Sắp thi vẫn chưa hết phân vân
Đó là tâm sự của rất nhiều sĩ tử khi đứng trước kì thi quan trọng sắp tới – kì thi đại học. Hầu hết đều đang rất phân vân không biết nên lựa chọn trường nào trong số các trường đã đăng kí.
Nguyễn Thanh Hải (THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội) nói: “Mình đăng kí 2 trường là Đại học Thương Mại và Đại học Bách Khoa nhưng giờ mình chẳng biết nên thi trường nào nữa. Mình thích Thương mại nhưng trường nếu không đỗ khoa đăng kí thì coi như trượt luôn, còn Bách khoa thì được chuyển xuống khoa dưới thấp điểm hơn vẫn còn chỉ tiêu. Như vậy, cơ hội đỗ Bách khoa của mình sẽ cao hơn. Giữa 2 sự lựa chọn: 1 là chuyên ngành thích, 2 là khả năng đỗ cao, mình không biết nên chọn trường nào nữa”.
Tương tự như Thanh Hải, rất nhiều sĩ tử cũng rơi vào tình cảnh khó xử như vậy. Đa số đều phân vân giữa trường mình yêu thích và khả năng thực tại. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như kém tự tin, ảnh hưởng của điểm thi thử đại học, điểm thi tốt nghiệp, gia đình, bè bạn…
M.Phương (THPT Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Mình học khá đều các môn, cũng tầm hơn 8 phẩy. Mình muốn thi vào đại học Kinh tế quốc dân nhưng mình sợ với cao quá nhỡ không đỗ thì không biết làm thế nào. Lại sợ làm bố mẹ thất vọng nên dù không muốn chắc mình cũng phải chọn trường thấp điểm hơn thôi”.
Bên cạnh việc phân vân giữa trường yêu thích và khả năng thực tại thì còn một lý do khác không kém quan trọng khiến các sĩ tử đau đầu không biết xử trí ra sao. Đó là sự mâu thuẫn giữa quyết định của bản thân và sự định hướng của cha mẹ. Bạn có thể muốn học chuyên ngành này, trường này, nhưng bố mẹ lại mong muốn khác. Bạn đã cố thuyết phục nhưng cho tới thời điểm này, dường như cha mẹ bạn vẫn không hề có ý định thay đổi quyết định.
“Cho dù mình có đỗ đại học thì chắc mình cũng không vui nổi. Phải học một chuyên ngành mình không hề thích thì làm sao mà học tốt được chứ. Mình đã rất cố gắng thuyết phục bố mẹ nhưng vẫn không được. Mình đang rất phân vân không biết có nên đánh liều cứ đi thi trường mình thích hay không. Nhưng như thế mình sẽ làm bố mẹ buồn và thất vọng mất” – Thu Hằng (THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ.
Video đang HOT
Tỷ lệ chọi và điểm chuẩn các năm cũng là một trong những nguyên do khiến các sĩ tử băn khoăn. Tuy nhiên, như đã nói, tỷ lệ chọi chỉ mang tính chất tham khảo, không nên quá phụ thuộc vào nó. Thêm vào đó, điểm chuẩn các năm của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề thi, số lượng và chất lượng thí sinh đăng kí. Do đó, cả 2 yếu tố trên đều không thực sự chính xác. Cũng không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều trong việc chọn ngành, chọn trường.
Như Minh Huy (THPT Trần Hưng Đạo, Hà Nội) ban đầu có vẻ rất lo lắng khi đọc trên mạng thấy tỷ lệ chọi của trường mình thi rất cao. Tuy nhiên, sau khi được nghe cha mẹ và các thầy cô tư vấn, Huy cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Huy quyết định vẫn sẽ thi trường mình yêu thích dù phía trước có bao nhiêu đối thử đi chăng nữa.
Việc các sĩ tử phân vân lựa chọn trường nào vào thời điểm này là hoàn toàn hợp lý. Cân nhắc thật kĩ và quyết định chính xác sẽ giúp bạn xác định được con đường đi đúng đắn.
Theo BĐVN
Điểm chuẩn năm nay tăng hay giảm?
Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12...
Với teen 12 hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, bên cạnh việc suy nghĩ chọn ngành học nào, trường nào cho vừa sức và phù hợp với bản thân trong kì thi đại học sắp tới thì chuyện lo điểm chuẩn các trường tăng, giảm cũng là một vấn đề lớn.
Nhiều teen vẫn tin rằng những trường năm ngoái điểm chuẩn thấp năm nay nhất định sẽ tăng cao và ngược lại, những trường có điểm chuẩn cao năm nay có thể sẽ bằng hoặc hạ xuống. Chính vì suy nghĩ đó nên rất nhiều teen hiện nay đang băn khoăn không biết nên chọn trường, ngành nào.
Lý do để các teen tin tưởng điều đó là do đa số ai cũng nghĩ như vậy. Ví dụ như điểm chuẩn đại học Hà Nội. Năm 2009, điểm chuẩn ngành tiếng Trung khối D1 là 23, khối D4 là 25,5, trong khi điểm chuẩn năm 2010 khối D1 là 25,5, khối D4 là 25, hay ngành Kế toán khối D1 năm 2009 có điểm chuẩn là 25,5 nhưng năm 2010 điểm chuẩn lại tăng lên tới 28,5 do lượng thí sinh đăng kí vào hai ngành học trên tăng nhiều so với năm trước. Tương tự vậy, điểm chuẩn năm 2009 ngành Tiếng Anh là 26,5 nhưng năm 2010 lại giảm xuống chỉ còn 20,5 do ít thí sinh đăng kí nên tỷ lệ chọi thấp, dẫn tới điểm chuẩn vào ngành này giảm mạnh.
Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều teen lầm tưởng đó là quy luật. Tuy nhiên, không phải điểm chuẩn năm nào cũng lên xuống như vậy.
M.Hương (THPT Lương Thế Vinh) nói: "Bố mẹ mình đều làm ngoại giao nên ngay từ khi vào cấp 3 đã định hướng cho mình theo học chuyên ngành tiếng Anh ở đại học Hà Nội. Nhưng điểm chuẩn năm ngoái bỗng dưng thấp kì lạ, mình sợ năm nay nhiều người đăng kí điểm chuẩn lại tăng lên cao thì không biết sẽ thế nào".
Tương tự như M.Hương, M.Tuấn - teen 13 cũng vô cùng băn khoăn không biết nên thi trường nào: "Mình thi đại học năm ngoái nhưng bị thiếu 0.5 điểm vào khoa Luật đại học Quốc Gia do ngành mình thi năm ngoái điểm chuẩn tăng tới 2,5 điểm so với năm 2009. Mình muốn thi lại ngành đó theo ý nguyện của gia đình cũng như sở thích của mình nhưng sợ điểm thi năm nay lại có sự biến động như năm ngoái. Bạn bè mình khuyên nên thi tiếp ngành đó do năm ngoái điểm chuẩn cao thì năm nay sẽ hạ".
Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12. Tuy nhiên, việc các bạn cho rằng điểm chuẩn năm ngoái cao thì năm nay sẽ bằng hoặc giảm xuống và ngược lại là không chính xác. Cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh cũng như đề thi như thế nào.
Đề thi năm 2010 được đánh giá là hay bởi tính chất phân loại của nó. Ví dụ như đề thi Toán, để kiếm điểm 7, 8 không phải là quá khó, nhưng để đạt được 9, 10 thì cần phải có một lượng kiến thức vững chắc cũng như tư duy nhạy bén trong việc xử lý đề thi. Chính vì vậy nên điểm cao chỉ dành cho những bạn có khả năng thực sự. Điều đó phản ánh phần nào việc điểm chuẩn năm 2010 có xu hướng giảm. Theo đó, đề thi năm 2011 cũng ra theo hướng phân loại thí sinh nên khả năng điểm chuẩn sẽ không có biến động nhiều.
Teen 12 cũng không nên quá lo lắng, trước mắt các bạn hãy cố gắng nỗ lực nốt trong học kì tới, từ nay tới lúc làm hồ sơ vẫn còn thời gian để các bạn suy nghĩ kĩ, lựa chọn ngành và trường phù hợp. Hãy luôn nhớ rằng đỗ hay không là do khả năng của bản thân, những yếu tố tác động bên ngoài như tỷ lệ chọi, đề thi khó,... chỉ là một phần nhỏ thôi.
Theo Kênh14
Thi vào lớp Một trường điểm, tỷ lệ 1 chọi 3 Tìm thầy luyện thi vào lớp 1, rèn tư duy, tiếng Anh để con có thể thi tốt, nhiều ông bố, bà mẹ ở Hà Nội đã mất ăn, mất ngủ lo con không đỗ khi biết tỷ lệ chọi vào trường dân lập Đoàn Thị Điểm là 1/3. Là trường nổi tiếng ở Hà Nội về chất lượng đào tạo, được ĐH...