Sắp diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Hiệp hội của Việt Nam và Hàn Quốc
Dự kiến, chiều 27/10, lãnh đạo hai Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Hàn Quốc sẽ kí kết bản ghi nhớ hợp tác.
Trước đó, Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có cuộc làm việc với Văn phòng đại diện Hiệp hội đại học, cao đẳng Hàn Quốc tại Việt Nam bàn về hợp tác trong thời gian tới.
Tại cuộc làm việc đó, lãnh đạo hai Hiệp hội đã thống nhất nội dung hợp tác và thời gian tổ chức Lễ ký Bản ghi nhớ sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ ngày 27/10/2017 tại Khách sạn Grand Plaza Hà Nội.
Buổi làm việc giữaThường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Văn phòng đại diện Hiệp hội đại học, cao đẳng Hàn Quốc tại Việt Nam
Được biết, ngay sau Lễ ký hợp tác, ngày 28/10 Hiệp hội đại học, cao đẳng Hàn Quốc sẽ chủ trì tổ chức Hội thảo tư vấn du học năm 2017 với sự tham gia của 30 trường đại học, cao đẳng hội viên diễn ra ở 2 địa điểm.
Phía Hiệp hội đại học, cao đẳng Hàn Quốc có thư mời tới Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và các trường hội viên cùng quan tâm tham dự.
Video đang HOT
Cụ thể:
Hà Nội: Thời gian: từ 10 giờ – 17 giờ ngày 28 tháng 10 năm 2017.
Địa điểm: Phòng Crystal, tầng 2, Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Số 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Đà Nẵng: Thời gian: từ 10 giờ – 17 giờ ngày 29 tháng 10 năm 2017.
Địa điểm: Phòng Sông Hàn, Tầng 3, Khách sạn Mường Thanh Grand, số 962 đường Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Dự kiến, hội thảo sẽ là cơ hội tốt cho các trường, đơn vị du học Việt Nam có nhu cầu hợp tác với trường Đại học Hàn Quốc, tham khảo ngành học có cơ hội việc làm có triển vọng nhất của Việt Nam, Hàn Quốc và thế giới.
Đây cũng là cơ hội để các trường giới thiệu học sinh, gặp gỡ và giao lưu trực tiếp hơn 30 trường Đại học Hàn Quốc xây dựng cơ hội phát triển quan hệ hợp tác lâu dài.
Theo GDVN
Tiếng cười và văn hóa Việt Nam trong phim Tây Ban Nha
Phim hài "Thị Mai" là tác phẩm điện ảnh Tây Ban Nha đầu tiên quay tại Việt Nam, khắc họa nhiều nét văn hóa bản địa.
Thị Mai quy tụ dàn diễn viên đến từ Tây Ban Nha và Việt Nam như Carmen Machi, Aitana Sanchez - Gijon, Adriana Ozores, Daniel Rovira, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Chiều Xuân, NSƯT Mạnh Cường. Tác phẩm nằm trong khuôn khổ tuần lễ phim Tây Ban Nha tại Việt Nam (từ ngày 17 đến ngày 22/10) nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngày 18/10, buổi chiếu phim ở Hà Nội thu hút hơn 100 khán giả
* Vẻ đẹp Việt trong "Thị Mai"
Cầu Long Biên qua lăng kính điện ảnh Tây Ban Nha
Bộ phim xoay quanh hành trình đến Việt Nam nhận cháu ngoại nuôi tên Thị Mai của Carmen (Carmen Machi) - một phụ nữ Tây Ban Nha. Đồng hành cùng bà là hai người bạn thân có tính cách vui nhộn. Lạc lối tại Hà Nội, cuộc sống của họ đảo lộn trong một thế giới hoàn toàn mới lạ. Ba phụ nữ châu Âu diện những bộ áo dài, đội nón lá và di chuyển từ ngoại ô về thành phố trên chiếc xe tải chở hàng. Với mô-típ "gặp gỡ Á Âu", tác phẩm mang thông điệp xóa bỏ sự khác biệt văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Diễn viên Tây Ban Nha trong trang phục áo chống nắng của phụ nữ Việt Nam.
Vẻ đẹp Việt Nam được khắc họa qua nhiều di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng như Hồ Gươm, cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, khu phố cổ, chợ Đồng Xuân, cũng như nét mộc mạc, yên bình của cánh đồng mùa lúa chín hay cảnh sắc của kỳ quan thiên nhiên thế giới - vịnh Hạ Long. Theo chia sẻ của đạo diễn Patricia Ferreira, kịch bản ban đầu có bối cảnh Trung Quốc. Tuy nhiên, lo ngại thủ tục phức tạp, nhà sản xuất Larry Levene khuyến khích đoàn phim chọn Việt Nam. Sau khi khám phá cảnh sắc Việt, nữ đạo diễn cùng biên kịch quyết định chỉnh sửa kịch bản để có thể quay ở đây. Quá trình quay phim diễn ra trong tháng 10 - 11/2016, có sự hỗ trợ của hơn 100 nhân viên Việt Nam.
Không khí chung của phim là hài hước. Một số chi tiết của đời sống Việt Nam được khắc họa như các nhân vật ăn ở vỉa hè, mặc áo chống nắng trùm kín mặt. Ở một trích đoạn khác, những phụ nữ châu Âu được mời ăn ở làng quê nhưng hốt hoảng khi nhận ra mình đang ăn thịt chó.
Giai điệu tưng tửng, hứng khởi của những bản nhạc không lời góp phần tạo sắc thái cảm xúc cho Thị Mai. Máy quay di chuyển linh hoạt, làm nổi bật vẻ đẹp cảnh quan cũng như khắc họa chân thực cung cách sinh hoạt của người dân.
Hình ảnh cầu Long Biên trong phim Thị Mai.
Bên cạnh những tình tiết gây cười là một vài trích đoạn nặng cảm xúc, như cảnh đầu phim với đám tang con gái của Carmen. Nhân vật chính cũng nhiều lần bật khóc và buồn bã trước tình thế không được nhận cháu nuôi. Tuy nhiên, nét mặt và lối thoại của các diễn viên chưa diễn đạt trọn vẹn sự đau khổ của nhân vật trong cảnh bi. Còn các nghệ sĩ Việt Nam xuất hiện ít nhưng diễn xuất thuần thục. NSƯT Chiều Xuân thủ vai quản lý trẻ mồ côi tại ngôi chùa vùng ngoại ô. NSƯT Mạnh Cường đóng vai cán bộ quản lý của Bộ Tư pháp.
Phim dự kiến công chiếu tại Tây Ban Nha vào tháng 1/2018.
Theo VNE
Phú Quang sợ hợp tác với 'người tình âm nhạc' của Phó Đức Phương Tác giả "Em ơi, Hà Nội phố" cho biết khi quyết định gửi gắm ca khúc cho Minh Thu, ông rất e sợ vì nữ ca sĩ từng được nhạc sĩ Phó Đức Phương coi là "người tình âm nhạc". Album Thu rất thật thu được ra mắt vào ngày 25/9 tại Hà Nội. Album gồm những bài hát quen thuộc của nhạc...