‘Sao cô giáo cứ bắt cháu tôi tả bà tóc bạc?’
Chị Đỗ Ngọc Bích, 27 tuổi, sống ở Quảng Ninh bức xúc: ‘Cháu tôi học lớp 2, cô giáo ra đề văn tả bà em. Bà ngoại cháu trẻ, tóc vẫn đen, cháu viết như vậy thì cô gạch đi, bắt sửa thành ‘tóc bà em bạc trắng’”.
Học sinh một trường ở TP.HCM nói không với văn mẫu
Mới đây, cư dân mạng lan truyền một clip học sinh đọc bài văn tưởng tượng mình biến thành một con lợn trước cả lớp. Bài văn sinh động, cách liên tưởng thú vị cộng với cách đọc bài diễn cảm của cậu bé đã khiến nhiều người thích thú. Phải chăng, bài văn sáng tạo của cậu bé trở thành hiếm hoi, giữa lúc các giáo viên thích học sinh viết văn trong khuôn mẫu?
Chị Bích, phụ huynh có cháu học lớp 2 với Thanh Niên: “Tôi rất buồn cho cách dạy của nhiều giáo viên hiện nay. Cháu tôi thật thà, cháu nhìn và thấy gì từ thực tế đều viết vào trong bài văn của mình. Thế nhưng, cô giáo muốn tóc bà thì phải bạc trắng, khuôn mặt xinh đẹp… Cháu tôi đã nói với tôi, cháu cảm thấy buồn khi bài văn của mình bị cô giáo phê bình, vì không đúng ý của cô”.
Câu chuyện của chị Bích không phải cá biệt. Thầy Trần Cao Duyên, giáo viên dạy môn ngữ văn tại tỉnh Quảng Ngãi kể với PV Thanh Niên: “Một học sinh của tôi chuyển từ trường huyện lên trường trong thành phố, cháu tả bà là: bà em tóc bạc, đi phải chống gậy, bà nằm đắp mền hoài. Lâu lâu bà ló đầu ra hỏi cơm chín chưa. Cô giáo thành phố không chấp nhận và cho 3 điểm. Cô nói người bà thành phố phải chạy xe máy, bà cùng ông hát karaoke, mang giày thể thao chạy bộ…”.
Trong khi đó, một phụ huynh có con học lớp 5 tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM buồn bã: “Cô giáo ra đề tả con chó. Cháu bị ảnh hưởng lối so sánh các bộ phận con chó với các đồ vật khác do các cô dạy nên viết văn gượng gạo, khiên cưỡng. Cháu viết 4 chân con chó thẳng như 4 cây thước, lông chó mượt như lông chim. Học sinh hiện nay cũng bị hạn chế kiến thức thực tế, nên có buổi cô nói miêu tả cây chuối, cháu viết cây chuối hữu ích cho con người, quả để ăn, lá để gói bánh, thân để xẻ gỗ đóng bàn ghế rất chắc chắn”.
Một giáo viên dạy ngữ văn tại Trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) cho hay những học sinh mà chị từng giảng dạy có thể chia thành 2 dạng, một là viết có chất văn, sáng tạo trên sự bài bản, khoa học. Dạng thứ 2 là tự nhiên, chân thật, có gì viết đó, bài văn giống như cách nói chuyện. Giáo viên này thừa nhận, hiện nay đang có kiểu học sinh viết văn không dám sáng tạo, mà phải đi theo một mô típ, khuynh hướng, để đạt được yêu cầu của các bài kiểm tra, các kỳ thi.
“Quan điểm của tôi, dạy văn không áp đặt học sinh. Tôi thích ra đề mở cho học sinh để các bạn tự do thể hiện suy nghĩ cá nhân. Song, mặt khác, học sinh hiện nay cũng đang có điều kiện được tiếp cận với nhiều phương tiện truyền thông, nên thông tin nhiều khi chưa rõ ngọn ngành, quan điểm cá nhân có phần lệch lạc, giáo viên cần định hướng cụ thể”, nữ giáo viên cho biết.
Video đang HOT
Thầy Trần Cao Duyên nêu ý kiến: “Nên dẹp bỏ văn mẫu. Hãy để cho học sinh nói thật viết thật. Một câu thật vẫn hơn 10 câu văn mẫu”.
“Tôi dạy học sinh thấy gì kể nấy. Có gì viết nấy. Khi gặp học sinh chép văn mẫu tôi không cho điểm và đưa học sinh về viết lại, nếu bài dở tôi vẫn cho điểm vì đó là sự thật”, anh Trần Cao Duyên thẳng thắn.
Theo TNO
Cô giáo đam mê đổi mới, sáng tạo trong dạy học
Để mang đến cho học sinh (HS) những tiết học thú vị, bổ ích, hiệu quả, cô giáo Trần Thị Kim Nhung (GV Sinh học, Trường THCS Văn Lang, Quận 1, TPHCM) đã có nhiều đổi mới trong dạy học qua các dự án tích hợp liên môn, được HS hào hứng tham gia.
Học sinh hào hứng học nhóm trong tiết Sinh học của cô Kim Nhung
Theo cô Kim Nhung, thực tiễn cho thấy những năm qua, nội dung chương trình học bộ môn Sinh lớp 8 là học về cơ thể người nhưng nặng nề về lí thuyết và ít có những bài thực hành giúp các em đi sâu tìm hiểu nguyên nhân những căn bệnh và biện pháp bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Dự án liên môn, tích hợp kiến thức các môn gồm Sinh học, Tiếng Anh, Thể dục và Tin học mà cô thực hiện xuất phát từ thực tiễn đời sống gắn với nội dung học tập bộ môn, nhằm giúp học sinh lựa chọn những nội dung học tập, nghiên cứu phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Thông qua các hoạt động trong dự án, học sinh chẳng những trang bị khả năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tư liệu mà còn biết vận dụng kiến thức từ các môn học khác nhau để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, dự án còn giúp các em cập nhật nhanh chóng kiến thức mới, hình thành kĩ năng mềm và trau dồi kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong việc thông tin - đó cũng là điểm mấu chốt cần thiết đối với thực tiễn dạy học hiện nay.
Cô giáo Trần Thị Kim Nhung
Năm 2015, với dự án "Thế giới nhỏ bé", cô giáo Kim Nhung đã đạt giải ba cấp Quốc gia cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT.
Đó là dự án mà HS khối 6 của trường đã rất hào hứng và thích thú khi được hiểu biết thêm về thế giới sinh vật nhỏ bé tồn tại xung quanh các em: vi khuẩn, virus - chúng vừa mang lại nhiều lợi ích cho tự nhiên và đời sống con người nhưng mặt khác chúng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Từ đó tạo nơi các em ý thức hình thành lối sống lành mạnh, biết chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất. Trong dự án đó, các em đã có những trải nghiệm bổ ích với các nhóm như: Nhà bác học tí hon; Nhà sản xuất sữa chua; Nhà sản xuất nem chua; Người tiêu dùng; Bác sĩ học đường...
Gần đây nhất, "Kiểm soát tăng huyết áp, Vui sống khỏe" là đề tài một dự án dạy học thú vị và bổ ích mà cô cùng các HS khối 8 của Trường THCS Văn Lang thực hiện. "Bệnh tăng huyết áp được ví như kẻ thù thầm lặng của con người, căn bệnh này không chỉ người lớn tuổi mới bị mà mọi lứa tuổi có thể mắc.
Dự án của tôi nhằm giúp các em tìm hiểu kĩ về bệnh, qua đó các em sẽ có những cách phòng ngừa như thường xuyên tập luyện thể dục đúng cách, ăn uống phù hợp... và quan trọng hơn, chính các em sẽ là tuyên truyền viên về bệnh này cho những người thân trong gia đình và thầy cô, bạn bè...", cô Nhung .
Học sinh tham gia dự án được cô Kim Nhung phân ra thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên mang tên Bác sĩ tim mạch. Các em nhóm này sẽ tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp như nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả... Từ đó các em sẽ làm ra sản phẩm Cẩm nang phòng chống tăng huyết áp.
Nhóm 2 là Chuyên gia dinh dưỡng, xây dựng thực đơn tuần cho người bị bệnh tăng huyết áp. Nhóm ba là CLB Vui sống khỏe, xây dựng một bài tập thể dục gồm 35 động tác phù hợp với người bị cao huyết áp...
Ngoài tham khảo ở các trang thông tin y học, các em còn phải đi tới các công viên, bãi tập tìm hiểu, ghi nhận, phỏng vấn, quay hình những người lớn hay đi tập thể dục để cho ra sản phẩm video bài tập thể dục.
Đặc biệt trong dự án này, cô Kim Nhung cho HS trải nghiệm với tiết học kết nối thông qua Skype với bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp Tuyết là giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên để tập huấn về chuyên môn, mời bác sĩ Phạm Văn Chín là BS Trung tâm dinh dưỡng TPHCM về trao đổi, kiến thức dinh dưỡng phòng bệnh, khiến các em vô cùng thích thú và thu về được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Học sinh tham gia dự án còn kết nối với dự án khác liên quan đến Phòng chống béo phì của cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Trường THPT Minh Đạm, Bà Rịa-Vũng Tàu qua Skype bằng tiếng Anh. "Đây là dự án kết nối toàn cầu của cô giáo Thúy, nên HS kết nối đều sử dụng tiếng Anh.
Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp nên tôi đã tìm hiểu và kết nối để HS trao đổi, với nhau nhằm hiểu sâu hơn cũng như rèn luyện việc sử dụng tiếng Anh.
"Tôi để HS tự lựa chọn nhóm trên sở trường, khả năng của mỗi em, để từ đó các em tham gia một cách hào hứng và phát huy sự sáng tạo của bản thân. Các em làm việc nhóm rất tốt, sản phẩm các em làm ra bản thân tôi cũng bất ngờ. Cách học này đã giúp các em trưởng thành lên rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong khi tham gia dự án dường như các em cũng được khơi gợi định hình về nghề nghiệp tương lai; có em mơ ước thành bác sĩ, có em muốn là chuyên gia dinh dưỡng hay làm truyền thông..., điều này cũng khiến tôi và các giáo viên của trường rất hài lòng", cô Kim Nhung cho hay.
Từ những thôi thúc từ tình yêu với nghề giáo, với học trò, nhất là sau khi tham gia các khóa học về ứng dụng công nghệ thông tin cũng như vận dụng các phương pháp tích cực trong dạy học vài năm trước, cô Kim Nhung đã trăn trở rất nhiều về phương pháp dạy học để làm sao cho các em HS ngày càng tự giác, chủ động trong học tập, cảm thấy yêu thích việc học và biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
Từ tinh thần cầu tiến đó, cô đã không ngừng trau dồi chuyên môn để rồi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Bách khoa TPHCM; là chuyên gia giáo dục MIEE của Microsoft năm 2016, 2017...
Với cô Kim Nhung, một tiết học hiện đại ngày nay không bao giờ còn là hình ảnh thầy giảng - trò chép nữa. "Tôi luôn để HS của mình tự tìm hiểu, tự đúc kết nội dung của bài học; làm việc nhóm; chủ động thiết kế bài học trong lớp; tự làm những mô hình AND; vẽ tranh, làm hoa nhiều màu..., tất cả là hướng các em ứng dụng kiến thức vào thực tiễn càng nhiều càng tốt. Ví dụ, bài học về vi khuẩn, về vi sinh vật..., các em hoàn toàn có thể hiểu kĩ, nhớ lâu nhờ có những trải nghiệm thích thú khi từ kiến thức từ sách vở đến với thực tiễn thông qua việc tham gia làm sữa chua, hay đến một cơ sở sản xuất nem chua để tìm hiểu, thưởng thức món... nhậu quen thuộc này", cô nói.
Theo Giaoducthoidai.vn
"Nghề giáo làm mới tôi hằng ngày" Vừa là nhà giáo, vừa là nhà báo, nhưng vẫn dành cả thời gian viết văn, giãi bày suy tư về thế sự qua mỗi trang viết, trong vai trò nào, thầy cũng luôn cố gắng nỗ lực để "diễn tròn vai". Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phóng viên đã có buổi trò chuyện với PGS.TS...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' màu vàng óng, khách trả tiền tỷ không bán
Netizen
11:13:22 19/04/2025
Jisoo đụng độ Han So Hee: Cuộc chiến nhan sắc đỉnh cao, thần thái khác biệt, vẻ đẹp tuyệt đối 10/10!
Sao châu á
11:03:37 19/04/2025
Vừa cưới rình rang, 1 sao nữ Vbiz tung ảnh nghi ngờ giới tính chồng, chuyện gì đây?
Sao việt
10:56:12 19/04/2025
Dịu dàng mà cuốn hút, vẻ đẹp bất biến từ chân váy midi
Thời trang
10:47:52 19/04/2025
Minh tinh hạng A diễn dở tới mức đạo diễn phải quay lại 95%: "Ước gì tôi cho cô ta đóng vai câm"
Hậu trường phim
10:47:42 19/04/2025
Từng là người không trồng nổi 1 cọng hành, giờ đây tôi đã trở thành "thợ làm vườn chuyên nghiệp"
Sáng tạo
10:16:30 19/04/2025
Quái vật 7 mét 'trỗi dậy' giữa trang trại hoang dã Argentina
Lạ vui
10:09:14 19/04/2025
Nga nêu điều kiện ủng hộ HĐBA ra nghị quyết về ngừng bắn tại Ukraine
Thế giới
10:07:43 19/04/2025
Homestay Măng Đen cạn phòng, Đà Lạt vẫn 'thoáng' dịp 30/4
Du lịch
09:55:55 19/04/2025
Những thực phẩm bổ dưỡng chẳng kém sữa, chợ Việt có nhiều lại hay bị ngó lơ
Sức khỏe
09:44:45 19/04/2025