Sao không chịu đổi mới cách thức xét tuyển?
Những thay đổi về cách thức xét tuyển mà Bộ GD&ĐT đưa ra khó tránh khỏi thảm cảnh như năm 2015.
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2016. Tôi thấy nội dung mới sửa đổi này đã tiếp thu nhiều góp ý của xã hội. Tuy nhiên, chỉ làm nửa vời như thế thì e rằng nỗi kinh hoàng của mùa tuyển sinh năm 2015 sẽ không chấm dứt hẳn.
Thí sinh căng thẳng chờ rút hồ sơ xét tuyển năm 2015. Ảnh: Người Lao Động.
Thời gian xét tuyển quá dài
Điểm cần sửa trước tiên là thời gian xét hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) từ ngày 1/8 đến 20/10 (đối với ĐH) và đến 15/11 (đối với CĐ) vẫn còn quá dài. Tại sao hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn cho phép học sinh, sinh viên vào học trễ như thế? Tại sao thời gian xét tuyển được kéo dài như thế?
Ba tháng xét tuyển bằng 33% thời gian học trong trường (đã trừ 2 tháng hè). Làm sao đổi mới giáo dục và đào tạo như Nghị quyết Đại hội Đảng XII đã nêu?
Tại sao hệ thống giáo dục cứ mãi lo thi tuyển, xét tuyển bằng cách cho kéo dài thời gian xét tuyển 3 tháng cộng với thời gian chuẩn bị thi, thời gian thi, thời gian chấm thi là gần 2 tháng nữa – tổng cộng lại gần 5 tháng?
Những sinh viên vào học trễ phải chịu mất nhiều bài vở mà học sinh trúng tuyển đợt trước đã học 2-3 tháng rồi. Nếu bộ quy định thời gian xét tuyển vừa phải (2 tuần lễ) thì cả thí sinh và nhà trường đều phải khẩn trương hoàn thành công tác này.
Một lý do khiến Bộ GD&ĐT không rút ngắn thời gian xét tuyển là vì không chịu đổi mới cách xét tuyển. Duy trì cách xét tuyển cũ, nghĩa là đợi có kết quả xét tuyển đợt 1 công bố rồi mới lo rút đơn đi nộp trường khác để xét tuyển đợt 2, rồi đợi kết quả đợt 2 rồi cho rút đơn xét tuyển đợt 3…
Video đang HOT
Nên cho thí sinh nộp cùng lúc nhiều trường
Cần đổi mới xét tuyển bằng cách cho thí sinh nộp đơn ĐKXT cùng một lúc vào nhiều trường. Mỗi trường, thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 2 ngành học. Tất cả trường xét tuyển đúng theo tiêu chuẩn về điểm không thấp hơn điểm sàn Bộ GD&ĐT quy định, sẽ có một danh sách thí sinh đạt điểm chuẩn của mỗi ngành học nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển.
Đến đúng ngày bộ quy định công bố kết quả, trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển đợt 1 và quy định thời gian 3 ngày cho thí sinh trúng tuyển phải đến làm thủ tục nhập học. Đến ngày đó, thí sinh trúng tuyển không đến làm thủ tục thì kể như đã đến làm thủ tục tại trường khác.
Trong khi đó, nếu thí sinh không trúng tuyển vào tất cả trường mình đã nộp đơn thì có thể đến các trường đó xin rút hồ sơ nộp vào trường khác cho đợt xét tuyển 2. Qua đợt 2, trường nào chưa tuyển được đủ chỉ tiêu thì sẽ lấy tiếp trong danh sách đạt điểm chuẩn và danh sách mới nộp đơn ĐKXT đợt 2 đạt điểm chuẩn của trường mà công bố danh sách trúng tuyển đợt 2; lặp lại lần thứ 3 nếu vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Sau đợt tuyển lần 1 và lần 2, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu, phải công bố trên trang web của mình số chỉ tiêu cần tuyển tiếp cho các ngành học. Nên chấm dứt mùa tuyển sinh sau đợt 3 này.
Theo cách tuyển sinh đổi mới này, Bộ GD&ĐT cần quy định chính xác các mốc thời gian sau đây: Khoảng thời gian các hội đồng thi THPT quốc gia công bố kết quả thi THPT quốc gia (trước ngày 30/7). Khoảng thời gian thí sinh nộp đơn ĐKXT từ 5/8 vào ĐH, CĐ (3 ngày).
Các trường ĐH công bố kết quả tuyển sinh đợt 1: đồng nhất 1 ngày. Khoảng thời gian thí sinh trúng tuyển đến trường ĐH mình ưng ý nhất làm thủ tục đăng ký nhập học, đồng thời thí sinh nào không trúng tuyển được vào trường gì sẽ đến rút hồ sơ đến đăng ký tiếp tại các trường khác theo thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của họ (3 ngày).
Ngày các trường công bố kết quả tuyển sinh đợt 2: khoảng thời gian thí sinh trúng tuyển đến trường ĐH mình ưng ý nhất làm thủ tục đăng ký nhập học, đồng thời thí sinh nào không trúng tuyển được vào trường nào cả sẽ đến rút hồ sơ đến đăng ký tiếp tại các trường khác theo thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của họ (3 ngày).
Ngày các trường công bố kết quả tuyển sinh đợt 3: khoảng thời gian thí sinh trúng tuyển đợt 3 đến trường ĐH mình ưng ý nhất làm thủ tục đăng ký nhập học.
Làm được như trên, hệ thống giáo dục của Việt Nam mới bước đầu thật sự đi vào toàn cầu hóa.
Theo GS Võ Tòng Xuân/Người Lao Động
Trường đại học lập nhóm tuyển sinh, thí sinh được lợi
Mùa tuyển sinh 2016, nhiều trường đại học liên kết thành nhóm tuyển sinh. Đây là xu hướng mới, được dự đoán giảm tỷ lệ ảo và có lợi cho thí sinh.
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Tuy nhiên, điểm mới của kỳ thi được tổ chức lần thứ hai này là có thêm 5 trường bên ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng kết quả bài thi để tuyển sinh. Đó là Đại học Thủ đô, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng và Đại học Tài Nguyên Môi trường.
Ông Đỗ Hồng Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Thủ đô cho biết, dù mới chỉ tiến hành một năm, nhưng phương thức đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội khá tiên tiến. Với phương châm thận trọng trong việc lựa chọn phương thức tuyển sinh, trường đã trao đổi với Đại học Quốc gia Hà Nội lấy kết quả bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh năm 2016, bên cạnh xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Như vậy, năm nay, những thí sinh dự thi bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm cơ hội xét tuyển vào 5 trường trên mà chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT. Điều này rõ ràng có lợi cho các em.
Thí sinh ôn tập trước giờ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Lê Hiếu.
Để chuẩn bị kỹ cho kỳ thi, cũng như sự liên kết tuyển sinh giữa các trường, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, số lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi lớn gấp đôi năm 2015. Năm ngoái, giữa đợt thi thứ nhất và đợt thi thứ 2 có độ lệch là 1,7/140 điểm. Rất nhiều thí sinh qua hai đợt thi điểm không thay đổi, chứng tỏ sự cân bằng độ khó của đề tốt.
Lập nhóm giảm ảo, tăng cơ hội cho thí sinh
Lãnh đạo Đại học Quốc gia TP HCM cũng vừa cho biết, trường dự kiến tuyển sinh theo nhóm, ban đầu gồm 7 đơn vị thành viên: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Khoa Y.
Cũng theo dự kiến của trường, nếu đăng ký vào nhóm trường Đại học Quốc gia TP HCM, cơ hội chọn ngành, trường của thí sinh tăng lên. Cụ thể, thí sinh có thể đăng ký tối đa 4 ngành trong cả 4 trường khác nhau của cùng nhóm Đại học Quốc gia TP HCM. Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký 2 nguyện vọng trong 1 hoặc 2 trường thuộc nhóm này, 2 nguyện vọng ở một trường khác ngoài nhóm.
Theo phương án tuyển sinh năm 2016, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh chủ động chọn trường, ngành mình thích, đẩy "phần khó" sang các trường với tỷ lệ ảo tăng cao. Việc các trường cùng một phân tầng phối hợp tuyển sinh theo nhóm nhằm giảm ảo khi dùng chung phần mềm.
Ông Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết, một số trường kỹ thuật khu vực Hà Nội dự kiến sẽ tạo thành nhóm tuyển sinh theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT. Hiện đã có một số trường lớn dự kiến tham gia như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thủy lợi, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Giao thông Vận tải... Vị này cho biết, số trường có thể còn tăng thêm.
Mục đích là giảm ảo trong khâu xét tuyển và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Các trường sẽ thống nhất phương án tuyển sinh trong thời gian tới để thông báo đến thí sinh.
Thí sinh cần chú ý
Lập nhóm để tuyển sinh là xu hướng mới của kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016. Dù theo lý giải của các trường, việc lập nhóm này để tăng cơ hội cho sĩ tử, nhưng các em cũng cần lưu ý một số vấn đề.
Đối với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh có rất nhiều cơ hội xét tuyển. Tuy nhiên, bài thi này chỉ có giá trị xét tuyển trong các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và 5 trường bên ngoài nêu trên.
Muốn xét vào các trường đại học khác không có đề án tuyển sinh riêng, thí sinh phải tham gia kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì.
Sĩ tử cũng cần đọc kỹ quy định của các trường thuộc nhóm tuyển sinh chung để hiểu rõ và có quyết định phù hợp.
Theo Zing
Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 6.500 chỉ tiêu Chiều 25/2, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường, khoa thành viên. Theo đó, năm 2016, trường tuyển 6.540 chỉ tiêu. Trong đó, Đại học Công nghệ 840 chỉ tiêu, Đại học Khoa học Tự nhiên 1.380 chỉ tiêu, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 1.610 chỉ tiêu, Đại học Ngoại ngữ...