Sao có thầy cô lại lấy học lực để đánh giá hạnh kiểm?
Học lực yếu nên không được đánh giá hạnh kiểm tốt là quan niệm của không ít giáo viên hiện nay. Chính cách hiểu, cách đánh giá như thế đã gây ra nhiều bức xúc.
Sau khi xem kết quả cuối năm của con mình trên Vnedu, một phụ huynh hết sức bức xúc gọi điện chia sẻ với người viết: “Thầy ơi, tôi rất bất bình với xếp loại hạnh kiểm của cô giáo D. chủ nhiệm lớp cháu K. (con gái của nhân vật – người viết), cháu tổng kết cả năm được 5.6, nhưng học lực yếu.
Con tôi học yếu, tôi biết, nhưng cô giáo đánh giá hạnh kiểm cháu loại khá, tôi không nhất trí. Không phải tôi bênh con, nhưng bất cứ ai biết K. kể cả cô giáo D. cũng thừa nhận cháu là người tốt, vừa rồi nhặt được của rơi tìm người trả lại đó.
Tôi hỏi cô giáo D., tại sao cô đánh giá cháu K. hạnh kiểm khá mà không phải là tốt, cô trả lời, do cháu K. học lực yếu, nên hạnh kiểm không thể tốt được”.
Cách đánh giá hạnh kiểm học sinh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. (Ảnh minh họa: VTV)
Học lực yếu đánh giá hạnh kiểm tốt được không?
Học lực yếu nên không được đánh giá hạnh kiểm tốt là quan niệm của không ít giáo viên hiện nay. Chính cách hiểu, cách làm, cách đánh giá như thế đã gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.
Một học sinh sống có trách nhiệm, biết chia sẻ, biết yêu thương bạn bè, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất như K. trong câu chuyện trên, giáo viên chủ nhiệm đánh giá hạnh kiểm khá vì học lực yếu, bản thân người viết cũng thấy… bức xúc.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vẫn giữ nguyên giá trị sau khi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, ghi rõ:
Video đang HOT
“Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.”
Trong 7 tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh chỉ có 1 tiêu chí liên quan đến học lực. Hay nói cách khác, học lực chỉ chiếm 1/7 số điểm khi đánh giá hạnh kiểm của 1 học sinh.
Mối quan hệ giữa hạnh kiểm và học lực được quy định tại Điểm D Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập.
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong học tập.
Tuyệt đối không quy định kết quả của học học tập (học lực) phải đạt (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), học lực không quyết định hạnh kiểm của học sinh.
Như vậy, học sinh có học lực yếu, nhưng đạt các điểm trong Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT tốt, hoàn toàn đủ điều kiện xếp hạnh kiểm loại Tốt.
Thực tế trong trường học, có học sinh năng lực học văn hóa yếu nhưng là học sinh tử tế, lễ phép, tôn trọng thầy cô; sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình; sẻ chia và yêu thương bạn bè.
Vì thế không thể căn cứ vào học lực để đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học trò nói riêng và người khác nói chung là hoàn toàn chính xác.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-58-2011-tt-bgddt-bo-giao-duc-va-dao-tao-67017-d1.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-26-2020-tt-bgddt-sua-doi-quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-190228-d1.html
Đánh giá vì người học
Cùng với quá trình đổi mới giáo dục, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng có nhiều thay đổi, theo hướng ngày càng tiến bộ, nhân văn và vì người học.
Ảnh minh họa/INT
Còn nhớ trước khi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ra đời và đi vào cuộc sống, câu chuyện áp lực về điểm số với học sinh tiểu học trở thành tâm điểm trên mặt báo trong thời gian dài. Khi đó (theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT) chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong từng giai đoạn nên rất hạn chế, tăng áp lực điểm số và không còn phù hợp với việc dạy và học theo định hướng đổi mới.
"Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh" được đưa ra trong Thông tư 30 như nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, chính là nội dung tiến bộ, nhân văn của xu hướng đánh giá hiện đại. Với Thông tư này, lần đầu tiên, ở tiểu học đã bỏ việc chấm điểm khi đánh giá thường xuyên; giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đánh giá quá trình được coi trọng.
Cho đến nay, quy định về kiểm tra, đánh giá với học sinh tiểu học tiếp tục được điều chỉnh ngày càng tiến bộ hơn so với Thông tư số 22 năm 2016 và mới nhất là Thông tư số 27 năm 2020, nhưng vẫn trên tinh thần cơ bản là "vì sự tiến bộ của người học".
Ở trung học, trước khi chờ đợi quy định hoàn toàn mới về kiểm tra, đánh giá áp dụng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 26, sửa đổi, bổ sung quy định đánh giá, xếp loại học sinh trung học theo Thông tư 58. Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; bảo đảm kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập vì sự tiến bộ của học sinh. Các môn học đều được yêu cầu phải có đánh giá bằng nhận xét.
Nhìn cả quá trình, có thể nói, quan điểm về đánh giá học sinh được thể hiện qua các quy định của ngành Giáo dục đã thay đổi và phát triển từ việc đánh giá nhằm phân loại, so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá riêng biệt, từng mặt hạnh kiểm và học lực; tới đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Thực hiện đánh giá thường xuyên, đi liền với quá trình học tập mà không phải đợi khi đã dạy học xong mới đánh giá. Mỗi học sinh sẽ trở thành chính mình với nhân cách toàn diện trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế đánh giá hiện đại của thế giới, cũng như quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT của Việt Nam.
Thành tố cơ bản trong chương trình giáo dục bao gồm: Mục tiêu - nội dung - phương pháp và đánh giá phụ thuộc, tác động, gắn bó rất khăng khít với nhau. Trong đó, thành tố kiểm tra, đánh giá học sinh giữ vai trò quan trọng; giúp điều chỉnh cách dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động dạy học, giáo dục; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Chất lượng giáo dục chỉ có được nếu học sinh tự tin, thích học, say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính mình. Đổi mới đánh giá học sinh đã chú trọng đến điều này.
Thực tế quá trình triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học những năm qua và với trung học là học kỳ vừa qua, có thể nhìn thấy kết quả rất rõ ràng: Áp lực điểm số giảm; giáo viên coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh. Học sinh được bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn, từ đó phấn đấu trong sự chủ động. Đến trường với niềm vui, hứng thú sẽ giúp học sinh thích học và học tốt hơn.
Tất nhiên, việc thay đổi quy định về kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nữa khi có sự đồng bộ và giáo viên là nhân tố quan trọng. Thầy cô cần quán triệt nhận thức về tư duy đánh giá mới, thay đổi thói quen chỉ tập trung vào chấm điểm; đồng thời trang bị thêm những kĩ năng đánh giá cần thiết. Khai thác được lợi thế của công nghệ cũng sẽ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả đánh giá, bởi hiện nay có nhiều các ứng dụng về kiểm tra đánh giá trên các thiết bị thông minh rất tiện lợi và hữu dụng.
Giải đáp băn khoăn về đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 26 Hiện nay, việc đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được thực hiện theo Thông tư 26/2020. Hiện nay các cơ sở giáo dục phổ thông đang diễn ra kỳ kiểm tra cuối kỳ I việc đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện về học lực và hạnh kiểm sau khi hoàn tất việc chấm, công...