Sát hại ông ngoại, người cháu lĩnh án 10 năm tù
Bị nhắc nhở chuyện uống rượu, chời bời lêu lổng, A Thiếu ( Kon Tum) đã vô cớ lấy dao sát hại ông ngoại.
Người này bị TAND tỉnh Kon Tum tuyên phạt 10 năm tù.
Sáng 16/11, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Kon Tum mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A Thiếu (16 tuổi, trú xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei) về hành vi giết người.
Theo cáo trạng, vào khoảng 22h ngày 14/5, sau khi đi uống rượu, A Thiếu về nhà ông ngoại là A Đảnh (tại thôn Roóc Nầm, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei) để ngủ.
Sau khi vào nhà, A Thiếu không lên giường ngủ ngay mà đi đến nhà bếp ngồi hút thuốc. Thấy cháu thường xuyên rượu chè, chơi bời lêu lổng, không lo tu chí làm ăn nên ông A Đảnh ngồi ở giường nói lời khuyên bảo.
Video đang HOT
Bị cáo A Thiếu tại phiên toà sáng nay
Bị ông ngoại nhắc nhở nhiều lần, A Thiếu bực tức lấy con dao rựa để trên dàn bếp đe dọa, yêu cầu im lặng. Tuy nhiên, ông A Đảnh không dừng lại mà nói “mày làm được gì thì làm đi”.
Sẵn có rượu trong người, lại bị ông thách đố, A Thiếu đã vung dao chém liên tiếp, làm ông A Đảnh gục xuống giường. Gây án xong, A Thiếu cầm dao vứt ra hè rồi đến nhà ông A Tải, Phó chủ tịch UBND xã Đăk Nhoong kể lại sự việc và được người này chở đến Công an đầu thú.
Giám định pháp y về tử thi kết luận, nguyên nhân ông A Đảnh chết là do đa vết thương sọ não hở.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, chỉ vì nhắc nhở làm những việc có ích mà bị cáo dùng hung khí nguy hiểm chém nhiều nhát vào đầu khiến ông ngoại tử vong, không những đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người, mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội.
Sau khi xem xét hồ sơ, chứng cứ, tài liệu có trong vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo A Thiếu 10 năm tù về tội “Giết người”.
Bộ Công an triển khai nhiều biện pháp đấu tranh với tội phạm giết người
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về một số giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa những vụ án giết người nghiêm trọng.
Theo Người phát ngôn Bộ Công an, thời gian qua tại một vài địa phương đã xảy ra một số vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng gây xôn xao dư luận, như: Vụ Giáp Thị Huyền Trang (sinh năm 1996, quê Bắc Giang) bắt cóc và giết bé gái ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội để đòi tiền chuộc 1,5 tỷ đồng.
Vụ đối tượng Tạ Duy Khanh (sinh năm 1985, quê Thái Bình) sát hại, phân mảnh thi thể nạn nhân phi tang ở sông Hồng. Vụ nghi phạm Nguyễn Văn Hiệp (sinh năm 1986, quê Thái Nguyên) sát hại bạn gái tại cửa hàng thời trang ở Bắc Ninh rồi tự tử. Vụ Giàng A Lư (sinh năm 1995, ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) dùng dao đâm vợ tử vong. Vụ Sùng A Sú (sinh năm 1990, ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) giết vợ rồi tự tử.
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh Bộ Công an cung cấp
Xác định tội phạm giết người là loại tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, sự bình yên cuộc sống của nhân dân, Bộ Công an đặc biệt quan tâm triển khai các biện pháp phòng ngừa, để kịp thời ngăn chặn từ sớm, không để xảy ra các vụ thảm án, các vụ án giết người nghiêm trọng; đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp tấn công, truy bắt, xử lý nghiêm minh để tạo sức trấn áp răn đe.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, thời gian tới, để tiếp tục đấu tranh, phòng chống có hiệu quả hơn với tội phạm giết người, Bộ Công an sẽ đẩy mạnh các biện pháp sau:
Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết tốt những vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng giáo dục học đường theo hướng cân bằng, coi trọng đồng bộ giữa giáo dục văn hóa và xây dựng nền tảng đạo đức.
Tăng cường năng lực cho lực lượng Công an cấp xã để chủ động nắm tình hình kịp thời, phát hiện, giải quyết sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là mâu thuẫn về tranh chấp đất đai, vay mượn tài sản... Phát huy vai trò các tổ hòa giải, các tổ chính trị - xã hội; không để xảy ra các mâu thuẫn bức xúc, kèo dài dẫn đến giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn dân cư, nhất là người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy tại cộng đồng. Phối hợp các đơn vị chức năng đưa người mắc bệnh tâm thần vào các cơ sở điều trị, phối hợp quản lý chặt chẽ người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Phối hợp các ban ngành ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình, phòng, chống bạo lực học đường. Chú trọng truyền thông trên các cổng thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... để phối hợp tuyên truyền phòng ngừa tội phạm giết người.
Đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý các vụ án giết người, nhất là các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, không để tồn đọng các vụ án giết người không rõ thủ phạm.
Hậu quả khôn lường từ lối sống thiếu lành mạnh Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa năm nào lại tái hiện, rành mạch, rõ ràng đối với không chỉ các phóng viên tiếp cận hồ sơ vụ việc năm ấy. Cho đến nhiều năm sau, dư luận vẫn còn ám ảnh, và giờ thì thêm Tạ Duy Khanh - một câu chuyện tương tự do mâu thuẫn quan hệ, đối tượng đã ra tay...