Sắp diễn ra trận mưa sao băng lớn nhất trong năm
Mưa sao băng Orionids, một trong những trận mưa sao băng lớn của năm đang tới gần và sẽ đạt cực điểm vào đêm 21, rạng sáng ngày 22/10 sắp tới.
Orionids được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley, diễn ra với 25 – 30 sao băng/giờ. Theo các nhà khoa học, đây là một trong những trận mưa sao băng lớn trong năm và sẽ đạt cực điểm vào đêm 21 rạng sáng ngày 22/10/2012.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết, tại Việt Nam, từ 0 giờ đến 4 giờ sáng ngày 22/10, người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, việc quan sát mưa sao băng còn phụ thuộc vào yếu tố thuận lợi của thời tiết, nếu khu vực nào có mưa và nhiều mây thì quá trình quan sát sẽ gặp nhiều bất lợi.
Video đang HOT
Với những khu vực thuận lợi, việc quan sát sẽ đạt hiệu quả tối đa với góc quan sát tối, đó là không gian thật rộng rãi, cách xa ánh sáng đèn điện của đô thị. Người quan sát nên hướng về bầu trời phía Đông, nơi có chòm sao Orion đã mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới sáng. Chòm sao này rất dễ nhận ra bởi cái thắt lưng nổi tiếng là 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau tạo thành một đoạn thẳng rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là hai ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.
Lần đầu tiên mưa sao băng này được quan sát là vào các năm 1839 và 1940 bởi nhà quan sát E. C. Herrick. Sau nhiều lần quan sát và ghi chép, ông đưa ra kết luận, trận mưa sao băng bắt đầu từ mùng 8 và kết thúc vào 25/10.
Theo Dantri
Ngày 22/10 Việt Nam đón mưa sao băng
Và tháng 10 này, một trong hai trận mưa sao băng lớn sẽ diễn ra. Những người ở bán cầu Bắc, trong đó có Việt Nam sẽ dễ dàng thấy được các sao băng đều dường như tỏa ra từ chòm sao Thiên Long, gần sao Bắc Cực.
Một trận mưa sao băng thường bắt nguồn từ khí bụi còn lại của sao chổi khi nó bay qua quỹ đạo Trái đất. Nguồn khí bụi này với vô vàn kích cỡ khác nhau từ cỡ hạt bụi rất nhỏ đến cỡ cục đá sẽ lao vào bầu khí quyển khi Trái đất quét qua khu vực đó. Chúng bốc cháy dưới tác dụng của áp suất cao, tạo thành những vệt sao băng như ta thấy.
Và tháng 10 này, một trong hai trận mưa sao băng lớn sẽ diễn ra. Nhà thiên văn học Tony Phillips của trang mạng spaceweather.com - chuyên quan sát bầu trời đêm cho biết trận mưa sao băng "Draconids" rất nổi tiếng vì khó dự đoán nhưng rất đáng để quan sát trong một trời đêm trong và tối. Những người ở bán cầu Bắc, trong đó có Việt Nam sẽ dễ dàng thấy được các sao băng đều dường như tỏa ra từ chòm sao Thiên Long, gần sao Bắc Cực.
Mưa sao băng "Draconids" bắt nguồn từ khí bụi còn lại của sao chổi 21P/Giacobini-Zinner có chu kỳ quay quanh Mặt trời là 6,6 năm. Lần gần đây nhất là năm 2011, sao chổi này đã để lại một vùng khí bụi dày và tạo ra một trận mưa sao băng "Draconids" đầy ấn tượng, lên đến 600 sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên nhiều người đã thất vọng vì cực điểm diễn ra vào ban ngày tại Bắc Mỹ còn ban đêm thì bị Mặt trăng làm mờ đi rất nhiều. Theo dự đoán của các nhà thiên văn học, trận mưa sao băng năm nay trung bình có khoảng 10 sao băng mỗi giờ.
Tại Việt Nam, từ 0 giờ đến 4 giờ sáng ngày 22/10, người yêu thiên văn và những ai quan tâm đến thế giới vũ trụ và những vì sao có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng "Orionids" - được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley - với khoảng từ 25 đến 30 sao băng mỗi giờ.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết: "Orionids" là một trong những trận mưa sao băng lớn trong năm và sẽ đạt cực đểm vào đêm 21 rạng sáng ngày 22/10/2012. Nếu thời tiết thuận lợi, người dân Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội chứng kiến hiện tượng này. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là từ 0 giờ đến 4 giờ. Đây là thời điểm Mặt trặng đã lặn xuống chân trời phía Tây nên không gây ảnh hưởng cho việc chiêm ngưỡng mưa sao băng".
Theo chỉ dẫn của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, sau 0 giờ hãy hướng ánh nhìn về bầu trời phía Đông, người xem sẽ thấy chòm sao "Orion" mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới khi trời sáng. Chòm sao "Orion" rất dễ nhận ra bởi sự nổi tiếng bởi 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau, tạo thành một đoạn thẳng tắp rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là 2 ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.
Lưu ý khi ngắm sao băng
- Quan sát yếu tố thời tiết bởi chỉ có thể quan sát được mưa sao băng nếu trời không có mây mù.
- Tìm chỗ thật tối, đó là không gian thật trong và tối, cách xa ánh sáng đô thị để có cơ hội tốt nhất quan sát toàn bộ và rõ nét bầu trời đêm.
- Thoải mái và mặc ấm bởi các trận mưa sao băng thông thường quan sát tốt nhất vào sau nửa đêm.
Theo Dantri
22/10: Chiêm ngưỡng mưa sao băng tại VN Người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng vào ngày 22/10 (Ảnh minh họa) Từ 0-4 giờ ngày 22/10/2012, người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Orionids với khoảng 25-30 sao băng mỗi giờ. Trao đổi với phóng viên, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn học trẻ...