Sao điểm thi thí sinh các tỉnh miền núi lại cao hơn Hà Nội, TP.HCM?
Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Lân Hiếu (An Giang), nếu phân tích kết quả kỳ thi thời gian qua không thể không đặt câu hỏi tại sao các tỉnh miền núi điểm thi của thí sinh lại cao hơn của Hà Nội và TP.HCM. Nếu phúc tra cả nước còn phát hiện ra nhiều sai phạm trong kỳ thi vừa qua.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (30/5), Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2018 và kế hoạch năm 2019, quyết toán ngân sách 2017. Các thành viên Chính phủ sẽ giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, người điều hành nội dung phiên thảo luận, đã có 91 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu.
Là người phát biểu mở đầu, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho hay, đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019, thấy rất mừng vì những con số tăng trưởng, những thành tựu đã đạt được. Theo logic những con số này khi công bố sẽ được toàn bộ xã hội đón nhận một cách hồ hởi. “Vậy nhưng rất nhiều cử tri đã thể hiện sự hồ nghi, nguyên nhân là niềm tin của người dân đã bị lung lay nên những cái tốt, cái tích cực không được tiếp nhận như một cách thông thường nữa”, ĐB Hiếu nói.
Video đang HOT
Theo ông, niềm tin đó bị mất đi bởi những thực tế hàng ngày đang diễn ra xung quanh người dân. “Chúng ta có thể nhiều chính sách vĩ mô tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng những bức xúc hàng ngày của người dân lại không được giải quyết một cách nhanh chóng. Chính vì vậy những cố gắng của cả hệ thống bị một vài bộ phận làm vấy bẩn bức tranh toàn cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho biết.
Đề cập tới vấn đề giáo dục, ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho biết, cử tri rất bức xúc về vấn đề liên quan đến gian lận thi cử, cử tri mong mỏi và theo dõi Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm sai phạm và chỉ ra những thiếu sót trong công tác tổ chức kỳ thi quốc gia những năm vừa qua và người chịu trách nhiệm cụ thể.
“Không thể nói đây là lỗi hoàn toàn của địa phương vì không phải chỉ một mà có nhiều địa phương phát hiện ra gian lận thi cử trong kỳ thi vừa qua. Theo tôi được biết, mỗi năm một lần Bộ GD-ĐT lại thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT, nhưng càng cải cách kết quả lại càng kém hơn, nhiều tiêu cực phát hiện hơn. Trong 3 năm vừa qua Bộ GĐ-ĐT chưa có tập huấn chỉ đạo các tỉnh về những kẽ hở của khâu chấm thi, không có biện pháp ngăn chặn; phần mềm chấm môn tự luận thì quá lỏng lẻo, bài thi chắc nghiệm thì không rọc phách, dùng bút chì khoanh…”, ĐB Hiếu chỉ rõ.
Vẫn theo ĐB Hiếu, Bộ GD-ĐT cũng không đánh giá về kết quả thi hàng năm của các tỉnh, thành phố xem tỷ lệ thế nào. “Nếu phân tích kết quả thì không thể không đặt câu hỏi tại sao các tỉnh miền núi điểm thi của thí sinh lại cao hơn của Hà Nội và TP.HCM. Nếu phúc tra cả nước tôi tin còn phát hiện ra nhiều sai phạm trong kỳ thi vừa qua. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình rất cần có người chịu trách nhiệm với nhân dân. Có như vậy trong tương lai những thử nghiệm của Bộ GD-ĐT về các quy trình thi cử nói riêng và trong hệ thống giáo dục nói chung mới đảm bảo tính nghiêm túc, hiệu quả”, ĐB Hiếu nhấn mạnh.
Theo Danviet
"Trước hết phải là nền giáo dục không nói dối"
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm các con cắp sách đến trường.
Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dành 1,5 ngày, bắt đầu từ hôm nay (30/5) thảo luận tại Hội trường về kinh tế - xã hội. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để nhân dân và cử tri theo dõi. Bắt đầu phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết có tới 91 đại biểu đăng ký phát biểu.
"Một vài bộ phận làm bẩn bức tranh"
Là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Gang) bày tỏ vui mừng về những consố tăng trưởng và thành tựu đã đạt được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ.
Những chỉ số này khi được công bố thì theo lẽ thường sẽ được xã hội đón nhận, vậy nhưng nhiều cử tri vẫn hồ nghi, bởi có nguyên nhân niềm tin của người dân bị lung lay nên những cái tốt, tích cực không được tiếp nhận như thông thường.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại Hội trường, sáng 30/5
Theo đại biểu, niềm tin người dân bị ảnh hưởng vì thực tế hàng ngày diễn ra xung quanh họ. Chúng ta có thể có nhiều chính sách vĩ mô tốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng bức xúc hàng ngày của người dân chưa được giải quyết hợp lý, nhanh chóng. Do đó, "những cố gắng bị vài bộ phận nhỏ làm bẩn bức tranh toàn cảnh".
Đề cập vấn đề dư luận về giá điện, xăng dầu vừa qua, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Công Thương có báo cáo dài tới 20 trang, nhiều con số lập luận khẳng định đã làm đúng. Nhưng theo ông, khi rất nhiều người dân bức xúc thì Bộ cần nghiêm khắc rà soát từ cách thức quản lý đến giám sát, tuyên truyền.
"Bản thân tôi là bác sĩ, cho dù phác đồ đúng nhưng tình hình người bệnh không tốt lên thì tôi phải xem xét lại. Nhiều khi trên lý thuyết là đúng nhưng triển khai nhiều khi sai ở mắt xích nào đấy. Lúc này cần xem xét, không bảo thủ, duy ý chí, che giấu sai lầm" - ông Nguyễn Lân Hiếu nói.
"Đúng sao được khi một lớp có gần 100% học sinh đạt loại giỏi"
Nêu bức xúc của cử tri về gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, vị đại biểu đoàn An Giang đề nghị Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm, chỉ ra thiếu sót trong kỳ thi và chỉ rõ trách nhiệm cụ thể vì không thể nói lỗi hoàn toàn thuộc địa phương khi gian lận xảy ra ở nhiều tỉnh.
"Nếu phúc tra trên cả nước, tôi tin còn nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua" - ông Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ và nhấn mạnh trong giáo dục, việc đánh giá kết quả hết sức quan trọng nên vừa qua có nhiều cải cách, nhưng phương pháp chưa đúng.
"Đúng sao được khi mà một lớp gần có 100% học sinh đạt loại giỏi. Trong phiên thảo luận về Luật Giáo dục, chúng ta bàn nhiều về triết lý giáo dục, nhưng trước mắt cần đưa ra nguyên tắc giáo dục đơn giản là nền giáo dục không nói dối. Không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm các con cắp sách đến trường" - ông Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm thẳng thắn./.
Theo VOV
Chuyên gia tâm lý giải mã hiện tượng chạy điểm thi Vụ hàng trăm thí sinh ở Sơn La gian lận điểm thi đã trở thành một "cơn địa chấn" của ngành Giáo dục. Bên cạnh tranh cãi về việc có nên công bố danh sách thí sinh gian lận, một vấn đề khác rất cần được đặt ra, đó là vì sao người ta lại bất chấp tất cả để chạy điểm, mua...