Sắp hết cảnh đều đều gọi vốn qua trái phiếu
Có doanh nghiệp một tháng từng thực hiện tới… 60 thương vụ phát hành trái phiếu. Tình trạng này sẽ chấm dứt kể từ ngày 1/9 tới, khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực.
1 ngày phát hành hơn 2 thương vụ
Nhìn vào dữ liệu phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hàng tháng, do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công khai định kỳ, có nhiều thông tin gây… choáng.
Theo đó, có những doanh nghiệp tính ra trung bình thực hiện tới 2 đợt phát hành trái phiếu/ngày.
Điển hình như CTCP Đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam trong tháng 4/2020, đã thực hiện tới 60 đợt phát hành trái phiếu.
Đây không phải là lần đầu công ty này thực hiện gọi vốn dày đặc như vậy. Trong tổng số 102 đợt phát hành trái phiếu thành công trong tháng 1/2020, thì TNR Holdings Việt Nam chiếm tới phân nửa, khi thực hiện tới 60 đợt phát hành, với lượng vốn huy động hơn 2.938 tỷ đồng/tổng lượng vốn huy động toàn thị trường là 8.703 tỷ đồng.
Gọi vốn mạnh hơn, trong tháng 5/2020, một “người anh em” của công ty này (do đều là thành viên của Tập đoàn Đầu tư TNG ) là CTCP Đầu tư và cho thuê tài sản TNL, khi thực hiện tới 62 đợt phát hành trái phiếu…
Việc liên tục gọi vốn qua kênh trái phiếu đã đẩy lượng vốn vay qua kênh trái phiếu của nhiều doanh nghiệp vượt xa vốn chủ sở hữu, dẫn đến rủi ro “vỡ nợ” nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rơi vào thất bát, mà câu chuyện xảy ra với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc gần đây là một minh chứng.
Theo HNX, trong năm 2019, 28/217 doanh nghiệp phát hành có khối lượng phát hành trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó 11 doanh nghiệp có khối lượng phát hành vượt 50 lần vốn chủ sở hữu, đặc biệt có tới 6 doanh nghiệp ghi nhận khối lượng phát hành vượt tới 100 lần vốn chủ sở hữu.
Tình trạng này cũng tiếp diễn trong năm 2020, khi theo Bộ Tài chính từ đầu năm đến nay, có những doanh nghiệp ghi nhận dư nợ trái phiếu phát hành cao hơn từ 30 – 47 lần vốn tự có.
Đáng nói là trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, một số doanh nghiệp không công bố cụ thể mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Trước tình trạng trên, cũng như hiện tượng lượng gọi vốn tập trung nhiều ở khối doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ liên tục tăng mua TPDN, từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Tài chính đã hai lần phát đi cảnh bảo về những rủi ro có thể phát sinh cả với doanh nghiệp phát hành lẫn nhà đầu tư, thị trường.
Liên quan đến lý do nhà quản lý liên tục phát đi cảnh báo, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, trước đây chủ yếu là vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu. Nhưng phát hành nhiều cổ phiếu để huy động vốn khiến doanh nghiệp đối mặt với áp lực chi trả cổ tức gia tăng.
Mặt khác, mấy năm gần đây, tăng trưởng tín dụng củahệ thống ngân hàng liên tục giảm. Đây là chính sách lớn của Ngân hàng Nhà nước để giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Thực tế này tạo điều kiện tự nhiên và đương nhiên cho thị trường trái phiếu phát triển trong 2 – 3 năm gần đây.
Video đang HOT
“Cơ quan quản lý cho rằng đó là bước phát triển lành mạnh và tất yếu. Tuy nhiên, qua theo dõi, Bộ Tài chính, UBCK cảnh báo về một số hiện tượng phát hành TPDN chưa thực sự lành mạnh và hàm chứa những rủi ro nên phát đi cảnh báo cho nhà đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là hiện tượng doanh nghiệp nhỏ, nhưng phát hành trái phiếu với lượng vốn huy động lớn. Có những doanh nghiệp phát hành công bố báo cáo tài chính không rõ ràng, tài sản bảo đảm không có, hoặc không được định giá chắc chắn… Đó là rủi ro cho nhà đầu tư, nên cần cảnh báo để họ thận trọng phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, chứ không phải là cảnh báo về sự phát triển của thị trường TPDN…”, ông Dũng cho hay.
Doanh nghiệp sẽ chỉ được phát hành tối đa 1 năm 2 đợt
Nhìn nhận hiện trạng trên dẫn đến những rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành lẫn nhà đầu tư, nên cần có giải pháp xử lý, đại diện Bộ Tài chính cho biết, một trong những điểm mới tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành TPDN, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020 là giới hạn khối lượng phát hành đảm bảo dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.
Các đợt phát hành TPDN phải cách nhau tối thiểu 6 tháng, trái phiếu phát hành trong mỗi đợt phải có cùng điều kiện, điều khoản. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ được phát hành tối đa 2 đợt trong năm.
Các đợt phát hành TPDN riêng lẻ phải được tư vấn bởi tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu. Việc nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ nhằm hạn chế rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư, cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp trong việc huy động vốn trái phiếu với lợi ích của nhà đầu tư khi mua trái phiếu, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư…
Một điểm mới nữa tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP là chuẩn hóa hồ sơ phát hành TPDN riêng lẻ.
Theo đó, khi phát hành TPDN, doanh nghiệp phát hành phải nêu chi tiết mục đích phát hành trái phiếu tại phương án phát hành để nhà đầu tư có thể giám sát quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là giải pháp nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc huy động vốn và sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp.
Để khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn, quy định mới rút ngắn thời gian công bố thông tin trước đợt phát hành từ tối thiểu 10 ngày làm việc xuống tối thiểu 3 ngày. Điều này đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp, bởi phù hợp với thời gian đàm phán của doanh nghiệp phát hành với nhà đầu tư.
Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn về công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về TPDN tại HNX
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính.
Một điểm mới tại Nghị định 81/2020 là quy định rõ việc xử lý vi phạm trong phát hành TPDN riêng lẻ thực hiện theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, cũng như pháp luật có liên quan để làm cơ sở cho việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt đối với các vi phạm về phát hành TPDN riêng lẻ.
Đồng thời, văn bản mới còn bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn phát hành, cũng như tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu trong việc cung cấp dịch vụ về TPDN, qua đó tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với việc phát hành, cung cấp dịch vụ về TPDN.
Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về chế độ báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý và thời hạn, biểu mẫu công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành, cũng như việc công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về TPDN tại HNX.
Ngoài ra, để có thông tin đầy đủ, đồng bộ từ khâu phát hành đến khâu giao dịch TPDN phục vụ cho việc quản lý, giám sát thị trường TPDN, điểm mới nữa tại Nghị định 81/2020 là bổ sung quy định về cung cấp thông tin sau giao dịch TPDN của tổ chức lưu ký đối với sở giao dịch chứng khoán để tiến tới thiết lập thị trường giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ.
Gọi vốn không khó, cái khó là phải làm ra để trả
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được định hình, đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải khắt khe hơn với phương án trả nợ trước khi tính việc tận dụng dòng vốn dễ vay này.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến tháng 6/2020.
Khát vốn, doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu
"Lượng TPDN các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020", đây là thông tin được Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra tại báo cáo "Tác động của kênh trái phiếu doanh nghiệp đến lãi suất tiền gửi" mới đây.
SSI Research cho biết, trong 6 tháng qua, tổng lượng TPDN phát hành ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thực tế, con số này có thể còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Tổng lượng TPDN lưu hành ước khoảng 783.000 tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến tháng 6/2020.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng rất sôi động.
Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (tại ngày 30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm; thanh khoản thị trường cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ 2017 đến nay, nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
Giao dịch qua các đại lý (công ty chứng khoán, ngân hàng) vẫn chiếm đa số. Không chỉ làm trung gian phân phối, các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng đáng kể số mở mới và cả tài sản quản lý.
Trong đó, đáng chú ý là xu hướng nhà đầu tư cá nhân tiếp cận ngày càng nhiều với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa ốc.
"Sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt quy mô, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận đã khiến TPDN từ chỗ là kênh đầu tư dành riêng cho tổ chức, đã dần trở thành một lựa chọn đầu tư mới cho khách hàng cá nhân", SSI Research nhấn mạnh.
Báo cáo thường niên của Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cho biết, TCBS chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HOSE, đã phân phối (bán lẻ) cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng TPDN trong năm 2019, tăng 47% so với năm 2018.
Ghi nhận của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, lãi suất bình quân TPDN phát hành sơ cấp dao động từ 10,1 - 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm.
Khảo sát mức lãi suất của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại, lãi suất TPDN trên thị trường thứ cấp thường thấp hơn từ 2-2,5%/năm so với thị trường sơ cấp; nằm trong khoảng 7,5-10,5%/năm.
So với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm. Bản thân mức độ dao động của lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại cũng rất rộng, khi các ngân hàng thương mại nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước từ 1-2%/năm.
Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8-4%/năm tùy từng kỳ hạn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) từng nhấn mạnh, các doanh nghiệp bất động sản cần coi kênh phát hành trái phiếu, cổ phiếu là kênh huy động vốn quan trọng, giúp giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Điều này không chỉ phù hợp trong bối cảnh tín dụng bất động sản đang được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay, mà cả trong tương lai, theo kinh nghiệm phát triển của các thị trường đi trước.
Phát hành TPDN hay cổ phần còn giúp các công ty bất động sản có thể mở rộng tìm kiếm các đối tác ngoại có tiềm lực, từ đó vừa có được dòng vốn tốt, vừa học tập kinh nghiệm quản trị, phát triển sản phẩm...
Quan trọng là đảm bảo khả năng thanh toán
Để có vốn kinh doanh trong bối cảnh nhiều ngân hàng hạn chế dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản, các doanh nghiệp địa ốc tìm cách hút vốn mạnh qua phát hành trái phiếu.
Trong khi đó, quy định pháp luật có nhiều thay đổi mang tính cởi trói cho hoạt động huy động vốn bằng TPDN, giúp hoạt động này nở rộ.
Tuy nhiên, việc mở cơ chế mở cho việc gọi vốn qua trái phiếu đang khiến thị trường này đối mặt với nhiều rủi ro khi xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu mà không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp phát hành vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu..., tiềm ẩn rủi ro lớn cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu.
Đó là chưa kể việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất quá cao cũng gây nguy cơ phá vỡ mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, Bộ Tài chính đã liên tiếp "rút thẻ vàng" đối với hoạt động phát hành trái phiếu của nhiều doanh nghiệp.
Thậm chí trong Luật Doanh nghiệp mới được Quốc hội thông qua, đề xuất chỉ cho phép nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường TPDN của cơ quan này đã trở thành quy định chính thức.
Nỗi lo này xuất phát từ sự gia tăng đầu tư nhanh chóng của nhóm nhà đầu tư cá nhân, gồm cả nhà đầu tư không chuyên nghiệp, trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về đặc điểm của trái phiếu, mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành..., tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính họ và thị trường.
Do đó, cần thiết phải có quy định về phạm vi giao dịch TPDN riêng lẻ để đảm bảo hạn chế rủi ro.
Kinh nghiệm từ quốc tế là bài học đáng để Việt Nam tham khảo. Thống kê cho thấy, các vụ vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc đạt giá trị 21 tỷ USD trong năm 2019, đa phần số này là trái phiếu tại thị trường nội địa được phát hành bằng nhân dân tệ và do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Theo đại diện CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR), thị trường trái phiếu được định hướng phát triển thành một trong những kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, thay thế dần cho kênh tín dụng.
Các doanh nghiệp niêm yết lựa chọn kênh huy động từ trái phiếu như một công cụ đắc lực để gia tăng vốn đầu tư và phát triển.
Không phủ nhận vẫn còn những "hạt sạn" trong việc phát hành trái phiếu, nhưng đó là với những doanh nghiệp chưa đủ năng lực tài chính, còn về cơ bản, với những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững, minh bạch trong quản trị, điều hành..., việc chậm trễ thanh toán trái phiếu thường không gặp khó khăn gì.
Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, dưới góc nhìn của cơ quan quản lý, điều quan trọng là đảm bảo an toàn hệ thống. Còn với doanh nghiệp, do khát vốn nên càng huy động được nhiều thì càng tốt, nhất là khi phát hành trái phiếu có nhiều ưu điểm, đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo và có thể sử dụng ngay nguồn vốn.
"Các chủ đầu tư cần có 30% vốn để thực hiện các dự án, còn lại 70% có thể huy động từ người mua, nên lượng trái phiếu huy động có thể gấp 3 lần nhu cầu. Tuy nhiên, việc huy động từ trái phiếu nên ở mức phù hợp với khả năng kinh doanh và phải tính đến yếu tố an toàn, đặc biệt trong trường hợp dự án bị đình trệ, phá sản. Để đảm bảo sự thành công, các công ty bất động sản cần phải có thực lực về tài chính, chứ không chỉ là kỹ năng lập dự án", ông Hiển nói.
Doanh nghiệp phải công bố thông tin ít nhất 3 ngày trước đợt phát hành trái phiếu Nội dung trên được quy định tại Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020. Nghị định số 81/2020/NĐ-CP điều chỉnh giảm thời gian công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu so...