Sao M.U tạo bất ngờ cho đội bóng khuyết tật
Các cầu thủ nhí của chương trình Ability Counts tưởng rằng chuyến thăm sân tập Carrington là bất ngờ duy nhất các em nhận được cho đến khi những &’người hùng’ của các em xuất hiện trên sân.
Các cầu thủ M.U chụp hình cung các em nhỏ. Ảnh: Internet.
Ability Counts là chương trình được chính CLB Manchester United gây dựng cho đối tượng trẻ có khiếm khuyết về mặt tâm sinh lý và tạo cơ hội cho các em đươc chơi bóng hay tập luyện cùng các chuyên gia hàng tuần. Với sự hỗ trợ về tài chính từ Quỷ đỏ, chương trình này đang trở nên rất phổ biến tại Premier League. Tại đây, các bạn trẻ gặp vấn đề về tâm lý, sinh lý hay khuyết tật sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ ban điều hành chương trình.
Mới đây, những học viên nhí đã được đưa đến tham quan khu huấn luyện Carrington của Man United. Ai cũng tỏ ra rất thích thú. Tuy nhiên, đây không phải món quà duy nhất các em được nhận từ ban tổ chức. Lần lượt những ngôi sao của Quỷ đỏ xuất hiện trên sân trong sự ngỡ ngàng xen lẫn hạnh phúc của các bạn nhỏ. Các em đã được trò truyện và chơi bóng cùng thần tượng mà điển hình là Anthony Martial, Marouane Fellaini, Phil Jones hay Marcos Rojo.
Cậu bé Chris chơi bóng cùng thần tượng Martial. Ảnh: Internet.
Fellani cũng hăng say phô diễn kỹ thuật cùng cậu bé Dylan. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Theo TTVN
Bé trai khuyết tật bị thanh niên hàng xóm bạo hành và lạm dụng nhiều ngày trong khách sạn giờ ra sao?
Hai năm trước, sự việc bé trai khuyết tật 14 tuổi bị người hàng xóm bạo hành, lạm dụng suốt nhiều ngày trong khách sạn dẫn đến thương tích đầy mình đã gây phẫn nộ dư luận. Đến nay, cha mẹ cháu cho hay, Tú vẫn bị ảnh hưởng nhiều từ cú sốc đau đớn ấy.
Ký ức đau đớn
Sự việc xảy ra vào chiều cuối tháng 8/2014, Nguyễn Thanh Sơn (43 tuổi, ngụ phường Hà Huy Tập, TP Vinh, thuê phòng trọ gần nhà anh Sỹ, thường quan tâm và chơi cùng Tú) đã qua nhà xin phép gia đình anh Sỹ được đưa cháu Tú đi dạo phố. Tú sinh ra đã dị tật bẩm sinh, trí óc không bình thường, không nói được. Nghĩ Sơn đưa cháu Tú đi chơi cho khuây khỏa rồi sẽ về như mọi hôm nên gia đình anh Sỹ đồng ý mà không chút nghi ngờ.
Một ngày, hai ngày rồi 10 ngày vẫn không thấy Sơn đưa con trai trở về, họ tỏ ra lo lắng, liên tục gọi điện cho Sơn nhưng chỉ nhận được những câu trả lời ngắn gọn "cháu Tú vẫn chơi ngoan, ăn ngon, ngủ ngon, gia đình an tâm". Nghe Sơn nói vậy nên gia đình anh Sỹ vẫn yên tâm giao con cho hàng xóm và đi làm. Chỉ đến khi nhận được thông tin con trai mình bị bạo hành phải nhập viện thì đã muộn.
Tú được nhân viên một khách sạn tại Vinh phát hiện và sau đó đưa đi nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, phù nề bàn chân phải, đầu ngón tay bị rách, tay trái tụ máu, bộ phận dương vật và bìu sưng, hậu môn lở loét, ngực có nhiều vết trầy xước, bầm tím... Toàn bộ vùng mặt sưng tấy, răng cửa hàm trên số 2 bị gãy, đỉnh vành tai trái bị đứt, toàn bộ vùng lưng có 20 vết xây xát, rách da (các vết thương có tình trạng giống nhau, bề mặt đọng vết máu khô). Tỉ lệ thương tật là 11%.
Vụ việc một đứa trẻ khuyết tật bị người lớn đưa vào khách sạn, lạm dụng và hành hạ nhiều ngày trời đã thực sự gây nên sự phẫn nộ lớn và xôn xao thành Vinh suốt thời gian đó.
Những vết thương trên cơ thể Tú khiến ai nấy đều đau đớn.
Sự việc xảy ra, gia đình cháu Tú cũng như hàng xóm láng giềng hết sức bàng hoàng. Sơn trong mắt gia đình Tú cũng như người dân là một người hiền lành, sống thân thiện và rất mực yêu quý trẻ em. Chỉ đến khi sự việc xảy ra, chân tướng một kẻ nghiện ngập dần hiện rõ. Đối tượng đã li dị vợ, không việc làm và thuê phòng trọ gần nhà của gia đình Tú, thường qua lại vui chơi với Tú. Mọi người đều tin tưởng và còn thầm biết ơn Sơn khi đã không ngại quan tâm, chăm sóc 1 đứa trẻ tật nguyền.
Ngày 25/9/2014, Nguyễn Thanh Sơn bị công an bắt giữ sau nhiều ngày lẩn trốn. Với tội danh "cố ý gây thương tích", ngày 11/3/2015 TAND TP Vinh đã tuyên phạt Sơn mức án 12 tháng tù giam. Đồng thời, buộc đối tượng phải bồi thường cho nạn nhân số tiền 40 triệu đồng.
"Từ ngày bị bạo hành, ngày nào cháu cũng đánh đập người thân"
Bước vào căn nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Sỹ (48 tuổi, bố em Tú) nằm ngay trên trục đường cái. Phía trong nhà, hình ảnh cậu bé 16 tuổi với dáng người gầy gò, da đen nhẻm, khuôn mặt khờ khạo, miệng ú ớ không thành lời, ngồi chơi tại góc nhà. Phía dưới bếp, chị Nguyễn Thị Giang (42 tuổi, mẹ Tú) đang chuẩn bị bữa cơm trưa. Thỉnh thoảng chị lại lớn tiếng gọi Tú, chạy lên trông chừng như sợ Tú đi đâu mất.
Chị Giang chia sẻ về cuộc sống của con trai sau ngày bị bạo hành.
Cháu Tú thường xuyên đập đánh người vô cớ.
Theo lời kể của chị Giang, vợ chồng chị sinh được 3 người con, Tú là con trai lớn trong gia đình. Vì kết hôn muộn nên khi biết tin mình mang thai con trai đầu lòng, vợ chồng chị Giang vui mừng, trông ngóng từng ngày để được gặp con. Thế nhưng cái thai đến tháng thứ 10 mà chị vẫn không có biểu hiện chuyển dạ. Người chồng đưa vợ vào viện thì được chuẩn đoán thai nhi già quá tháng, phải mổ bắt con.
Chào đời, Tú cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm 4 tuổi vẫn chưa biết đi, biết nói. Khuôn mặt ngày càng lộ vẻ khờ khạo, ngu ngơ, không được thông minh, lanh lợi như những đứa trẻ khác. Càng lớn, cậu bé Tú vẫn chẳng khác nào một đứa trẻ con, mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ.
Chị Giang đau xót khi nhắc tới con trai sau chuỗi ngày bị ám ảnh bởi bạo hành.
Gần hai năm kể từ khi sự việc xảy ra, tính cách của Tú cũng thay đổi nhiều. Cậu bé thường vùng vằng, cáu gắt, vô cớ đánh mọi người. Tú bị viêm xoang mạn tính, nước mũi cứ chảy ròng, không dứt.
Vợ chồng anh Sỹ, chị Giang đều làm thợ hồ trong các công trình xây dựng nên hàng ngày, Tú được bà nội ở nhà trông giữ. Trước đây, Tú còn qua lại chơi với những đứa trẻ hàng xóm nhưng hai năm trở lại đây, vì sợ con mình mắc họa khi không may bị Tú đánh nên hàng xóm ít cho con mình tiếp xúc, gần gũi. Cậu bé khuyết tật hàng ngày chỉ biết chơi cùng bà nội và hai đứa em.
"Dù bị câm điếc, đầu óc không được minh mẫn nhưng xưa nay con trai tôi được tiếng ngoan ngoãn, hiền lành. Hai năm nay, kể từ khi sự việc kinh hoàng ấy xảy ra, nó trái tính trái nết hẳn, thường đánh đập người vô cớ. Những lúc không thích, không ưng gì thì nó dùng tay, gậy đập, nhặt đá ném bất kỳ ai đang đứng trước mặt. Tôi là mẹ nhưng cũng bị chính con trai mình đánh đập suốt. Nhiều lúc bất ngờ bị nó đánh không kịp trở tay. Còn hai đứa em của Tú thì ngày nào cũng bị anh đánh. Thằng em ít hơn Tú 2 tuổi còn biết đường chạy chứ con em mới hơn 2 tuổi phải đứng khóc, chịu đòn.
Nó cũng hay nhặt đá ném những người qua đường. Có người biết nó ngây dại thất thường thì thông cảm, bỏ qua nhưng cũng không ít người tỏ ra bức xúc, đánh nó nhừ tử. Nhiều lúc nhìn nó bị đánh bầm tím mặt mày tội nghiệp, thương con lắm nhưng cũng đành chấp nhận", chị Giang chia sẻ.
Được biết, sau một năm thi hành án phạt tù, Sơn đã trở về địa phương. Thế nhưng, từ đó đến nay Sơn chưa một lần đến thăm Tú, cũng chưa đến nói lời xin lỗi đến gia đình.
"Nhìn con họ bằng tuổi này đã biết giúp đỡ cha mẹ, đến trường học, chơi đùa mà nhìn lại con mình thấy tủi thân. Nó sinh ra đã không lành lặn, giờ lại bị ám ảnh bởi trận đòn roi hành hạ của người hàng xóm nên mới gánh bất hạnh như ngày hôm nay. Giờ tôi chỉ mong nó sống được khỏe mạnh, bình yên suốt quãng đời còn lại", gạt nước mắt, chị Giang trải lòng.
Theo Afamily/Trí thức trẻ
Cô gái sống trong xô nhựa Dù phải sống trong chiếc xô nhựa, cô gái 19 tuổi người Nigeria vẫn ấp ủ ước mơ mở cửa hàng kinh doanh. Chân tay Haruna ngừng phát triển khi cô mới 6 tháng tuổi. Ảnh: Sani Maikatanga. Theo Telegraph, khi Rahma Haruna mới 6 tháng tuổi, chân tay em đã ngừng phát triển. Hiện Haruna 19 tuổi, thân hình vẫn nhỏ bé...