Sắp có Thông tư hướng dẫn khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Cuối năm 2020 sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tại phiên chất vấn sáng 6/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt câu hỏi: Việc quy định khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông và giảng dạy khối lượng kiến thức này trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã có hiệu lực 5 năm.
Tại Kỳ họp thứ 9, tôi đã chất vấn nội dung này với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng đã hứa tháng 9/2020 sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn để kịp đưa vào giảng dạy năm học mới 2020-2021. Tuy nhiên, đến nay Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn. Vậy, lý do gì Bộ GD&ĐT chưa ban hành Thông tư và khi nào Bộ trưởng thực hiện lời hứa với Quốc hội?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Trả lời câu hỏi này của đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Khối lượng văn hóa dạy trong các trường Trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, trường nghề là vấn đề hết sức phức tạp.Vì thế, Bộ trưởng đã chỉ đạo Ban soạn thảo, tính toán cân nhắc như thế nào cho phù hợp.
Theo Luật Giáo dục 2019 quy định, các trường nghề dạy nội dung văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm việc với Bộ LĐ-TB&XH để thảo luận nội dung này.
Video đang HOT
Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng xong dự thảo và dự kiến cuối năm 2020 sẽ chính thức ban hành Thông tư.
Trong thời gian chưa ban hành được Thông tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn trả lời Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn các trường nghề tiếp tục dạy chương trình văn hóa theo nội dung hiện nay. Trong quá trình chuẩn bị Thông tư, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các trường nghề dạy theo chương trình hiện tại.
Bộ GD-ĐT đồng ý cho trường nghề dạy văn hóa THPT
Bộ GD-ĐT đang soạn thảo và sẽ sớm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục 2019.
Học sinh trung cấp (tốt nghiệp THCS) tại Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trước đó, Tuổi Trẻ đã có bài viết Dạy văn hóa trong trường nghề: Hai bộ chỏi nhau phản ánh những chỉ đạo có nội dung ngược nhau của hai cơ quan quản lý cũng như phản ứng của trường nghề.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có công văn đồng ý cho các trường nghề được dạy văn hóa THPT dành cho học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp nghề.
Theo công văn, Bộ GD-ĐT thống nhất để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng theo quy định của Luật giáo dục 2019 thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh có bằng tốt nghiệp THCS theo học trung cấp nghề.
Bộ GD-ĐT đang soạn thảo và sẽ sớm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục 2019.
Cũng trong công văn này, Bộ GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng để giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp nghề.
Để đảm bảo chất lượng, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Công văn do thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ ký để trả lời công văn ngày 16-10 của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng.
Trong công văn này, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được sở GD-ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp được tiếp tục giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh.
Công văn này cũng nêu rõ: các trường trung cấp, cao đẳng khác nếu có đủ điều kiện thì đăng ký với sở GD-ĐT địa phương để được giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng giảng dạy văn hóa THPT đối với các trường không có đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa THPT cho học sinh tại trường.
Việc Bộ LĐ-TB&XH gửi công văn này xuất phát từ công văn ngày 31-7-2020 của Bộ GD-ĐT gửi sở GD-ĐT các địa phương hướng dẫn dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với dạy nghề.
Theo hướng dẫn này, đối với người học do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển vào học trung cấp nghề có nguyện vọng học chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT để dự thi tốt nghiệp THPT thì các đơn vị này phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên để tổ chức dạy.
Việc dạy chương trình này do các trung tâm giáo dục thường xuyên đảm nhiệm.
Đại diện nhiều cơ sở giáo dục cho biết quy định này bất hợp lý vì họ đã đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất để giảng dạy văn hóa THPT tại trường nhiều năm. Chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên không bằng giảng dạy tại trường nghề.
Cơ sở giáo dục thường xuyên có trường nghề
Khoản 2, điều 44 Luật giáo dục 2019 quy định cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Nhiều trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT theo luật, Bộ GD-ĐT không cho phép là bất hợp lý.
Dạy văn hóa trong trường nghề: Hai bộ chỏi nhau Trường nghề muốn dạy chương trình văn hóa 7 môn dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp lớp 9, trong khi Bộ GD-ĐT khẳng định các trường phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh lớp 10K19 TCK3 Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành tiện CNC - Ảnh: NHƯ HÙNG Bộ LĐ-TB&XH vừa...