt lở nghiêm trọng.
Báo cáo từ Sở Công thương tỉnh Thừ Thiên Huế cho biết, vị trí sạt lở cách vai trái chân đập thủy điện chỉ 60-200m, với khối lượng sạt lở khoảng 5.000m3 đất, đá, khiến chuyên gia đặc biệt lo ngại.
Hàng ngàn mét khối đất đá sạt lở gần chân đập thủy điện Hương Điền. Ảnh: LĐO
TS Đào Trọng Tứ – Trưởng ban Điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam cho hay, vị trí sạt lở chỉ cách chân đập có 60-200m là một khoảng cách rất gần, không thể chủ quan.
Về báo cáo của chủ công trình cho biết, đáy đập được đặt hoàn toàn trên nền đá gốc, do vậy việc sạt lở hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn công trình. Theo đó, Sở Công thương cũng kết luận hoạt động của nhà máy vẫn bình thường và công trình vẫn an toàn sau khi xảy ra điểm sạt lở nặng ở bờ trái phía hạ du.
TS Đào Trọng Tứ cho rằng cần phải quan trắc, khảo sát rất thận trọng mới kết luận được.
Video đang HOT
Ông giải thích, mặc dù đáy đập được đặt trên nền đá gốc, tuy nhiên cần phải xác định rõ vị trí sạt lở có nguy cơ lan lên chân đập hay không? Bởi, khả năng sạt trượt rất nhanh, chiều rộng sạt lở trải dài, nếu chỉ với khoảng cách vài chục tới vài trăm mét thì không thể xem thường.
Hơn nữa, ông cũng nhấn mạnh phải xem lại báo cáo của chủ đầu tư về vị trí sạt lở có địa chất là đá phiến sét, bị phong hóa và một phần là đất đắp để làm đường thi công…, báo cáo này đã chính xác chưa? Đã phản ánh đầy đủ thực tế cũng như những nguy cơ hay chưa? Điều ông lo ngại hơn là tình trạng một số chủ đầu tư vì lo sợ trách nhiệm mà giấu giếm sự việc, báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không trung thực sự việc đang xảy ra. Trong trường hợp này, nếu việc sạt lở xảy ra đúng như báo cáo của chủ đầu tư thì cũng phải theo dõi rất chặt chẽ, tuy nhiên, nếu việc sạt lở lại diễn ra từ trên đầu nguồn thì nguy cơ rất lớn.
Vì thế, vị chuyên gia đưa ra khuyến cáo với các cơ quan quản lý cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, quan trắc thực địa dưới sự tham gia của các nhà chuyên môn để có đánh giá chính xác nhất.
Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát đánh giá và có phương án gia cố điểm sạt lở, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.
Thủy điện Hương Điền là công trình thủy điện lớn ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thủy điện này có công suất 81MW, dung tích hồ chứa 820 triệu m3. Ngược lên phía thượng nguồn công trình này có một số thủy điện bậc thang, trong đó có dự án thủy điện Rào Trăng 3, nơi xảy ra sự cố sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng khiến 17 công nhân chết, mất tích.
Sớm khắc phục tình trạng thiếu, chưa chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ cứu nạn
Hiện nay, thiết bị phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn còn thiếu, hoạt động còn chưa chuyên nghiệp.
Vừa qua, tại các tỉnh miền Trung đã xảy ra rất nhiều hình thái thiên tai, đặc biệt hiện tượng "bão chồng bão, lũ chồng lũ", sạt lở,...liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nặng nề về người và của. Tính đến nay đã có hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, rất nhiều người bị thương nặng; hàng vạn ngôi nhà ngập chìm trong bão lũ; nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã hy sinh anh dũng trong lúc vượt lũ dữ, nguy cơ lở núi để cứu dân...Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị sụp đổ hoặc ngập sâu trong lũ lớn. Tài sản của người dân gần như mất trắng.
Cho đến thời điểm này, vẫn còn nhiều người vẫn đang mất tích tại thuỷ điện Rào Trăng 3 tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều đáng nói, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều người bị mất tích trên biển do ảnh hưởng bão số 9 và bị đất vùi lấp,...vẫn chưa được tìm thấy khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về năng lực tìm kiếm cứu nạn.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTT cho biết: "Hiện nay, thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn vẫn còn thiếu, hoạt động của lực lượng cứu hộ còn chưa chuyên nghiệp. Bài học của các nước trên thế giới là phải chuyên nghiệp hóa công tác cứu hộ cứu nạn vì nước xa khó cứu được lửa gần, cần tập trung theo phương châm 4 tại chỗ".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới Ủy ban Quốc gia về ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cần nghiên cứu kĩ các phương án cứu nạn đặc biệt khi có bão to, gió lớn cần có tàu, trực thăng có thể ứng cứu kịp thời.
Đề xuất về phương án khắc phục, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTT cho rằng: "Phải có lực lượng chuyên nghiệp hơn, chính quy hơn, trang thiết bị hiện đại hơn để phù hợp với mọi điều kiện thời tiết. Có như vậy mới đảm bảo được an toàn cho các lực lượng cứu hộ".
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTT
Trong Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV diễn ra mới đây, các đại biểu đều nhấn mạnh đến công tác cứu nạn, đặc biệt cần phải được nâng cao năng lực và hiện đại hóa thiết bị. Các đại biểu cũng đề xuất phương án cần lập lực lượng tìm kiếm cứu nạn đặc biệt để sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Là một trong những lực lượng chủ lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ứng phó với sự cố thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn cho biết, những khu vực xảy ra sự cố sạt lở ở khu vực miền Trung thời gian qua có địa hình hiểm trở, lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn.
"Tại khu vực Rào Trăng 3, 4 chỉ có một con đường độc đạo, bị sạt lở, chia cắt rất nhiều,...chúng tôi đã phải sử dụng lực lượng công binh chuyên nghiệp để nổ mìn phá đá, khai thông đường để vào cứu hộ cho kịp thời. Mặc dù được Đảng, nhà nước quan tâm, đầu tư cơ bản. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế trang thiết bị phục vụ cứu hộ cứu nạn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong thời gian tới sẽ đầu tư thêm theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc", ông Tỵ nhấn mạnh.
Chia sẻ về việc những cán bộ, chiến sĩ vào cứu người hy sinh ở Rào Trăng 3, ông Tỵ cho rằng: "Quân đội với nhiệm vụ cứu người, trong nguyên tắc tìm kiếm cứu nạn sớm một giây một phút để có thể cứu được con người. Trong tình huống như vậy, với quyết tâm của quân đội để bằng mọi cách vào sớm nhất có thể để tìm kiếm. Trong đêm tối mưa bão như thế, lực lượng tìm kiếm vẫn phải cơ động vào hiện trường để xác định phương án tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Dù biết nguy hiểm nhưng vì sinh mạng của con người, tính mạng của nhân dân, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù, đều có các biện pháp đảm bảo an toàn, song sự cố xảy ra không báo trước về không gian, địa điểm nên không thể tránh khỏi".
Theo ông Tỵ, trong thời gian tới, lực lượng cứu hộ cứu nạn sẽ thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ, vừa tổ chức phục hồi tái thiết, khắc phục hậu quả và tập trung tìm kiếm cứu nạn những nạn nhân chưa tìm thấy. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với tình hình thiên tai có thể xảy ra.
Ổn định sản xuất và đời sống nhân dân sau bão, lũ Ngày 23-11, UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo ngành nông nghiệp chủ trì, phối hợp các ngành, UBND các huyện khẩn trương lập phương án xây dựng khẩn cấp các điểm tái định cư cho các hộ dân bị sạt lở nghiêm trọng tại khu vực bản Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa; xóm Ba Cồn, thôn 1, thôn 2 Đạm...