Sắp tới giáo viên sẽ được giảm bớt các cuộc thi?
Giáo viên bị sút 10kg sau khi tham gia bốn kỳ thi giáo viên giỏi âm nhạc cấp huyện, tỉnh và giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện tháng 3 năm ngoái.
Trong cuộc gặp mặt 63 giáo viên đang giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số trên khắp cả nước vào chiều ngày 15/11 tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô đã mạnh dạn chia sẻ những áp lực trong công tác giảng dạy của mình.
Một tiết học của hội thi giáo viên dạy giỏi. (Ảnh: giaoduc.net)
Những lời chia sẻ của cô giáo Lương Thị Hòa, giáo viên âm nhạc kiêm tổng phụ trách đội trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cao Sơn, thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) có lẽ làm không ít người phải thảnh thốt, giật mình.
Đó là việc cô bị sút 10kg sau khi tham gia bốn kỳ thi giáo viên giỏi âm nhạc cấp huyện, tỉnh và giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện tháng 3 năm ngoái.
Chuyện sút kí giảm cân khi tham gia quá nhiều kỳ thi trong một năm chắc chắn không chỉ xảy ra với mình cô giáo Hòa mà rất nhiều thầy cô giáo nằm trong tình cảnh ấy.
Không sút tới 10kg thì cũng mất vài ba kí lô cùng trạng thái bơ phờ, mệt mỏi vì mất ngủ, vì căng thẳng.
Thầy cô thể lực suy giảm đương nhiên việc giảng dạy sẽ bị hạn chế và hậu quả gánh chịu chính là các em học sinh sẽ có những giờ học không tốt.
Cần giảm số lượng cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh
Hiện nay, các cuộc thi trong nhà trường của giáo viên và học sinh đang quá tải.
Dù là cuộc thi của học sinh thì giáo viên cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn và cùng đồng hành với các em.
Video đang HOT
Vừa lo cuộc thi cho chính mình lại lo những cuộc thi cho học sinh lớp mình, giáo viên không áp lực, mệt mỏi mới là điều lạ.
Chỉ tính riêng các cuộc thi của giáo viên trong một năm:
Hiện có những kỳ thi bắt buộc như: Thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách giỏi. Có năm, một giáo viên sẽ phải tham dự đủ 4 kỳ thi của cả 3 cấp như cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
Theo quy định, thời gian tổ chức các kỳ thi của từng cấp khá dày, cấp trường năm nào giáo viên cũng phải thi, cấp huyện 2 năm, cấp tỉnh 4 năm tổ chức một lần. Thế nên sẽ có năm cả hai cấp cùng tổ chức một lần.
Ngoài những cuộc thi quen thuộc nêu trên còn có cuộc thi sáng kiến sáng tạo cho giáo viên, thanh thiếu niên trường, cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm.
Rồi cuộc thi Violimpic Toán, tiếng Việt, Trạng nguyên nhỏ tuổi, An toàn giao thông, kể chuyện lịch sử, hùng biện tiếng Anh…Nói là của học sinh sao giáo viên có thể đứng ngoài?
Thi nhiều chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Giáo viên lo bài vở đi thi đương nhiên sẽ sao lãng những giờ dạy của mình trên lớp.
Vào những ngày gần thi, nhà trường tạo điều kiện giáo viên học bài nên bố trí người dạy thay ở lớp.
Thầy cô giáo nào trống tiết vào dạy, luân phiên gần hết giáo viên trong trường.
Trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường cũng có tình trạng giáo viên bỏ lớp để gặp lớp sẽ dạy thi hoặc một bài phải học đi học lại vài lần do giáo viên dạy thử.
Trường đăng cai các kỳ thi giáo viên giỏi từ cấp huyện, tỉnh trong thời gian diễn ra hội thi mọi sinh hoạt chuyên môn ở trường đều bị xáo trộn.
Đã thế, cũng không tránh khỏi tình trạng gà bài, mớm bài, học tủ trong học sinh không chỉ ảnh hưởng đến các tiết học trong ngày còn gây nên suy nghĩ không tốt cho các em.
Lo cho mình, lo cho học sinh đi thi, nhiều thầy cô phải bỏ thời gian kèm cặp ngay trong các tiết học cũng lấy không ít thời gian của nhiều học sinh khác.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận:
“Thời gian qua nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp mang tính chất diễn, một giờ dạy giỏi được diễn đi diễn lại nhiều lần, khiến cho tính chất cuộc thi này khác đi, mục tiêu của cuộc thi giáo viên dạy giỏi không còn trong sáng nữa”.
Ông Tuấn Anh khẳng định, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang rà soát tất cả thông tư quy định về giáo viên dạy giỏi, từ đó xây dựng thông tư mới, hướng đến việc xét và công nhận danh hiệu này qua cả một quá trình, bởi “một giờ dạy không đủ quyết định giáo viên đó có giỏi hay không”.1
Tài liệu tham khảo:
//vtc.vn/giao-vien-sut-10kg-vi-thi-giao-vien-gioi-dau-dau-voi-ap-luc-nop-sang-kien-kinh-nghiem-d510500.html1
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Có nên tồn tại các kỳ thi giáo viên giỏi?
Sau mỗi ngày vất vả "đánh vật" với học sinh trên lớp, giáo viên phải "gồng mình" soạn giáo án, làm sáng kiến kinh nghiệm và chuẩn bị cho thi giáo viên dạy giỏi.
Nhiều giáo viên cho rằng, thi giáo viên giỏi hiện nay còn theo hình thức khiến giáo viên áp lực, mệt mỏi trong chuẩn bị.
Cô Lương Thị Hòa - Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Cao Sơn (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) kiến nghị giảm tải đối với các cuộc thi dành cho giáo viên. Ảnh: Q.Anh
Sút cả chục cân vì thi giáo viên giỏi
Lấy dẫn chứng từ bản thân mình sau một loạt Hội thi giáo viên giỏi đã bị sa sút về sức khỏe, không có đủ thời gian để thực hiện công tác chuyên môn trên lớp, cô Lương Thị Hòa - Giáo viên môn Âm nhạc, Tổng Phụ trách Đội tại Trường Tiểu học và THCS Cao Sơn (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) cho biết: "Chỉ trong tháng 3/2017, tôi phải tham dự liên tiếp 4 cuộc thi, bao gồm kỳ thi giáo viên giỏi môn Âm nhạc cấp huyện, tỉnh và Tổng phụ trách Đội. Trong một tháng đó khiến tôi giảm mất 10kg, thiếu đi thời gian để thực hiện tốt công tác chuyên môn hàng ngày, mặc dù được tạo điều kiện, giúp đỡ từ nhà trường và các đồng nghiệp".
Cũng theo cô Hòa, các kỳ thi tạo nhiều về áp lực, đầu tiên đó là thành tích. Đó có thể là thành tích thật, nhưng cũng có thành tích không thật. Những thành tích này đè nặng lên giáo viên trực tiếp đứng lên giảng dạy. Với thầy cô tâm huyết là mong muốn được yêu thương, mang tất cả kiến thức đã được học dành cho học sinh, gửi gắm cho các em học sinh, nhất là những em vùng sâu vùng xa. Nhưng thời gian chuẩn bị cho các cuộc thi chiếm rất nhiều thời gian đầu tư vào bài giảng cho các em.
"Nơi tôi công tác có một địa bàn không có điện, các em đều là người dân tộc Dao, đi các cuộc thi như thế là tôi xa các em. Các em ở đây không có điện đồng nghĩa với việc không có điều kiện để xem ti vi, do đó đến lớp niềm vui của các em là muốn nghe thầy cô hát, múa. Vì vậy, mong muốn của tôi là được giảm tải từ các cuộc thi dành cho các giáo viên, nhất là những giáo viên vùng sâu vùng xa, bởi chúng tôi luôn mong được gần các em nhiều hơn", cô Lương Thị Hòa chia sẻ thêm.
Thầy Nguyễn Quang Trung (Trường THCS Quảng Hòa, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) cho biết: "Hiện nay, có nhiều cuộc thi dành cho giáo viên đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời gian giảng dạy cho học sinh trên lớp. Tuy có sắp xếp lịch dạy bù, nhưng giáo viên vẫn khó để đảm bảo chất lượng bằng việc dạy theo đúng quy định. Cần giảm số lượng cuộc thi dành cho giáo viên. Ngoài ra, cũng đề nghị giảm số lượng hồ sơ sổ sách mang tính hình thức để bớt gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm".
Sẽ không yêu cầu giáo viên tham gia các cuộc thi
Thời gian qua, đã có nhiều tranh luận về câu chuyện có nên bỏ hay giữ lại các cuộc thi giáo viên giỏi. Trên thực tế, về ý nghĩa của cuộc thi này đó là một sân chơi để những nhà giáo tâm huyết có cơ hội thể hiện khả năng của mình, được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh cảm phục. Tuy nhiên, việc có quá nhiều cuộc thi, nội dung, hình thức thi mang nặng yếu tố thành tích, chỉ là nơi "diễn" chứ không phải để nâng cao kiến thức, khả năng.
Thậm chí, vào tháng 1/2019, tại một trường tiểu học ở một thành phố, để phục vụ cho Hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố, nhà trường đã yêu cầu chỉ học sinh chăm ngoan, học giỏi mới được tham gia các tiết dạy của giáo viên dự thi, học sinh lực học yếu hơn được cho nghỉ. Bộ GD&ĐT đã vào cuộc và chỉ ra nhiều bất cập trong Hội thi giáo viên giỏi tại đây. Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn chấn chỉnh, lưu ý một số vấn đề liên quan đến tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên trong đó nhấn mạnh "Giáo viên dự thi không được tập dượt dạy thử, dạy trước với học sinh; không được "gà bài" trước cho học sinh; Khi thao giảng cần phải được giữ nguyên trạng số lượng học sinh của lớp...".
Chia sẻ về những bất cập trong các cuộc thi dành cho giáo viên hiện nay, ông Phạm Tuấn Anh - Phó cục trưởng Cục Nhà giáo cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Thời gian qua, Bộ cũng đã rà soát các cuộc thi giáo viên cho thấy, có một số nơi thực hiện chưa đúng, thi giáo viên giỏi nhưng giáo viên lại "diễn" lại nhiều lần một giờ dạy làm sai ý nghĩa của cuộc thi. Sắp tới, Bộ sẽ xét giáo viên giỏi dựa vào quá trình dạy học. Theo đó, giáo viên giỏi sẽ không chỉ đánh giá qua một giờ dạy mà cần xét cả quá trình và có ra tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng".
Đặt ra yếu tố áp lực cũng là một thử thách đối với giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: "Sắp tới, cuộc thi giáo viên dạy giỏi sẽ không phải viết hay trình bày sáng kiến kinh nghiệm. Thay vào đó, giáo viên có thể chia sẻ, trình bày những kinh nghiệm hay, những việc làm tốt trong năm qua... Thông tư chuẩn bị ban hành được xây dựng trên tinh thần giảm tối đa áp lực cho giáo viên. Các cuộc thi vẫn được tổ chức nhưng hình thức sẽ được giảm tải, không bắt buộc thầy cô tham gia".
Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã rà soát và sẽ cắt những cuộc thi không nâng cao chất lượng giáo dục, thậm chí còn đang tạo gánh nặng, áp lực cho giáo viên. Một trong những nội dung quan trọng từ năm 2019 để giảm áp lực, tạo động lực cho giáo viên là giảm gánh nặng sổ sách hành chính, các cuộc thi nhà giáo không cần thiết. Bộ cũng đề nghị địa phương và các Bộ, ban ngành liên quan chung tay giải quyết áp lực thi đua cho các trường; có chính sách lương bổng để nhà giáo yên tâm làm tốt công việc.
Theo giadinh.net
Giáo viên "đánh vật" với các cuộc thi Sau khi tham gia 4 kỳ thi giáo viên giỏi âm nhạc cấp huyện, tỉnh, một giáo viên âm nhạc bị sút 10kg. Thực tế cho thấy nhiều cuộc thi còn nặng hình thức. Một tháng thi 4 lần, sụt 10kg Trong các buổi gặp mặt với các bộ, ngành chức năng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11 vừa qua, nhiều...