Sập bẫy chiêu lừa tặng quà qua facebook, mất 740 triệu đồng
Quen và được người bạn trên facebook ở nước ngoài nói gửi tặng quà kèm 40.000USD về, bà H. sốt sắng chuyển tiền, nộp phí nhận quà nhiều lần hơn 740 triệu đồng mới biết bị lừa.
Nhiều người đã dính bẫy lừa đảo tặng quà từ nước ngoài của những người bạn trên facebook
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, bà H. mở tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook và nhận được một nickname tên Stan Billy ở Anh gửi lời mời kết bạn.
Sau nhiều lần chat, nickname Stan Billy cho biết đã gửi quà tặng về địa chỉ của bà là một bưu kiện hàng hóa và gửi kèm 40.000 USD. Nickname trên đề nghị bà vào trang web www. fasexxpress…, đồng thời cung cấp mật khẩu để bà H. đăng nhập theo dõi bưu phẩm gửi đi.
Trong lúc chờ nhận món quà, ngày 22-9-2014 bà H. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại ở Malaysia thông báo gói hàng trên bị giữ tại hải quan Malaysia, vì trong hàng có tiền, gửi không đúng quy cách nên phải đóng phạt 1.000 USD, đồng thời yêu cầu bà truy cập vào trang web đã đăng nhập để biết rõ thông tin.
Khi vào trang web, bà H. nhận được thông báo: “Hàng hóa của bạn bị hải quan Malaysia giữ do phát hiện tiền mặt trong gói hàng. Bạn phải nộp phạt 1.000 USD vào tài khoản 7307… tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Chủ tài khoản là Lê Văn Quận”.
Bà H. đi đóng phạt chuyển vào tài khoản của ông Quận gần 22 triệu đồng (tương đương 1.000 USD).
Sau khi đóng phạt một ngày, bà H. tiếp tục nhận cuộc gọi có số từ Malaysia cho hay phải “nộp phí bảo hiểm bưu kiện” 3.200 USD. Bà H. lại ra ngân hàng chuyển vào tài khoản của ông Quận 68 triệu đồng.
Chỉ vài ngày sau, bà H. lại nhận điện thoại từ Malaysia yêu cầu nộp 4.500 USD “phí chống rửa tiền”, lúc này cũng là lúc nickname Stan Billy lên mạng chat và thông báo cho bà H. rằng hải quan Malaysia yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc số tiền trong bưu phẩm nhưng ông đang ở Venezuela nên không chứng minh được.
Video đang HOT
Nickname này yêu cầu bà H. cứ nộp tiền, sau khi lấy bưu phẩm sẽ lấy lại tiền. Ngay sau đó, bà H. nhận tin nhắn từ số máy ở Malaysia thông báo: “Chị ơi gói quà của chị về Việt Nam rồi. Giờ em đang ở Malaysia, trưa về đến Việt Nam em sẽ báo cho chị biết”.
Quá tin tưởng, bà H. tiếp tục ra ngân hàng chuyển tiếp 95,2 triệu đồng vào tài khoản của ông Lê Văn Quận.
Trong lúc bà H. chờ nhận quà thì nhận cuộc gọi của giọng nữ yêu cầu nộp 10% phí tiền gửi không đúng quy cách là 4.000 USD vào tài khoản của ông Quận.
Sau khi chuyển thêm số tiền, bà H. tiếp tục nhận tin nhắn: “Đã nhận được 4.000 USD. Yêu cầu bà Lê Thị Thanh H. hỏi lại người gửi, số tiền đã gửi bao nhiêu?”.
Bà H. liền chat với nickname Stan Billy thì được trả lời tổng số tiền bỏ vào bưu phẩm 160.000 USD, không phải 40.000 USD như thông tin ban đầu.
Sau đó, người phụ nữ gọi điện xác nhận bưu kiện có đến 160.000 USD, phí tiền gửi không đúng quy cách phải nộp là 16.000 USD. Bà H. đã nộp 4.000 USD nên phải nộp thêm 12.000 USD nữa. Bà H. lại đi chuyển tiền theo yêu cầu.
Sau năm lần chuyển tiền vào tài khoản ông Quận, ngày 10-10-2014, bà Lê Thị Thanh H. lại nhận cuộc gọi điện của một phụ nữ nói đã nhận 12.000 USD nhưng cho hay hải quan London (Anh) thông báo đang yêu cầu làm rõ số tiền 160.000 USD trong bưu kiện.
Người phụ nữ này cũng yêu cầu bà H. phải nộp phạt 10.100 USD vào tài khoản của bà Lê Thị Bé đứng tên chủ tài khoản, mở tại VP Bank chi nhánh Cần Thơ.
Không biết mình đang bị lừa, bà H. tiếp tục đi chuyển trên 214 triệu đồng vào tài khoản của Lê Thị Bé.
Cho đến ngày 20-10-2014, bà H. lại nhận tin nhắn từ số điện thoại của người phụ nữ hay gọi, đề nghị “chuyển 2.570 USD phí vận chuyển quốc tế vào tài khoản Lê Thị Bé. Đây là khoản tiền cuối cùng để lấy bưu kiện ra”.
Lúc này, bà H. biết mình bị lừa nên không chuyển tiền mà tố cáo sự việc đến cơ quan công an.
Theo cơ quan điều tra, bà H. đã chuyển vào hai tài khoản của Lê Văn Quận và Lê Thị Bé gần 740 triệu đồng. Tài khoản của ông Quận đứng tên đăng ký dịch vụ thẻ Visa (thẻ thanh toán quốc tế) nhưng có trên 444 triệu đồng được rút tại ngân hàng Malaysia.
Ông Quận khai con gái của ông là Lê Thị Bé khi làm việc ở Malaysia có điện thoại nhờ ông đứng tên mở thẻ Visa, sau đó ông nhờ người cháu đang lao động tại Singapore chuyển thẻ cho Bé.
Ông Quận cũng nói không biết số tiền hàng trăm triệu đồng chuyển vào tài khoản do ông đứng tên là của ai, hiện con gái ông đang làm gì, ở đâu ông cũng không biết.
Theo cơ quan điều tra, quá trình điều tra xác minh vụ việc của bà H., cơ quan này đã phát hiện có thêm ít nhất năm bị hại khác bị lừa với thủ đoạn tương tự.
Theo Tuổi trẻ
Theo_Vietq
Hé lộ về những bất động sản của Giang Kim Đạt ở nước ngoàiHé lộ về những bất động sản của Giang Kim Đạt ở nước ngoài
Cơ quan tố tụng đã xác định 24/34 bất động sản trị giá hơn 100 tỷ đồng, chưa kể một căn hộ cao cấp đặt mua ở Singapore, mua đi bán lại 4 buồng ngủ hạng sang.
Báo CAND ngày 10/8 có tin cho biết, liên quan đến vụ Giang Kim Đạt tham ô gần 20 triệu USD, trong tuần qua, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Bộ Công an đã phát hiện và kê biên tiếp 2 bất động sản ở TP Hải Phòng.
Cụ thể 1 căn nhà khá rộng trên diện tích đất 100m2 ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng và lô đất hơn 250m2 tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Hai bất động sản nêu trên đều đứng tên Giang Văn Hiển (bố đẻ Đạt). Như đã đưa tin, ngày 15/1, cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã khởi tố và ra lệnh bắt giam Giang Văn Hiển để điều tra về tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" và tội "Che giấu tội phạm".
Trước đó, Giang Kim Đạt, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin (Vinashin) đã bỏ trốn ra nước ngoài bị truy nã quốc tế.
Giang Kim Đạt
Đến ngày 7/7, Giang Kim Đạt bị bắt. Giang Kim Đạt là người được Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nay là Tổng Công ty Tàu thủy, cử Đạt ra nước ngoài trực tiếp tham gia đàm phán giá cả, mua hàng chục con tàu biển cũ. Qua đó Đạt thỏa thuận với các công ty bán tàu để hưởng hoa hồng 1%, số tiền này được chuyển qua công ty môi giới mua bán tàu biển để chuyển lại cho Đạt.
Ngoài ra Đạt còn khai thác nhiều con tàu cũ khác, ký kết hợp đồng cho thuê tàu, giảm giá cho thuê, gửi giá để hưởng chênh lệch phần trăm... Với thủ đoạn nêu trên, Giang Kim Đạt đã chiếm hưởng tổng số tiền khoảng 17,6 triệu USD. Toàn bộ số tiền này đã được đối tác chuyển về Việt Nam dưới dạng chi "hoa hồng" gửi vào nhiều tài khoản đứng tên Giang Văn Hiển để ông ta mua bất động sản...
Như vậy, đến nay, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã phong tỏa và kê biên 34 bất động sản, trong đó có 2 bất động sản ở TP Hải Phòng như nêu trên: 2 bất động sản ở TP Hà Nội (một biệt thự ở phường Phúc Lợi, quận Long Biên mua tháng 2/2012, trị giá hơn 24 tỷ đồng và một biệt thự ở Đặng Xá, huyện Gia Lâm, mua tháng 3/2011, trị giá 5 tỷ đồng); 6 bất động sản ở TP Nha Trang và 24 bất động sản tại TP Hồ Chí Minh bao gồm biệt thự, nhà đất..
Cơ quan tố tụng đã xác định 24 trong số 34 bất động sản trị giá khoảng hơn 100 tỷ đồng, chưa kể một căn hộ cao cấp đặt mua ở Singapore trị giá nhiều triệu USD. Cũng trong thời gian lẩn trốn tại Singapore, Đạt còn tham gia chứng khoán thu lời cả triệu USD. Ngoài ra Đạt còn mua đi bán lại 4 buồng ngủ khá sang trọng ở Anh (mỗi buồng ngủ này trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh) nhưng khi mua, Đạt chỉ nộp trước số tiền 10% tổng giá trị (tiền đặt cọc), sau 1 năm người mua có quyền bán lại để kiếm lời. Hiện Đạt còn 2 trong số 4 căn buồng đã đặt cọc tiền mua ở nước Anh./.
Theo_VOV
Thực hư dịch vụ nhận "đâm thuê chém mướn" qua mạng Ineternet Tại các diễn đàn, trang mạng xã hội, dịch vụ giải quyết mâu thuẫn, trả thù cá nhân, đòi nợ bằng những hình thức xã hội đen đang được khá nhiều đối tượng công khai quảng bá. Để hoạt động, đối tượng này tổ chức mở diễn đàn các dịch vụ đòi nợ thuê, trả thù cá nhân, giải quyết mâu thuẫn. Sau...