Sao để trường xin “tự chết”?
Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập trường. Tuy nhiên, nhiều trường đã không thực hiện cam kết khiến điều kiện dạy học không bảo đảm, quyền lợi học sinh bị xâm phạm.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường THCS – THPT Hiền Vương trong thời hạn 2 niên khóa (2012-2013 và 2013-2014) vì trường gặp khó khăn trong quản lý nhân sự và tài chính. Sau thời gian này, nếu trường khắc phục được những khó khăn trên thì Sở GD-ĐT TP mới xem xét cho hoạt động trở lại.
Những trường học phải đình chỉ hoạt động hay giải thể bởi những lý do như khó khăn tài chính, quản lý nhân sự yếu, bất ổn trong nội bộ hay không bảo đảm điều kiện dạy học phải đóng cửa thời gian qua không phải là chuyện hiếm. Trước Trường THCS – THPT Hiền Vương, có thể kể đến Trường THPT Khai Trí, Trường Tiểu học Dân lập Phương Nam… Tuy nhiên, nếu so với số lượng các trường đang hoạt động thì số trường phải ngưng hoạt động không nhiều. Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết toàn TP hiện có khoảng 82 trường phổ thông ngoài công lập đang hoạt động.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP cho biết chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập trường. Đối với những trường phải thuê mướn cơ sở làm chỗ dạy học, Sở GD-ĐT TP yêu cầu trường cam kết sau 5 năm hoạt động phải xây dựng được cơ sở riêng. Tuy nhiên, nhiều trường đã không thực hiện cam kết khiến điều kiện dạy học không bảo đảm, quyền lợi học sinh bị xâm phạm. Vị lãnh đạo này cho biết Sở đang rà soát lại điều kiện dạy và học ở các trường ngoài công lập. Vì quyền lợi học sinh, Sở sẽ kiên quyết đóng cửa những trường không bảo đảm điều kiện dạy và học.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng song do thả nổi kiểm soát nên giáo dục ngoài công lập ở TPHCM như là bức tranh đa màu, trong đó có nhiều trường được đầu tư tốt song cũng có không ít trường thiếu đầu tư, cơ sở dạy học tồi tàn, còn giáo viên thì đi mượn.
Video đang HOT
Với Trường THCS – THPT Hiền Vương, những khó khăn của trường đã kéo dài từ lâu. Điều đó Sở GD-ĐT có biết hay không? Nếu biết mà để cho tới khi chủ đầu tư làm tờ trình xin tạm ngưng hoạt động, xin “tự chết”, sở mới ra quyết định đình chỉ hoạt động thì quả là điều cần xem xét.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc chuyển học sinh của Trường THCS – THPT Hiền Vương sang trường khác vào thời điểm giữa năm học sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học của các em. Trách nhiệm đó là của Sở GD-ĐT TPHCM.
Theo Người Lao Động
'Biệt thự đắp chiếu, trường mầm non thì thiếu'
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực...
Sáng 18/12, các đại biểu tham dự hội thảo về "xã hội hóa giáo dục" khẳng định, cần phải để cho toàn xã hội làm giáo dục, tất cả cho giáo dục và giáo dục cho mọi người. Xã hội hóa giáo dục bao hàm cả xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người đối với lĩnh vực trồng người.
Đại biểu Thái Xuân Đào cho rằng, cộng đồng phải coi việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của địa phương chứ không phải của riêng ngành giáo dục. Cần phải xã hội hóa để tạo cơ hội cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, suốt đời, khuyến khích và tạo điều kiện để cả xã hội tham gia phát triển giáo dục.
Để làm được điều này, PGS Lê Hồng Sơn (Hội Khuyến học Việt Nam) đề xuất, Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa loại hình trường, lớp và các hình thức giáo dục. Một giải pháp hữu hiệu và quan trọng để thực hiện xã hội hóa giáo dục là tổ chức đại hội giáo dục.
"Đây là hội nghị dân chủ của cộng đồng dân cư bàn về giáo dục, tổ chức ở từng cấp chính quyền, với sự tham gia của người dân", PGS Sơn nói và cho rằng, đại hội sẽ đánh giá tình hình phát triển giáo dục địa phương, xây dựng kế hoạch và phát triển giáo dục. Ngoài ra, đại hội cần bầu ra Hội đồng giáo dục địa phương, gồm đại diện người dân, tổ chức đoàn thể, lãnh đạo ban ngành...
Cả xã hội cần quan tâm đến giáo dục bởi đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Ảnh minh họa: AT.
Theo ông Sơn, đại hội giáo dục huy động được sự tham gia dân chủ và của toàn dân vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo mang đặc thù địa phương và phát huy được sự đóng góp của nhân dân vào phát triển, xây dựng xã hội học tập. "Có thể xem đạo hội giáo dục như một hội nghị Diên Hồng của địa phương bàn về giáo dục", PGS Sơn nói.
Còn PGS Đặng Quốc Bảo thông tin, xã hội hóa giáo dục đã huy động nguồn tài chính trong và ngoài nước để phát triển giáo dục như thành lập các quỹ học bổng, trợ giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Xã hội hóa giáo dục làm tăng ngân sách của giáo dục ước tính 25 - 30% tổng số ngân sách Nhà nước. Nhờ xã hội hóa mà 76 - 80% số cháu nhà trẻ, 60% mẫu giáo, 0,4% tiểu học, hơn 2% THCS, 30% THPT, 21% sinh viên được học trong các trường ngoài công lập.
Theo PGS Bảo, giáo dục được cho là quốc sách hàng đầu nhưng thực tế thì chưa được như thế. Ông Lý Quang Diệu từng tâm sự với các nhà lãnh đạo Việt Nam "có thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế". Thế nhưng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, một nguồn vốn rất lớn đang trong tình trạng "vốn chôn" trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực...
"Không thể coi việc tiếp tục mở thêm trường ngoài công lập, có thêm các hình thức thu từ người học, phụ huynh là việc làm bình thường của xã hội hóa giáo dục. Cách làm này chỉ phù hợp với những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21", PGS Bảo nói.
Theo vị giáo già, trong bất cứ trường hợp nào, mở thêm một trường học là bớt đi một nhà tù, trừ các nhà trường đội lốt, trá hình cho âm mưu trục lợi bất chính. Vì vậy, cần lập quỹ hỗ trợ phát triển trường ngoài công lập để bất cứ học sinh, sinh viên nào học trường ngoài công lập đều được thụ hưởng một khoản kinh phí nhất định từ nhà nước, bởi nhà nước có trách nhiệm cung ứng dịch vụ giáo dục cho họ. Khi nhà nước không có khả năng lo chỗ học cho học sinh hoặc họ không chọn dịch vụ cung ứng từ nhà nước thì họ vẫn phải được hưởng quyền lợi trên.
"Khi nào tạo nên sự cộng hưởng ba trạng tháng: Tổ chức nhà nước, cơ chế thị trường và sự hoạt động của các mạng lưới đoàn thể xã hội phục vụ cho mục tiêu xã hội hóa giáo dục, lúc đó xã hội hóa giáo dục sẽ phát triển bền vững chứ không ăn đong như hiện nay", PGS Bảo nhận xét.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Đẩy mạnh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội vừa đề nghị Sở GD-ĐT cần giám sát, thực hiện tốt hơn nữa công tác xã hội hóa. Bên cạnh đó sớm đưa ra tiêu chí mô hình trường cung ứng trình độ, dịch vụ chất lượng cao. Thông tin từ Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đoàn giám sát của HĐND...