Sao Iraq vẫn tan nát sau 14 năm Mỹ lật đổ Saddam?
Từ sự “hoang tưởng kép”, Washington đã xâm phạm chủ quyển quốc gia của Iraq, xem nhẹ lợi ích dân tộc của Iraq, đưa đất nước Iraq vào vòng xoáy vô định…
Theo Iraqi News ngày 30/3, người phát ngôn của Chính phủ khu vực Kurdistan (KRG) cho rằng đã tới lúc KRG và chính quyền Iraq phải xúc tiến các cuộc thảo luận nghiêm túc về cuộc “ly hôn thân thiện” giữa Erbil và Baghdad.
“Chúng ta có thể là hai người hàng xóm tốt và đây là cách duy nhất để giải quyết tình trạng bất ổn trong đời sống chính trị tại Iraq”.
Theo người phát ngôn của KRG, Safe Guard Dizayee: “Nguyên tắc đồng thuận là điều mà tất cả các phe phái tại Iraq đã đồng thuận vào năm 2003, nhưng bây giờ nguyên tắc đó không còn nữa. Bây giờ luôn là thiểu số phục tùng đa số, vì vậy ngay cả khi người Kurd có 65 ghế ở Baghdad, chúng tôi cũng luôn là những người thiểu số”.
Vòng xoáy vô định vẫn không ngừng cuộn trong đời sống chính trị tại Iraq thời hậu Saddam
Ông Dizayee nhận định, Erbil và Baghdad không thể làm việc cùng nhau được nữa. Người Kurd phải tìm kiếm một giải pháp cho sự ổn định của mình và cách duy nhất để có được điều đó là Kurdistan phải là một thực thể chính trị độc lập với Iraq.
Theo dự kiến KRG sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/4/2017 để người dân ở Kurdistan cho biết họ mong muốn gì.
Như vậy là bên cạnh việc phải căng mình trong cuộc chiến với IS, chính quyền Iraq còn phải đối mặt với cuộc chiến nội bộ vốn chưa một ngày ổn định kể từ khi được thành lập.
Khi Chính phủ khu vực Kurdistan muốn “ly hôn thân thiện” với chính quyền Baghdad thì tình trạng vô định của nhà nước Iraq thời hậu Saddam sẽ rơi vào vòng xoáy mới.
Cũng nên nhắc lại rằng, với một chứng cứ được ngụy tạo về việc chính quyền Saddam Hussein sở hữu vũ khí giết người hàng loạt, Tổng thống Bush (con) đã quyết định tấn công Iraq vào ngày 20/3/2003.
Sau 1 tháng 11 ngày thì quân đội Mỹ – có sự hỗ trợ của quân đội Anh – đã xóa sổ chế độ của Saddam Hussein, từ đó mở ra một thời kỳ mới đầy bất ổn cho đất nước Iraq.
Trên chính trường Iraq thời hậu Saddam, vai trò của người Hồi giáo dòng Sunni bị giảm sút rất nhiều, một phần vì người Hồi giáo dòng Sunni không chiếm số đông trong dân số của Iraq, một phần vì bị xem là tàn dư của chế độ Saddam Hussein.
Ngược lại, lực lượng Hồi giáo dòng Shiite đã đóng vai trò chính trong đời sống chính trị tại Iraq thời hậu Saddam.
Video đang HOT
Và lần đầu tiên trong lịch sử, bàn cờ chính trị Iraq có sự tham gia của lực lượng người Kurd.
Cơ cấu quyền lực được phân chia như sau: người Kurd nắm giữ vị trí Nguyên thủ quốc gia, người Hồi giáo dòng Shiite nắm giữ vai trò người đứng đầu Chính phủ và Quốc hội, người Hồi giáo dòng Sunni chỉ nắm giữ những vị trí thứ yếu trong các cơ quan quyền lực tại Iraq.
Nếu nhìn qua thì có vẻ đây là một cơ cấu hợp lý, đảm bảo cho nhà nước Iraq là đại diện cho toàn xã hội Iraq nên sẽ ổn định và có quyền lực. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì đây là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn trong đời sống chính trị, khiến cho xã hội bất ổn, đất nước Iraq không thể phát triển.
Bởi việc phân chia quyền lực, quyền lợi chủ yếu dựa trên lợi ích đảng phái, vì vậy luôn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn nội tại, bởi sự bất đồng về lợi ích luôn tồn tại và không thể hóa giải.
Mâu thuẫn nội bộ âm ỉ trong chính quyền Baghdad, rồi dần đã phát triển thành cuộc khủng hoảng quyền lực và đỉnh điểm là ngày 15/4/2016 khi “những nhà lập pháp Iraq đã đánh nhau trong bối cảnh Baghdad chìm sâu vào một cuộc khủng hoảng chính trị về việc làm thế nào để cai quản một đất nước bị chia rẽ”, theo VOA.
Trước tình hình chính trị hỗn loạn tại Iraq, ông Toby Dodge, chuyên viên tư vấn cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, nhận định: cuối cùng thì người dân Iraq đã hoàn toàn bị phản bội và nỗi thất vọng về một đời sống chính trị vô định, một đời sống xã hội bất định là những gì họ có được sau khi Saddam bị lật đổ.
Tổng thống Bush mừng chiến thắng sau khi “xóa sổ chế độ của Saddam Hussein, đưa Iraq trở thành một quốc gia dân chủ”.
Giới phân tích cho rằng, khi Washington tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí giết người hàng loạt để phát động cuộc chiến, dư luận nhận ra ngay đó là cái cớ được ngụy tạo, song ông Bush vẫn tin rằng sẽ đánh lừa được dư luận – đó là một sự hoang tưởng.
Và Washington càng hoang tưởng hơn khi tin rằng có thể tạo dựng chính quyền mới tại Iraq thời hậu Saddam có thể nằm trong sự quản lý và điều khiển theo ý muốn của Mỹ.
Từ sự “hoang tưởng kép” ấy, Washington đã xâm phạm chủ quyển quốc gia của Iraq, xem nhẹ lợi ích dân tộc của Iraq, chính vì vậy cho nên Mỹ không thể làm gì được trước sự vô định của bàn cờ chính trị tại Iraq. Và nay, khi đại diện người Kurd muốn Erbil “ly hôn thân thiện” với Baghdad sẽ làm gia tăng vòng xoáy vô định trong đời sống chính trị tại Iraq thời hậu Saddam.
Sau 14 năm diễn ra cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003, từ sự hoang tưởng của chính quyền Bush đã đưa cả dân tộc Iraq vào vòng xoáy bất ổn không ngừng. Có thể thấy rằng người dân Iraq đã phải trả cái giá quá đắt cho sai lầm của chính quyền Mỹ và chưa biết khi nào đất nước Iraq mới có thể được định hình sau khi Washington lật đổ Saddam.
Toàn quyền Paul Bremer – người đứng đầu chính quyền chuyển tiếp tại Iraq thời hậu Saddam trong 13 tháng – trước khi rời Iraq đã từng tự hào: “Nhìn lại chúng ta thấy rằng Mỹ đã làm được rất nhiều điều cho đất nước Iraq. Thực sự, chúng ta đang giúp cho Iraq trở thành một quốc gia dân chủ”.
Xin phép không bình luận về “thành quả” mà Mỹ đã mang lại cho Iraq như ông Bremer đã tự hào.
Theo Ngọc Việt
Đất Việt
Trump diệt IS: Bộ binh Mỹ tham chiến, không bắt tay Nga
Lính Mỹ có thể được điều ra chiến trường, Washington hỗ trợ lực lượng người Kurd nhưng không nhắc tới chuyện bắt tay Nga.
Truyền thông Mỹ đồng loạt thông tin, ngày 27/2 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã đệ trình lên Nhà Trắng bản kế hoạch chi tiết chống khủng bố.
Kế hoạch được Lầu Năm Góc thiết lập theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump là đẩy nhanh cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tướng Jim Mattis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đệ trình kế hoạch chống IS.
Theo CNN, Lầu Năm Góc đã trình Tổng thống Mỹ Donald Trump "khung sơ bộ" gồm chi tiết các phương án quân sự, ngoại giao và tài chính để tăng cường sự tham gia của Mỹ thực hiện cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Một ủy ban gồm các quan chức chính phủ hàng đầu đã có cuộc họp chiều 27/2 theo giờ địa phương để thảo luận phương án đẩy mạnh cuộc chiến chống IS. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis theo lịch trình sẽ chủ trì cuộc thảo luận.
Phát biểu với báo giới, Phát ngôn viên Lầu Năm góc Jeff Davis tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis sẽ thông báo chi tiết về kế hoạch đánh bại IS trên khắp thế giới chứ không chỉ riêng ở Iraq và Syria, với các quan chức cấp cao trong Nhà Trắng vào thứ hai tuần tới (6/3).
Các tài liệu được biết sẽ được phân loại sơ bộ và cần được bổ sung.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục có các cuộc đối thoại liên quan tới việc triển khai tiếp tục các kế hoạch và phát triển nó" - ông Jeff Davis khẳng định.
Theo Daily Mail, các đề xuất có thể bao gồm cả việc Mỹ sẽ lần đầu tiên gửi lực lượng chiến đấu mặt đất tới Trung Đông và Lầu Năm Góc, đã cho thấy lập trường tích cực hơn của Mỹ trong việc can thiệp một cách sâu sắc vào cuộc chiến chống khủng bố.
Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chống khủng bố Joe Dunford nhấn mạnh.
"Tất cả chúng ta, những người đã tham gia vào các cuộc xung đột trong vòng 15 năm qua nhận ra rằng bất cứ điều gì chúng ta làm trên mặt đất sẽ giúp đạt được những mục tiêu chính trị hoặc nó sẽ không thể thành công" - ông Dunford nói.
Tướng Jim Mattis gặp gỡ Đại sứ Mỹ tại Iraq hôm 20/2.
Daily Mail đặt một câu hỏi quan trọng là liệu Mỹ sẽ tiếp tục trang bị cho lực lượng người Kurd ở Syria lãnh đạo cuộc chiến chiếm lại Raqqa - một động thái sẽ chọc giận người đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong việc từ chối những nỗ lực chiến đấu của lực lượng người Kurd - hay sẽ điều quân lính Mỹ trực tiếp tới chiến trường.
Hiện nay, chỉ có khoảng 500 binh sỹ Mỹ đang ở Syria, chủ yếu là lực lượng hoạt động đặc biệt làm việc ở sau phòng tuyến để đào tạo các chiến binh người Kurd địa phương.
Theo các quan chức Mỹ, gửi quân đội đến Syria chỉ là một trong nhiều ý tưởng được trình lên để tổng thống xem xét. Một phương án khác có thể là việc loại bỏ giới hạn số lượng lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Chính quyền tiền nhiệm đã quy định không quá 5.262 lính Mỹ được phép có mặt ở quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh chỉ đạo Tướng Mattis hoạch định kế hoạch đánh bại IS và chỉ cho phép Bộ trưởng Quốc phòng 30 ngày để làm điều này.
Ông Trump cũng vừa quyết định tăng chi tiêu của Lầu Năm Góc lên tới 54 tỷ USD, trong khi cắt giảm viện trợ nước ngoài để cơ quan hoạt động hiệu quả hơn.
Hồi tuần trước, Tướng Joseph Dunford cho biết quân đội Mỹ đang xem xét cam kết hiện diện lâu dài ở Iraq để giúp quốc gia Trung Đông này ổn định đất nước sau khi IS bị đánh bại.
Tướng Dunford cũng cho biết kế hoạch chiến tranh mới cũng xem xét việc chiến đấu chống IS bên ngoài Syria và Iraq, bao gồm Yemen, Libya và Afghanistan.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần cam kết tăng cường cuộc chiến chống khủng bố IS đã bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama mà không hiệu quả.
Theo Đông Phong
Đất Việt
Iraq tuyên bố tiêu diệt phó tướng của IS Kẻ được coi là có vị trí quan trọng thứ hai trong tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bị tiêu diệt trong trận không kích. Liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu chưa xác nhận thông tin phó tướng của IS bị tiêu diệt. Ảnh minh hoạ: Reuters Ayad al-Jumaili, phó tướng của Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh...