Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên
Cử tri Trường CĐ Sư phạm tại Quảng Trị kiến nghị:
Bộ GD&ĐT sẽ đề nghị các địa phương xem xét, tính toán giao cho các trường CĐ sư phạm phối hợp với trường đại học sư phạm bồi dưỡng giáo viên hằng năm.
Bộ GD&ĐT xem xét vị trí của loại hình trường CĐ sư phạm hiện nay và đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm giao nhiệm vụ đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cấp THCS, tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho các trường CĐ sư phạm.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD&ĐT đã huy động các nguồn lực và tập trung hoàn thiện Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm giai đoạn 2019 – 2025″. Bộ GD&ĐT đã trình Đề án này vào tháng 7/2019. Hiện nay, đề án đang được Chính phủ xem xét và sẽ có quyết định sớm trong năm 2020.
Video đang HOT
Nội dung của đề án đề xuất những giải pháp căn cơ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên. Cụ thể, trên cơ sở chuẩn chất lượng, bên cạnh việc tập trung đầu tư để hình thành các đại học sư phạm, trường đại học sư phạm lớn, một số cơ sở đào tạo sư phạm khác (trong đó có trường CĐ sư phạm) sẽ được tổ chức lại thành khoa sư phạm, trường sư phạm, phân hiệu của đại học hoặc của trường đại học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên, hoặc chuyển đổi thành cơ sở giáo dục khác tại địa phương.
Kế hoạch thực hiện dự kiến bắt đầu từ năm 2021 – 2025 để bảo đảm phù hợp với lộ trình dừng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên, trừ ngành Sư phạm Mầm non từ năm 2026, nhằm thực hiện nâng chuẩn giáo viên theo Luật Giáo dục 2019.
Từ 1/7, việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, THCS sẽ do trường đại học sư phạm đảm nhiệm. Vì vậy, từ năm học 2020 – 2021, Bộ GD&ĐT sẽ đề nghị các địa phương xem xét, tính toán giao cho các trường CĐ sư phạm phối hợp với trường đại học sư phạm bồi dưỡng giáo viên hằng năm; trong đó có bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới (ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non).
Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa tìm giải pháp dạy học ngoại ngữ hiệu quả
Theo Bộ GD-ĐT, sau 3 năm (2017 - 2019) triển khai bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai chương trình tiếng Anh mới.
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 70% giáo viên tiếng Anh đủ năng lực - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Quốc hội về việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng tại các kỳ họp trước, có đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có 43/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh; 63/63 địa phương triển khai chương trình ngoại ngữ mới; Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình các môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GV, giảng viên ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là đội ngũ GV ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu cũng được coi trọng và tiếp tục thực hiện.
Sau 3 năm (2017 - 2019) triển khai tích cực hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai theo chương trình tiếng Anh mới (tỷ lệ này với GV tiếng Anh tiểu học là 69%). Dự kiến năm 2020 tiếp tục bồi dưỡng 6.625 lượt GV về năng lực ngoại ngữ và sư phạm.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng, việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn nhiều khó khăn do đặc thù của các vùng miền, địa phương. Số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới theo đúng thời lượng còn thấp. Các giải pháp cụ thể trong dạy và học ngoại ngữ cho phù hợp với các vùng miền, địa phương và cơ sở chưa được triển khai tích cực; việc nâng cao chất lượng và số lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương còn hạn chế.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động khảo thí ngoại ngữ còn chưa đồng bộ. Việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu; lựa chọn, khai thác, sử dụng học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác trang thiết bị trong dạy học ngoại ngữ cho các cấp học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV dạy học ngoại ngữ ở bậc phổ thông.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa trong báo cáo gửi Quốc hội một loạt giải pháp. Trong đó, sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp dạy và học ngoại ngữ phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng miền, địa phương và cơ sở GD-ĐT; chú trọng việc nâng cao chất lượng và số lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương để có thể triển khai đồng bộ các chương trình ngoại ngữ mới.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, xây dựng hệ thống học liệu điện tử dùng chung trên toàn quốc. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hội nhập với chuẩn quốc tế...
Bồi dưỡng trực tuyến để tất cả giáo viên tham gia đều là "F1" Việc bồi dưỡng kết hợp phương thức trực tuyến với ưu điểm là giúp giáo viên ở tất cả các cấp đều tiếp cận được tài liệu bồi dưỡng gốc, tương tác được với giảng viên sư phạm, nên tất cả thầy cô sẽ đều là "F1". Bồi dưỡng trực tuyến giúp giáo viên ở tất cả các cấp đều được tiếp cận...