Sắp có chỉ số hài lòng về giáo dục công
Bộ GD&ĐT vừa công bố Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014. Theo kế hoạch, chương trình sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2014 và quý III/2014 sẽ công bố kết quả. Theo Bộ GD&Đ,T Đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công” được Bộ phê duyệt từ tháng 9/2013, Đề án kéo dài từ năm 2013 đến năm 2020.
Chỉ số hài lòng về giáo dục công sẽ có thang đánh giá ở 5 mức: “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “ bình thường”, “hài lòng” và “rất hài lòng”.
Bộ GD&ĐT cho biết, mục tiêu kết quả đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công là một trong những căn cứ để các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo tăng cường biện pháp nhằm cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ công về giáo dục.
Xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014 trên cơ sở tổ chức điều tra xã hội học đối với các đối tượng tham gia dịch vụ giáo dục công ở các cấp giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học trên phạm vi cả nước (không bao gồm các chương trình dạy nghề). Đối tượng đánh giá là các cơ sở công lập trực tiếp cung ứng dịch vụ giáo dục(trường, cơ sở, trung tâm, v.v…). Đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên và đại diện gia đình người học.
Các yếu tố để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trên 5 nội dung cơ bản tạo nên chất lượng dịch vụ giáo dục công, từ đó được phân tích thành các tiêu chí thành phần để đo lường, cụ thể: Nội dung tiếp cận dịch vụ thông qua tiêu chí tiếp cận thông tin; các thủ tục khi nhập học, chuyển cấp và ra trường; thủ tục, quy trình trong tiếp cận dịch vụ; tiếp cận địa điểm các cơ sở giáo dục; chi phí và các chính sách hỗ trợ tài chính
Nội dung cơ sởvật chất, trang thiết bị thông qua tiêu chí phòng học; phòng chức năng; máy tính, mạng Internet; trang thiết bị phục vụ dạy-học; thư viện; khu vui chơi, giảitrí và khu vệ sinh; khu ký túc xá Nội dung môi trường giáo dục thông qua tiêu chí công bằng; minh bạch, công khai; hợp tác, kết nối và tham gia; an toàn.
Nội dung hoạt động giáo dục thông qua tiêu chí nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục; đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường; công tác quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý; kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục; mối quan hệ liên quan trong hoạt động giáo dục.
Nội dung kết quả của giáo dục thông qua các tiêu chí kết quả học tập; khả năng thích ứng của người học; khả năng thực hiện nghĩa vụ công dân. Trên cơ sở 5 nội dung, bộ câu hỏi được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo. Thang đánh giá của các câu hỏi được thống nhất ở 5 mức: “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “hài lòng” và “rất hài lòng”.
Bộ GD&ĐT giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng tài liệu và tổ chức hội nghị hướng dẫn các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công; Xây dựng báo cáo kết quả điều tra và xác định chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐTchỉ đạo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai, bảo đảm nghiêm túc, khách quan và đúng tiến độ; Xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu điều tra để xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công phải đảm bảo khách quan, khoa học và chính xác.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, việc tổ chức triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công phải tuân thủ các quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, trong III/2014 sẽ công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.
Theo Vietnamnet
Ôn thi hiệu quả trong 3 tháng cuối
Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để chinh phục ước mơ ĐH, hãy tham khảo một số lưu ý trong quá trình ôn thi mà phóng viên FMC tổng hợp!
Thi thử và làm đề
Thi thử và làm đề là một trong những phương pháp quan trọng giúp bạn làm quen với đề thi và áp lực thời gian trong phòng thi. Nếu có điều kiện, hãy đăng kí thi thử ở trường gần khu vực của mình, nếu không, bạn hoàn toàn có thể tự làm đề thi ở nhà. Mỗi tuần một đến hai đề cho một môn thi, như thế bạn sẽ không bị quá tải.
Một lưu ý rất quan trọng khi làm đề, đó là sau khi kiểm tra đáp án phải xem xét cẩn thận những câu làm sai. Để không phải lặp lại sai lầm một lần nữa, bạn phải đảm bảo hiểu rõ mình sai ở đâu và vì sao lại thế.
Đặc biệt với môn trắc nghiệm như Tiếng Anh, trong quá trình làm bạn phải chú ý đánh dấu cả những câu "đoán mò". Sau khi kiểm tra đáp án một cách cẩn thận thì sau này bạn sẽ không phải đoán mò nữa!
Tập trung vào kiến thức cơ bản
Bạn thấy bạn bè mình học rất nhiều, học rất rộng? Vì thế bạn cố gắng nhồi nhét nhiều nhất có thể mọi kiến thức bạn thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu ? Để rồi bạn thấy trí nhớ của mình nhập nhằng với hàng đống những chi tiết nhỏ, khó nhớ và chưa chắc đã có trong đề thi?
Thay vì hành hạ bộ não của mình như vậy, hãy dành thời gian ôn lai những kiến thức cơ bản. Các mốc lịch sử, các công thức lượng giác, tiểu sử tác giả hay những cấu trúc ngữ pháp cơ bản....là những thứ ngày nào cũng gặp nhưng lại rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không quan dành thời gian để ôn lại nó.
Hơn nữa những kiến thức này sẽ đem lại cho bạn 4 đến 5 điểm trong bài thi đại học. Vậy thì tại sao lại không dành thời gian để nắm chắc 5 điểm ấy nhỉ?
Học có kế hoạch
Nếu học quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của bạn, nếu chỉ tập trung vào một môn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bạn. Chính vì thế, việc lập ra một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi thật chi tiết là điều rất quan trọng trong quá trình chinh phục kì thi đại học của bạn.
Một lưu ý nho nhỏ là để đạt kết quả tốt nhất thì kế hoạch đặt ra phải phù hợp với đặc thù của môn học nhé. Ví dụ kì thi diễn ra vào buổi sáng, vậy thì hãy dành thời gian buổi sáng để tập làm đề.
Hay vì việc học thuộc lòng cần không gian yên tĩnh thì hãy thực hiện nó vào sáng sớm....
Hãy dành ra một buổi tối và xây dựng lại thời gian biểu sao cho phù hợp nhất với mình nhé !
Loại bỏ áp lực
Đứng trước kì thi đại học vô cùng quan trọng, hẳn là ai cũng sẽ cảm thấy rất áp lực, chưa nói gì đến những áp lực từ phía gia đình, thầy cô..... Và sự thật đã được chứng minh qua rất nhiều thế hệ sinh viên rằng những áp lực ấy không hề có lợi cho kết quả thi.Chính vì thế, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn phải học cách phớt lờ những áp lực ấy.
Hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái nhất khi ngồi vào bàn học, và bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi, đừng ngại ngần mà không dành cho mình vài phút nghỉ ngơi.
Ăn đủ, ngủ đủ, giữ cho thể trạng mình khoẻ mạnh cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Và cuộc thì đại học cũng chỉ đơn giản là một khúc quanh trong con đường thực hiện đam mê của bạn mà thôi.
Chuẩn bị kĩ lưỡng
Bạn đã có tới 12 năm để chuẩn bị kiến thức, bài vở, thế nhưng bạn lại quên mất thước kẻ trong giờ thi toán! Bạn hoàn toàn có thể xoay xở để có một chiếc thước kẻ ngay sau đó, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn. Chính vì thế đừng vì mải học mà quên những vật dụng cần thiết khi vào phòng thi nhé!
Khoảng một tuần trước khi thi là khoảng thời gian mà bạn hoàn toàn không thể "nhồi nhét" thêm được chút kiến thức nào vào đầu.
Vì thế hãy chỉ đọc lại sách, vở nhẹ nhàng và dành thời gian chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Bạn có thể ra ngoài mua bút, thước....vừa tạo được tâm trạng thoải mái, vừa đảm bảo không bị áp lực tâm lý khi vào phòng thi.
Những thứ như thẻ dự thi, chứng minh nhân dân là "vật bất ly thân" trong suốt kì thi đại học, vì thế hãy luôn giữ chúng cẩn thận và nhớ mang theo nhé.
Thi hết mình
Đã bao giờ kết thúc một bài kiểm tra, bạn thấy day dứt vì mình đã bất cẩn? Đã bao giờ bạn ao ước "giá như lúc đó mình cẩn thận hơn" ?
Bài kiếm tra trên lớp, nếu bài này kém có thể cố gắng lần sau để gỡ điểm, nhưng bài thi đại học thì không như thế. Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất thôi, vì thế hãy làm bài như thể đây là bài thi cuối cùng của cuộc đời mình vậy.
Đừng nghĩ về bố mẹ, thầy cô, hay danh dự của bạn, hãy tập trung cao độ, phân chia thời gian hợp lý và làm bài tốt nhất có thế. Đặc biệt cần kiểm tra cẩn thận những thông tin cá nhân như số báo danh, tên....để tránh nhầm lẫn nhé.
Theo GDTĐ
Đà Nẵng: Tiếp tục đưa triển lãm về Hoàng Sa vào trường đại học Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản nghiêm túc nhắc nhở trường học trên địa bàn vì chậm chưa triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị "Năm trật tự và văn minh đô thị 2014" theo đúng chỉ đạo của Sở. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 2/1/2014, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký Chỉ thị về thực...