Sắp có thêm trường tiểu học quốc tế Maple Bear tại Hà Nội
Bên cạnh hệ thống trường mầm non Sunshine Maple Bear, chủ đầu tư Sunshine tiếp tục mở rộng thêm khối tiểu học tại các dự án của tập đoàn.
Nhằm phát triển đồng bộ hóa chuỗi hệ thống trường học Sunshine School từ bậc mầm non đến tiểu học và các cấp độ cao hơn, Sunshine Group mới đây tiếp tục ký kết hợp tác với Maple Bear trong việc xây dựng phát triển hệ thống tiểu học quốc tế tại các dự án của tập đoàn.
Buổi lễ diễn ra đúng ngày khai giảng toàn quốc, cũng là thời điểm trường mầm non cùng hệ thống Sunshine Maple Bear (cơ sở Palace, Hoàng Mai, Hà Nội) bước vào năm học mới.
Sunshine Group tiếp tục hợp tác với Maple Bear Global Schools, Canada phát triển hệ thống trường Tiểu học.
Phát biểu tại sự kiện, bà Trần Như Loan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách Giáo dục cho biết, trong lĩnh vực giáo dục, Sunshine Group mong muốn con em cư dân khi sinh sống trong các dự án cao cấp của tập đoàn có được một môi trường giáo dục tiên tiến, ưu việt, đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu về giáo dục cho dân cư khu vực lân cận.
Chủ tịch Maple Bear Global Schools, Canada – ông Rodney Briggs cũng chia sẻ: “Tất cả ông bố bà mẹ trên toàn thế giới đều mong muốn dành cho con em mình một môi trường giáo dục tiến bộ. Chúng tôi – những người đam mê giáo dục, rất vui khi hợp tác với tập đoàn để mang đến những điều tốt nhất cho trẻ em tại Việt Nam”.
Bà Trần Như Loan, Phó Tổng giám đốc tập đoàn phụ trách Giáo dục phát biểu tại buổi lễ.
Video đang HOT
Trước đó, Sunshine Group và thương hiệu Maple Bear toàn cầu đã hợp tác thành công trong việc xây dựng hệ thống trường mầm non Sunshine Maple Bear. Tại đây, các em sẽ học chương trình mầm non bản quyền của Maple Bear Canada. Trẻ được giảng dạy theo phương pháp “thẩm thấu ngôn ngữ” với đội ngũ giáo viên đào tạo bài bản từ Canada, đất nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.
Phương pháp này giúp trẻ có khả năng học và suy nghĩ bằng cả hai ngôn ngữ tự nhiên đồng thời đạt nhiều lợi ích khác về mặt tư duy, học thuật và lợi thế nghề nghiệp. Từ đó, trẻ sẽ phát triển toàn diện và có khởi đầu tốt trong một môi trường an toàn về tinh thần và thể chất.
Sau 8 năm có mặt tại Việt Nam, Maple Bear hiện có 8 cơ sở mầm non ở Hà Nội và TP HCM. Hiện số học sinh hoàn thành bậc mầm non của hệ thống có thể sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ Việt – Anh và sẵn sàng bước vào cấp học tiếp theo của hệ thống, để tiếp tục một chương trình giáo dục đồng bộ. Tiểu học quốc tế Sunshine Maple Bear cũng sẽ là hệ thống mở dành cho tất cả các bé trong độ tuổi đến trường khác… góp phần giải quyết nhu cầu học chương trình song ngữ chất lượng cao ở quận Tây Hồ.
Ngay từ cấp mầm non, các bé đã được học tập trong một môi trường giáo dục ưu việt, tiêu chuẩn quốc tế.
Trường tiểu học Sunshine Maple Bear đầu tiên trong chuỗi hệ thống giáo dục tiểu học được xây dựng tại dự án Sunshine Riverside và là một trong các tiện ích nội khu nổi bật của dự án này.
Công trình có diện tích trên 5.000 m2, bao gồm 5 tầng nổi và một tầng hầm, tích hợp nhiều tiện ích như vườn thực nghiệm trên mái, canteen, bếp ăn, khu vực chăm sóc y tế, các phòng học đa năng… phục vụ cho việc phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ, kỹ năng sống của học sinh.
Với quy mô 30 lớp học cùng đội ngũ giáo viên, quản lý chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tân tiến và hệ thống an ninh an toàn tuyệt đối, trường tiểu học Sunshine Maple Bear sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, rèn luyện của con em dân cư trong và ngoài các dự án của tập đoàn Sunshine theo chuẩn quốc tế 5 sao.
Phòng học tại trường sẽ được thiết kế đặc biệt để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, phòng đa năng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng các khu vui chơi vận động tương tác, vườn thực nghiệm và sân thể thao bố trí thông minh.
Ngoài ra, theo chia sẻ từ Sunshine Group, sắp tới tập đoàn này sẽ triển khai một dự án trường học liên cấp hoàng gia ngay trong khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội). Trường hội tụ các tiện ích đẳng cấp mang đậm yếu tố hoàng gia với chất lượng giáo dục cao cho tầng lớp con em thượng lưu Hà thành.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Thầy Trần Xuân Nhĩ đề nghị Bộ Nội vụ xác định lại định mức giáo viên
Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng, chúng ta đang thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ trên tỷ lệ học sinh.
Từ nhiều năm nay, lời giải cho vấn đề thừa-thiếu giáo viên là "đề thi" rất khó đối với ngành Giáo dục.
Tình trạng thừa-thiếu giáo viên không chỉ xảy ra theo vùng miền, khu vực mà ngay trong một cơ sở giáo dục vẫn tồn tại nghịch lý thừa thì vẫn thừa nhưng thiếu vẫn cứ thiếu.
Để giải bài toán thừa-thiếu giáo viên, thời gian qua, một số địa phương đã phải đưa ra giải pháp tình thế bằng cách luân chuyển giáo viên trung học cơ sở xuống dạy bậc mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, việc luân chuyển này lại tiềm ẩn nhiều bất cập bởi lẽ, bậc mầm non đòi hỏi những kỹ năng và phương pháp sư phạm chuyên biệt.
Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, chúng ta đang thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ trên tỷ lệ học sinh. (Ảnh: Thùy Linh)
Chia sẻ bất cập này với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc điều chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non không thể làm ồ ạt bởi lẽ ở bậc học mầm non, yêu cầu đối với giáo viên là phải hiểu biết thật sâu sắc đối với tâm lý của trẻ.
Điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non có thể gây ra nhiều bất cập, thậm chí sẽ phát sinh rất nhiều tình huống ảnh hưởng tới chất lượng của bậc học này.
Do đó, theo ông Nhĩ, muốn điều chuyển giáo viên từ bậc trung học cơ sở xuống dạy bậc tiểu học, mầm non thì cần động viên đối tượng giáo viên trẻ dẫu sao họ cũng dễ thích nghi hơn so với giáo viên lớn tuổi và có chế độ chính sách phù hợp ví như được giữ nguyên bậc lương...
Đồng thời, số giáo viên động viên được đó phải tiến hành đào tạo lại trước khi điều chuyển để họ đảm bảo yêu cầu giảng dạy.
Nói rõ hơn về vấn đề này, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, ở bậc trung học cơ sở, mỗi giáo viên đảm nhận một môn học, còn tiểu học thì đòi hỏi giáo viên phải dạy toàn diện tất cả các môn.
Đặc biệt đối với mầm non thì ngoài kiến thức còn đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng, phương pháp sư phạm chuyên biệt để nắm bắt tâm lý, nếu không sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bạo lực, hành hung trẻ.
Muốn giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ đề nghị, Bộ Nội vụ cần xác định lại định mức giáo viên/ tỷ lệ học sinh hiện nay để tính toán xem thừa, thiếu ra sao.
Thời gian tới không thể một lớp quy định chuẩn là 35-40 học sinh mà nhiều nơi sĩ số lại lên tới 69,70 học sinh/ lớp.
" Hiện nay, chúng ta thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ định mức giáo viên/ tỷ lệ học sinh", ông Nhĩ nhấn mạnh.
Theo giaoduc.net.vn
Chật vật lấp chỗ trống giáo viên Không chỉ TP HCM mà các tỉnh, thành khác cũng đang thiếu giáo viên trầm trọng Trong năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Đà Nẵng cần tuyển 313 giáo viên (GV) tiểu học, 233 GV THCS, 84 GV THPT. Tuy nhiên, nhiều quận - huyện cho hay số hồ sơ dự tuyển hợp lệ thấp hơn chỉ tiêu...