Sắp có cuộc đấu trên không giữa con người và trí tuệ nhân tạo
Trận chiến được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 7 năm sau giữa phi cơ truyền thống (do con người điều khiển) và chiến đấu cơ do trí tuệ nhân tạo (AI) kiểm soát.
Các chiến đấu cơ trong tương lai có thể do AI kiểm soát và tự vận hành
Từ lâu, không quân Mỹ tìm kiếm các cách thức để tận dụng tối đa sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động của mình. Năm 2016, lực lượng này thử nghiệm và cho chúng ta thấy AI đã đánh bại một số chuyên gia chiến thuật hàng đầu của không quân Mỹ.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra một nguyên mẫu máy bay chiến đấu không người lái (sử dụng AI để điều khiển) được thiết kế để có khả năng hạ gục một chiếc máy bay do con người điều khiển trong một trận chiến không-đối-không dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7.2021.
Video đang HOT
Theo báo cáo của tạp chí không quân Mỹ mà Engadget trích dẫn, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL) nước này đã phát triển mẫu máy bay chiến đấu tự lái từ năm 2018 với kế hoạch sử dụng công nghệ máy học cho các mẫu máy bay truyền thống đời cũ như F-16 hiện nay, trước khi đưa vào ứng dụng cho các mẫu máy bay mới hơn như F-22 hoặc F-35 của Mỹ.
Tất nhiên, các chi tiết vẫn còn mơ hồ và nó là một dự án quân sự nên có thể sẽ được phân loại tối mật. Tuy nhiên, trong một video mới đây, người đứng đầu Trung tâm Trí tuệ nhân tạo của Lầu Năm Góc – trung tướng Jack Shanahan nói rằng AFRL đang đẩy ranh giới của AI trong một ứng dụng quân sự lên một bước tiến mới và tin rằng cỗ máy của họ sẽ đánh bại con người.
Do vậy, dù dự án có đạt được mục tiêu hay không thì đây cũng là một dấu hiệu nữa cho thấy AI đang dần được đưa vào các ứng dụng “nhạy cảm” hơn so với những gì mà con người từng mong đợi, bao gồm cả các chiến đấu cơ có khả năng sát thương lớn.
AI phát hiện chuột cũng có nhiều biểu cảm khuôn mặt như người
Trí tuệ nhân tạo đã phát hiện loài chuột cũng có thể biểu đạt cảm xúc trên mặt tương tự con người, mở ra hy vọng tìm hiểu phản ứng của não người trong vấn đề này.
Chuột cũng có nhiều biểu cảm trên khuôn mặt như con người
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Sinh học thần kinh Max Planck (MPIN) tại Đức đã ghi lại khuôn mặt những con chuột trong phòng thí nghiệm khi tiếp xúc với các dạng kích thích khác nhau, ví dụ ăn vị ngọt hay bị điện giật... Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng thuật toán máy học để phân tích sự thay đổi trên khuôn mặt loài gặm nhấm này mỗi lần trải qua các cảm giác khác nhau.
Kết quả cho thấy các cơ mặt của chuột đổi mỗi lần thay cảm xúc. Theo TNW, nếu chuột cảm thấy đau sẽ kéo 2 tai về sau và phồng má lên, còn khi cảm thấy thoải mái thì đẩy hàm và tai ra phía trước, kéo mũi nhô ra khỏi miệng.
Trí tuệ nhân tạo cũng phát hiện thấy biểu cảm của các con chuột khác nhau phụ thuộc vào cách chúng cảm thấy trước mỗi lần tiếp nhận kích thích. Ví dụ, một con chuột đang khát khi được cho uống nước đường thì khuôn mặt trông thỏa mãn hơn đồng loại từng được đáp ứng trước đó.
Nhóm khoa học sau đó tìm hiểu tế bào não nào kích thích các phản ứng bằng cách sử dụng kỹ thuật được gọi là quang sinh (sử dụng ánh sáng để mô phỏng các neuron thần kinh khác nhau). Họ nhận thấy khi nhắm vào tế bào thần kinh kích hoạt các cảm xúc khác nhau, những con chuột hiển thị các biểu cảm trên khuôn mặt tương ứng.
Ý tưởng cho rằng biểu cảm trên khuôn mặt phản ánh cách bộ não xử lý cảm xúc được biết tới từ năm 1872, khi nhà bác học Charles Darwin tin rằng con người và động vật giao tiếp cảm xúc thông qua các biểu đạt tương đồng. Sự phát triển của AI hiện nay giúp con người có cơ hội kiểm chứng lý thuyết đó.
"Tôi bị cuốn hút bởi thực tế con người chúng ta có các trạng thái cảm xúc mà chúng ta trải qua khi 'cảm thấy' điều gì đó. Tôi muốn biết xem liệu chúng ta có thể tìm hiểu về cách trạng thái này xuất hiện trong não thông qua nghiên cứu trên động vật không", nhà khoa học thần kinh Nadine Gogolla, người dẫn đầu nghiên cứu lần này cho hay.
Nhóm nghiên cứu của Nadine huấn luyện phần mềm nhận biết phản ứng của chuột bằng cách nạp hình ảnh các biểu cảm trên khuôn mặt được gắn nhãn cùng cảm xúc liên quan. Sau đó họ cho hệ thống xem những tấm hình không đánh nhãn và yêu cầu AI giải mã những cảm xúc đó. Trí tuệ nhân tạo đã xác định chính xác tới 90% trường hợp.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những hiểu biết của họ về cách các neuron kích hoạt phản ứng trên khuôn mặt ở chuột sẽ giúp con người hiểu cách não bộ xử lý các rối loạn lo âu và trầm cảm. Từ đó chứng minh liệu Darwin có đúng trong suốt gần 150 năm qua hay không.
Anh Quân
Apple mua startup trí tuệ nhân tạo để cải tiến Siri Apple đã mua lại Voysis, một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nền tảng cho các trợ lý giọng nói kỹ thuật số để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tự nhiên của con người. Sức mạnh của Siri nhiều khả năng sẽ tăng cấp đáng kể với sự có mặt của Voysis Theo Bloomberg, Voysis được thành...