Sạt lở đe dọa di tích chùa Nam Nhã Đường
Thời gian gần đây, di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia chùa Nam Nhã Đường (nằm ven sông Bình Thủy, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn sạt lở, sụp lún.
Tình trạng này làm nhiều đoạn tường kè bê tông cốt thép dài hơn 150 m phía trước chùa nghiêng, sụp ra bờ sông (ảnh). Một số nơi bị hư hỏng nặng kéo theo đường giao thông lún nghiêng và làm cho cổng tam quan của chùa bị nứt, có nguy cơ đổ ngã.
Trước tình hình trên, lãnh đạo TP.Cần Thơ đã chỉ đạo UBND Q.Bình Thủy làm chủ đầu tư phối hợp với các ban, ngành khẩn trương nâng cấp, tu bổ lại tường kè, kết hợp với trồng cây xanh ven bờ hạn chế dòng chảy.
Tin, ảnh: Mê Kông
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Đập bỏ ngôi trường gần trăm tuổi
Dư luận tại TP.Cần Thơ đang xôn xao trước việc sắp đến năm học mới 2015 - 2016, Trường THPT Châu Văn Liêm (tiền thân là Collège de Can Tho xây dựng năm 1917) bị đập bỏ để xây mới.
Trường THPT Châu Văn Liêm - Ảnh: T.L
Nơi hội tụ những người yêu nước
Dư luận cho rằng Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ 20 và các nhà nghiên cứu đánh giá: "Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ".
Chưa hết, theo tác giả Trần Văn Kiệt (Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ) trong bài khảo cứu Cần giữ gìn và phát huy di tích lịch sử, văn hóa Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm có viết: "Collège de Can Tho là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long... Nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám... cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng "xếp bút nghiên" lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn".
98 tỉ đồng xây trường mới
Theo ông Trần Trọng Khiếm, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ, việc đập bỏ và xây dựng mới Trường THPT Châu Văn Liêm là thực hiện quyết định phê duyệt của UBND TP. Các thủ tục đầu tư, xây dựng trường đều tuân thủ đúng các quy định, hiện sở đang tiến hành bán hồ sơ mời thầu với tổng kinh phí 98 tỉ đồng. "Khi chọn được nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi và công khai, dự kiến tháng 7 hoặc 8.2015 sẽ tiến hành khởi công và đến đầu năm 2017 thì hoàn tất công trình, tiến hành khánh thành vào đúng dịp 100 năm kỷ niệm thành lập trường". Cũng theo ông Khiếm, trong thời gian xây dựng lại trường, thầy và trò của trường sẽ học tại Trường THPT An Khánh (đang thi công đến giữa tháng 8.2015 sẽ hoàn thành).
Khi PV đặt vấn đề vì sao không tu bổ, nâng cấp và sửa chữa lại Trường THPT Châu Văn Liêm mà lại đập bỏ để xây mới hoàn toàn, làm vậy liệu có phải là phá bỏ một công trình kiến trúc cổ và đặc trưng của TP hay không, thì ông Khiếm cho biết: "Từ năm 1987, phía Pháp đã gửi cảnh báo về việc trường hết thời hạn sử dụng, nhưng do nhiều điều kiện nên đến nay mới thực hiện việc xây lại. Trước khi đưa ra phương án xây lại hoàn toàn trường mới, ngành chức năng đã họp, tiến hành khảo sát, đánh giá, thẩm định kỹ càng chất lượng của công trình và kết quả cho thấy không thể duy tu, sửa chữa hay tôn tạo được nữa nên từ đó TP có quyết định đầu tư xây dựng trường mới".
Mất đi một di tích quý
Trả lời báo giới, nhiều người dân Cần Thơ tỏ ra tiếc nuối cho ngôi trường gần 99 năm tuổi. Ông Lê Phước Nghiệp cũng là cựu học sinh, cựu giáo viên của trường bày tỏ: "Đây là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ học sinh, đóng góp tài năng của mình cho đất nước. Do đó tôi nghĩ, thay vì làm mới, chúng ta có thể sửa chữa, trùng tu lại để giữ được kiến trúc của trường".
Nhiều cựu học sinh của Trường THPT Châu Văn Liêm đã về lại thăm trường xưa khi nghe tin trường sắp bị đập. Chị Trần Vân Anh bày tỏ: "Chúng tôi đã về trường để chụp lại hình ảnh cũ vì sợ sau này đập bỏ trường không còn thấy nữa". Chị Hồ Thị Minh Diệu thì nói: "Khi nghe tin trường bị phá vỡ, tôi thật sự không muốn. Trường có quá nhiều kỷ niệm, nhiều học sinh thành đạt trong xã hội xuất thân từ đây". Còn anh Trần Hoàng Minh cho rằng: "Nếu đập bỏ trường thì sẽ mất đi một di tích quý của Cần Thơ cũng như cả miền Tây Nam bộ".
Tiến Trình - Thu Hà
Theo Thanhnien
Hàng vạn du khách tham quan di tích Huế ngày Quốc khánh Sáng nay 2.9, nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2.9, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã mở cửa miễn phí để phục vụ nhân dân cả nước đến Huế tham quan tại các điểm di tích cố đô Huế. Du khách nội đia được miễn phí vào tham quan Đại nội Huế ngày...