Sắp có nguyệt thực tại Việt Nam
Câu lạc bộ thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết, ngày 26/4 tới đây, từ Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực một phần. Đây là sự kiện thiên văn thứ 2 trong tháng 4 sau cơn mưa sao băng nhỏ có tên Lyrids.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của hiện tượng lần này không lớn như mọi khi, bởi nguyệt thực một phần dự kiến diễn ra rạng sáng 26/4 sẽ rất nhỏ. Chỉ có một phần của mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và chuyển sang màu đỏ thẫm, phần còn lại nằm trong vùng bóng nửa tối, nên chỉ chuyển sang màu đỏ nhạt ( nguyệt thực nửa tối).
Một chu kỳ nguyệt thực
Theo giờ Việt Nam, hiện tượng thiên văn này sẽ xảy ra từ 1h03 phút với hiện tượng nửa tối. Nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 2h54, cực đại vào lúc 3h07, kết thúc vào 3h21.
Nguyệt thực (hay còn gọi là mặt trăng máu) là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực. Hiện tượng nguyệt thực an toàn cho mắt nên người quan sát chỉ cần nhìn bằng mắt thường.
Video đang HOT
Theo 24h
Sắp có nguyệt thực nửa tối ở Việt Nam
Tối 28/11, Việt Nam nằm trong khu vực có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực nửa tối.
Tháng 11 này là tháng có nhiều sự kiện thiên văn nhất trong năm nay. Ngày 13/11, Australia đã có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần và sau đó là trận mưa sao băng Leonids dịp cuối tuần trước. Thế nhưng, thường xảy ra trước hoặc sau nhật thực toàn phần trong tháng âm lịch, hiện tượng nguyệt thực nửa tối cũng là sự kiện thiên văn đáng chú ý.
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phần bóng Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời (gồm bóng tối và bóng nửa tối)
Hiện tượng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, tức là nhìn từ Mặt Trăng, Trái Đất che khuất chỉ một phần của Mặt Trời. Loại nguyệt thực này, theo thống kê của 5 thiên niên kỷ (từ năm 2000 TCN đến năm 3000 SCN), chiếm 36,3%.
Mô phỏng hình ảnh Trái Đất che khuất Mặt Trời nhìn từ chính giữa Mặt Trăng ngày 28/11
Theo giờ Việt Nam, Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối lúc 19g15', đạt cực đại lúc 21h34' và đi ra lúc 22h51'. Thời gian quan sát như vậy là nằm gọn trong cả buổi tối nên rất thuận lợi. Tuy vậy, khoảng thời gian quan sát tốt nhất hiện tượng này là từ 21h00 đến 22h00. Cùng với Việt Nam, phần lớn khu vực châu Á Thái Bình Dương và Alaska đều có cơ hội quan sát hiện tượng này.
Các khu vực trên thế giới quan sát được Nguyệt thực nửa tối 28/11
Khác với nguyệt thực một phần hoặc toàn phần, không có phần nào của Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn khỏi ánh sáng Mặt Trời và do đó sẽ tối đi không nhiều. Để nhận ra được sự thay đổi độ sáng, Mặt Trăng phải đi vào vùng nửa tối trên 60%. Tuy nhiên, lần này, tỉ lệ đó lên tới 91,55% và ta có thể nhận thấy rõ sự chênh lệch độ sáng giữa nửa Bắc và Nam của Mặt Trăng.
Mô phỏng đường đi của Mặt Trăng qua bóng Trái Đất ngày 28/11
Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn xảy ra mỗi năm từ 2 đến 5 lần. Khác với nhật thực, chỉ những người có mặt ở một phần bề mặt Trái Đất được bóng của Mặt Trăng quét qua mới quan sát được, nguyệt thực có thể quan sát được ở những nơi có Mặt Trăng trên bầu trời vào thời gian diễn ra nguyệt thực. Chúng ta không cần dụng cụ hỗ trợ quan sát đặc biệt nào phục vụ quan sát. Tuy nhiên, cần chú ý giữ ầm giữa thời tiết mùa đông.
Năm 2013, chúng ta đón chờ một sự kiện thiên văn thú vị, Nhật thực hỗn hợp (vừa toàn phần, vừa hình khuyên) xảy ra ngày 03/11.
Một loại nguyệt thực nửa tối đặc biệt là nguyệt thực nửa tối toàn phần, tức là Mặt Trăng đi hoàn toàn vào trong vùng bóng nửa tối nhưng không đi vào vùng bóng tối. Đây là hiện tượng hiếm gặp, trong thế kỷ 21 chỉ có 5 lần diễn ra, vào các năm 2006, 2053, 2070, 2082 và 2099, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng số các nguyệt thực nửa tối.
Theo 24h
3 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú diễn ra trong tháng 4 Mưa sao băng diễn ra đêm 21/4, tiếp đó ngày 26/4 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực một phần và ngày 28/4 sao Thổ sẽ gần Trái đất nhất trong năm. Theo hội Thiên văn học Việt Nam,thời điểm lý tưởng để quan sát trận mưa sao băng Lyrids sẽ rơi vào đêm 21, rạng sáng ngày 22/4. Tuy vậy, đây chỉ...