Sát giờ thi nhưng học sinh chưa đến, thầy giáo ở Kiên Giang chạy xe đến tận nhà để đón học trò
Hành động kịp thời này của thầy Lâm Phong đã giúp bạn nữ sinh có mặt tại điểm thi đúng giờ và kịp tham gia môn thi đầu tiên là Ngữ văn.
Sau buổi thi môn Ngữ văn vào sáng nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện một câu chuyện với diễn biến rất đặc biệt. Sau khi các thí sinh tập trung tại phòng thi chuẩn bị bước vào môn thi đầu tiên là Ngữ văn thì thầy Lâm Thế Phong – Bí thư Đoàn của trường THPT An Thới (huyện Phúc Quốc, Kiên Giang) đã phát hiện ra có một em thí sinh vắng mặt.
Do chỉ còn 30 phút nữa là đến giờ phát đề nên thầy Thế Phong đã nhanh chóng tìm thông tin của thí sinh này như tên tuổi, lớp học, địa chỉ rồi ngay lập tức lấy xe máy chạy đến tận nhà để đón bạn nữ sinh kia đến trường cho kịp giờ thi.
Bản thân thầy Phong là người phụ trách đội tiếp sức mùa thi nên trước nỗi lo rằng học sinh của mình sẽ không được dự thi và tốt nghiệp đúng hạn, thầy đã không ngại đường xa và cố gắng chạy xe nhanh nhất có thể nhưng vẫn giữ an toàn cho cả hai thầy trò.
Được biết lí do mà nữ sinh này đi muộn là vì nhầm lẫn về giờ giấc. Dù rất lo lắng và sốt ruột nhưng vì muốn học trò của mình không phải cảm thấy áp lực không đáng có nên thầy Phong chỉ nói chuyện và dặn dò bạn ấy cần chú ý hơn ở những ngày thi tiếp theo.
Sau khi xuất hiện trên mạng, bài đăng này đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ cư dân mạng. Nhiều người khi đọc tin đã thở phào nhẹ nhõm và thầm cảm ơn người thầy có tâm này. Hi vọng rằng các sĩ tử chúng ta sẽ kiểm tra ngày giờ thi cẩn thận để tránh những trường hợp phút chót vô cùng thót tim như thế này nhé!
Theo Helino
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Học sinh trung bình có thể đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, đề thi THPT quốc gia năm nay nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, chủ yếu là lớp 12. Độ phân hóa đề thi được nâng cao theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, học sinh có lực học trung bình có thể đỗ tốt nghiệp.
Ngày mai 25/6, thí sinh bắt đầu bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia 2018, trao đổi với báo chí, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: "Cho đến nay, công tác chuẩn bị kỳ thi đã hoàn tất và sẵn sàng đón các thí sinh đến thi.
Các địa phương đã sẵn sàng, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn nghỉ cho thí sinh và người thân ở các địa điểm thi; tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh là con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, học sinh khuyết tật, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa và thí sinh cư trú tại các vùng chịu ảnh hưởng thiên tai tham dự Kỳ thi, không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.
Đồng thời, xây dựng phương án phù hợp để kịp thời khắc phục khó khăn, bất cập và xử lý sự cố bất thường để đảm bảo tạo thuận lợi nhất cho việc dự thi của thí sinh và an toàn tuyệt đối cho cán bộ tham gia tổ chức thi; đưa ra các giải pháp hỗ trợ về đi lại, ăn ở cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các Điểm thi. Đặc biệt, đưa ra các biện pháp tuyệt đối không để thí sinh nào vì khó khăn về kinh tế mà không thể tham gia dự thi...".
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Cán bộ coi thi phải nắm chắc quy chế thì không có chuyện "lọt, lộ" đề thi
Thưa thứ trưởng, lâu nay, chúng ta chú ý tới việc siết chặt kỷ cương trường thi như tránh lộ đề thi nhưng với trường hợp thi lộ đề thi vào 10 ở Hà Nội vừa qua, Bộ rút kinh nghiệm như thế nào trong kỳ thi này? Cần quán triệt gì tới các điểm thi?
Quan trọng là chủ tịch hội đồng thi, cán bộ coi thi phải tuân thủ đúng quy chế. Kinh nghiệm cho thấy, nguyên nhân gốc rễ của những sai sót là cán bộ coi thi không nắm rõ quy chế. Không để xảy ra sự cố tương tự chỉ vì sự chủ quan, chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng dẫn tới hậu quả rất lớn.
Chính vì vậy, cán bộ coi thi phải nắm chắc quy chế thì không có chuyện "lọt, lộ" đề thi. Vì vậy, các điểm thi cần quán triệt kỹ nghiệp vụ coi thi cho cán bộ coi thi; quán triệt gian lận thiết bị công nghệ cao tới thí sinh để khi bị phát hiện, bị xử lý kỷ luật thì không thể bày tỏ ân hận, xin xỏ.
Bên cạnh đó, trước khi vào phòng thi, cán bộ coi thi phải nhắc nhở các thí sinh về những quy định trong quy chế thi như những vận dụng được phép mang vào phòng thi các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác; các thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi.
Thí sinh mang các thiết bị vào phòng thi dù chưa sử dụng cũng sẽ bị đình chỉ thi. Đặc biệt thí sinh cần lưu ý tuyệt đối không mang theo điện thoại di động nếu thí sinh nào cố tình hoặc thậm chí vô tình mang vào khi bị phát hiện sẽ bị đình chỉ thi ngay lập tức.
Không có chuyện coi lỏng
Một số ý kiến cho rằng, việc giao cho các địa phương chủ trì kỳ thi sẽ xảy ra hiện tượng nơi coi lỏng, coi chặt tạo sự không công bằng cho thí sinh, ông nghĩ sao?
Tôi nghĩ sẽ không có chuyện đó xảy ra bởi phương thức thi mấy năm trở lại đây đã thay đổi, đảm bảo công bằng cho thí sinh, đề thi chủ yếu là đề trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong phòng thi một mã đề khác nhau nên việc hỗ trợ từ bên ngoài là rất khó khăn mà lại chấm thi trên máy; với môn thi tự luận lại chấm theo 3 vòng độc lập.
Bên cạnh đó, việc coi thi có sự phối hợp 50% là giảng viên đại học. Đây là cơ sở khách quan đảm bảo phòng thi nghiêm túc và cũng là cơ hội để các thầy giám sát kỳ thi xét tuyển đại học.
Đồng thời sự chỉ đạo từ TƯ và các tỉnh, thành phố, các đoàn thanh tra giám sát cùng chế tài xử phạt nên chúng tôi đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Vậy, trong trường hợp một số tỉnh có kết quả thi cao một cách bất thường thì Bộ có động thái kiểm tra lại không thưa ông?
Kết thúc thi các đơn vị sẽ bắt tay ngay vào chấm thi, chấm kiểm tra và chấm thẩm định. Nếu tỉnh nào chấm điểm cao bất thường Bộ sẽ thực hiện theo Quy chế 04, chấm lại.
Năm nay, khi Bộ công bố đề minh họa cho thấy sự phân hóa khá cao so với năm trước và khó cân bằng với mục đích tốt nghiệp?
Nội dung đề thi năm nay nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, chủ yếu là lớp 12.
Độ phân hóa đề thi sẽ được cân đối 60 - 40, (60% cơ bản để tốt nghiệp và 40% nâng cao để xét tuyển đại học), nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Năm nay Bộ đã công bố đề thi tham khảo từ 24/01/2018, nên không gây sốc hay xáo trộn lớn cho học sinh và giáo viên. Như vậy, học sinh có lực học trung bình có thể đỗ tốt nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh (ghi)
Theo Dân trí
"May mà mình tốt nghiệp rồi" - dân mạng hoang mang thốt lên sau khi xem đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Bạn đã cảm thấy may mắn khi mình là 8x, 9x chưa? Thử làm đề thi hôm nay của các em học sinh lớp 9, bạn nghĩ mình được bao nhiêu điểm? Gân 90.000 thi sinh vưa trai qua 2 môn thi đâu tiên tai ky thi tuyên sinh vao lơp 10 cua TP Hô Chi Minh. Vơi dang đê Văn siêu đôc...