Sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh thành phố thông minh 2019 tại Đà Nẵng
Từ ngày 21-24/10/2019, UBND Thành phố Đà Nẵng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động quốc tế quan trọng về CNTT tại thành phố Đà Nẵng gồm: Hội nghị thượng đỉnh Thành phố thông minh – Smart City Summit lần thứ 3 và Ngày Công nghệ thông tin Nhật Bản – Japan ICT Day lần thứ 12.
Hội nghị thượng đỉnh Thành phố thông minh – Smart City Summit là sự kiện quốc tế thường niên được nhằm thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh của các thành phố trong nước và khu vực, đưa ra những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh phù hợp với các thành phố dựa trên nền tảng công nghệ mới như: IoT, Big Data, AI, SMAC…giúp quản lý hiệu quả hoạt động của thành phố và đem lại các tiện ích thiết thực, an sinh xã hội cho người dân, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp.
Smart City Summit lần thứ 3, dự kiến sẽ có sự tham dự của 600 đại biểu, trong đó có khoảng 200 địa biểu quốc tế, gồm lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương của việt Nam; lãnh đạo các thành phố lớn tại Việt Nam và khu vực; lãnh đạo các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam và thế giới…
ảnh minh họa
Video đang HOT
Hội nghị có 04 hội thảo chuyên đề cụ thể: Điều hành thành phố thông minh dựa trên phân tích dữ liệu; Chính quyền số và tài chính cho thành phố thông minh; Hạ tầng và công nghệ cho thành phố thông minh và Các ứng dụng thành phố thông minh. Đặc biệt, Ban Tổ chức đang phối hợp với Tổ chức các thành phố thông minh và phát triển bền vững thế giới – WEGO và Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương – ASOCIO tổ chức Hội nghị các lãnh đạo các thành phố trong khuôn khổ của Hội nghị.
Japan ICT Day là hoạt động xúc tiến hợp tác dành cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam – Nhật Bản do VINASA và Ủy ban hợp tác Việt- Nhật (VJC) phối hợp tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2007. Chương trình được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều tổ chức Nhật Bản như Đại sứ quán Nhật Bản, JETRO, JISA, JEITA, KEIS, OADC, CSAJ, JASA,…
Japan ICT Day 2019 với chủ đề “Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản thúc đẩy chuyển đổi số” sẽ có sự tham dự của 350 đại biểu với gần 100 đại biểu đến từ Nhật Bản, với 03 chuyên đề: Hợp tác CNTT Việt- Nhật trong xu hướng công nghệ mới, Phát triển nguồn nhân lực CNTT cho hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản, và Nâng cao hiệu quả trong gia công xuất khẩu phần mềm. Japan ICT Day 2019 cũng được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác CNTT Việt – Nhật tại Đà Nẵng nói riêng và hợp tác giữa các địa phương của Nhật Bản với Đà Nẵng nói chung.
Bên lề của 2 sự kiện lớn này sẽ là các hoạt động xúc tiến hợp tác như triển lãm và giới thiệu các sản phẩm, giải pháp CNTT cho đô thị thông minh, gặp gỡ giao thương (business matching), tiếp xã giao lãnh đạo các thành phố trong khu vực, thăm một số doanh nghiệp tiêu biểu, các chương trình du lịch, giao lưu văn hoá cho đại biểu trong nước và quốc tế…
Đà Nẵng là địa phương được Chính phủ quyết định tham gia là thành viên của mạng lưới thành phố thông minh ASCN (ASEAN SMART CITY NETWORK). Trong năm 2019, Đà Nẵng dành được nhiều giải thưởng quan trọng về CNTT như: năm thứ 11 liên tiếp đứng Nhất về chỉ số VietNam ICT Index; giải thưởng Smart City Award năm 2019 do Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) trao.
Việc lựa chọn Đà Nẵng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Thành phố thông minh – Smart City Summit lần thứ 3 và Ngày Công nghệ thông tin Nhật Bản – Japan ICT Day lần thứ 12 nhằm triển khai chủ đề “Năm tiếp tục thu hút đầu tư” của thành phố, đồng thời thúc đẩy quá trình triển khai xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng.
Theo VnMedia
Đà Nẵng đưa Cổng dịch vụ công trực tuyến vào hoạt động
Ngày 2/10, UBND TP. Đà Nẵng đã chính thức vận hành, đưa Cổng dịch vụ công trực tuyến vào hoạt động. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng.
Trước đây thành phố đã triển khai cung ứng tốt dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin Chính quyền thành phố Đà Nẵng.
Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho tổ chức, công dân, thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến) thành phố Đà Nẵng.
Cổng dịch vụ công trực tuyến được xây dựng bảo đảm tuân thủ Nghị định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; bảo đảm khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ; hướng đến người sử dụng làm trung tâm.
Thành phố Đà Nẵng đưa Cổng dịch vụ hành chính công vào hoạt động.
Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Đà Nẵng đến nay có 850 dịch vụ công trực tuyết mức 3, 4; trong đó ưu tiên triển khai trực tuyến ở cơ sở. Cụ thể: quận, huyện có 151/176 (chiếm 86%); xã, phường có 80/97 (chiếm 82%), còn lại là của các sở, ngành. Đặc biệt, Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố áp dụng các công nghệ, giải pháp để cho phép nộp và quản lý các bản vẽ xây dựng và 100% thủ tục cấp phép xây dựng đã được triển khai trực tuyến ở mức 3.
Cổng dịch vụ công trực tuyến cũng ưu tiên xây dựng 3 dịch vụ trực tuyến liên quan đến cấp con dấu của Công an thành phố, đây là 3 dịch vụ mà các tổ chức có nhu cầu sử dụng nhiều. Cổng dịch vụ công trực tuyến cũng đã được tích hợp sẵn chức năng thanh toán trực tuyến, phiếu thu điện tử và Đại lý dịch vụ công trực tuyến để các cơ quan chủ động sử dụng, cung cấp dịch vụ công ở mức 4 (mức cao nhất).
Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Đà Nẵng được đưa vào hoạt động không chỉ nhằm triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử mà còn tăng cường cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính của thành phố.
TP. Đà Nẵng đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử.
Theo kế hoạch các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến như: đưa vào thanh toán không sử dụng tiền mặt khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giảm thời gian xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến xuống (tối đa) đến 50% so với thời gian xử lý hồ sơ trực tiếp; bổ sung thêm dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm mục tiêu 100% thủ tục hành chính được cung cấp ở mức 3 trở lên đến hết năm 2020 (801 dịch vụ), đưa vào sử dụng ứng dụng di động cho dịch vụ công trực tuyến, sử dụng chữ ký số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh cung cấp tài khoản công dân điện tử, sử dụng dữ liệu điện tử thay thế thành phần hồ sơ phải nộp...
Theo Báo Đầu Tư
Loạt sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên yêu công nghệ Ngày 27/9, tại Đà Nẵng, diễn ra chuỗi các sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp: Hội thảo khoa học quốc gia công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực (lần thứ 8) cùng chương trình: Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo. Nhóm Vegetable IOT trình bày dự án Trồng rau thủy canh tại nhà...