Sáng tạo “vàng” của thần đồng tin học
Được biết đến như một thần đồng về tin học, Nguyễn Dương Kim Hảo đã sáng tạo ra rất nhiều phần mềm tin học, ấn tượng nhất là phần mềm “Máy tính hóa học” – một sản phẩm giúp học sinh học tập tốt bộ môn Hóa Học.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, kết thúc năm lớp 4, Nguyễn Dương Kim Hảo cùng mẹ lên TP.HCM theo học. Không chỉ đam mê tin học, sáng tạo ra các phần mềm, cậu học trò Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình, TPHCM) còn được biết đến là một học sinh giỏi toàn diện 6 năm liền. Mới học lớp 7 nhưng Hảo đã học được rất nhiều về các kiến thức tin học, lập trình, viết phần mềm… em đã đạt trên 20 giải thưởng từ các cuộc thi trong và ngoài nước, trong đó có sáng chế đạt giải của Viện Hàn lâm Hàn Quốc.
Năm 2013, một lần nữa, thần đồng tin học Nguyễn Dương Kim Hảo khiến mọi người khâm phục khi sáng tạo ra phần mềm mới của mình là Máy tính hóa học. Sản phẩm này đã đạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc” lần thứ chín và huy chương Vàng tại Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ Châu Á (AYIE 2014) được tổ chức vào tháng 5 vừa qua ở Malaysia.
Nguyễn Dương Hảo với nhiều thành tích đáng nể.
Hảo cho biết, ý tưởng về Máy tính hóa học được bắt nguồn từ chính việc học hàng ngày của bản thân. Yêu thích hóa học từ lúc làm mạch in cho mạch điện tử nên Hảo quyết định tìm cách làm một sản phẩm để học tốt môn hóa. Phân vân giữa phần mềm trên máy tính, web, trên điện thoại nhưng cuối cùng Hảo quyết định làm một sản phẩm là Máy tính hóa học.
Ngoài việc tìm kiếm, cân bằng phương trình hóa học theo vế trái, vế phải hoặc cả hai vế, chiếc máy tính hóa học còn giúp người sử dụng dễ dàng xem tên gọi, xem điều chế của một chất. Nhờ cấu tạo nhỏ ngọn và dễ sử dụng, Máy tính hóa học rất thuận tiện giúp học sinh mang theo khi đi học. Đặc biệt, do sử dụng thiết bị riêng, chỉ tập trung vào hóa học nên người sử dụng không bị mất tập trung khi học và có thể dễ dàng sử dụng ngay trên lớp.
Video đang HOT
Dung lượng của chiếc “Máy tính hóa học” mà Hảo sáng tạo ra có thể chứa được dữ liệu khoảng 4.000 phương trình. Hiện tại, Hảo đã nhập được trên 1.000 phương trình và em vẫn tiếp tục nghiên cứu để thêm mới phương trình hóa học giúp máy tính ngày càng hoàn thiện.
Trong quá trình chế tạo Máy tính hóa học, Hảo đã tự làm các bước từ việc lên ý tưởng, xác định các chức năng máy tính, tìm kiếm dữ liệu, vẽ sơ đồ… cho đến việc lắp sản phẩm hoàn chỉnh. Khác với máy tính và điện thoại, chip ATMega128 chỉ có dung lượng bộ nhớ là 128KB, tốc độ 16MHz và dữ liệu là gần 1000 phường trình HH nên Hảo phải tìm cách xây dựng các thuật toán lưu trữ và tìm kiếm sao cho có thể giảm dung lượng mà lại tăng tốc độ tìm kiếm…
Sau khi hoàn thành mạch in, Hảo bắt đầu ráp linh kiện. Vì chưa có kinh nghiệm hàn chip dán nên Hảo hàn vào máy nên dẫn tới việc hỏng chíp và mạch in. Phải mất một tuần chỉ ngồi kiểm tra và nghiên cứu Hảo mới khắc phục được.
Nguyễn Dương Kim Hảo giới thiệu về sản phẩm Máy tính hóa học tại Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ trẻ Châu Á (AYIE 2014).
Được biết, sáng chế đầu tiên của Hảo là phần mềm cộng điểm nhằm giúp bố em bớt vất vả trong việc tổng điểm cho học sinh. Thời điểm đó, Hảo chỉ mới 8-9 tuổi. Ngoài ra, em còn sáng tạo ra phần mềm Sổ tay lịch sử giúp người dùng lưu trữ các bài học lịch sử trên lớp vào máy tính một cách có hệ thống, dễ tìm kiếm. Thiết kế được bản điều khiển thông minh giúp quản lý hệ thống điện trong nhà hoặc ở các công ty, xí nghiệp. Hảo cũng lập ra trang web biendaoquehuong.info có các trò chơi tìm hiểu về biển đảo…
Hiện tại, ngoài việc theo học tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều thì Hảo còn học thêm ở Trường ĐH FPT cùng với những anh chị trên 18 tuổi. Trong tương lai, Hảo mong muốn mình sẽ trở thành một người viết phần mềm giỏi để viết được nhiều phần mềm phục vụ cuộc sống của chính mình và nhiều người khác.
Theo Dantri
Đường Nguyễn Gia Thiều: Một không gian xanh
Tôi thích đi trên đường Nguyễn Gia Thiều vào những ban trưa, nhất là trong cữ thu này.
Lớp lớp vườn xanh hai bên đường gọi gió thu qua chở nắng "nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây" hè phố. Và bạn sẽ tan chảy cảm xúc khi bất chợt một tiếng gà trưa cất lên như thức dậy mùi rơm rạ vụ mùa cánh đồng Hưng Dũng, của tiếng chổi tre khua động góc vườn nhà ai đó... Đường quả là một không gian phố yên tĩnh hiếm hoi của vùng trung tâm Thành phố Vinh...người con ưu tú đóng góp xuất sắc cho quê hương, đất nước, nhưng những ngôi nhà thờ dòng họ ấy vẫn bé nhỏ, giản dị mà tôn nghiêm, không như đâu đó phải khoa trương tốn kém. Đó âu cũng là một điều đáng ngẫm ngợi ở phố vậy!
Đường Nguyễn Gia Thiều.
Phố ít các dịch vụ tân thời, hàng ẩm thực cũng hết sức đơn giản với các món dân dã: cháo lòng, thịt nghé, lươn cá đồng... Nhưng lại là chốn ưa thích để bạn bè hẹn hò tri kỷ. Dăm ba chiếc chõng tre kê mặt phố bán hàng rau xanh, hàng nước chè có cụ bà bỏm bẻm nhai trầu mặn chuyện... là đã lao xao lên trưa phố rồi! Tôi được quen một nhà thơ phố ấy và đọc nhiều thơ anh. Khi viết anh thường ghi tựa dẫn cảm xúc của mình nơi phố là "Làng Yên". Anh nhạy cảm, tinh tế để lọc ra được nét riêng của phố, hay hồn riêng của phố ấy đã đồng điệu trong tâm cảm của người yêu thơ, làm thơ?; mà, "Làng Yên" đã đưa đến trong thơ anh cảm xúc chân thực ở từng hình ảnh, chi tiết, ý tứ lay động đến day dứt? Tôi mạo muội gọi đó là một "tình quê hương đến độ" từ yêu thương ngôi nhà, mảnh vườn và con phố nơi mình đang sống, đâu cần sự ám ảnh "khi ta đi đất mới hóa tâm hồn"!
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Khắc ở P. Hưng Dũng mấy năm tuổi trên đường Nguyễn Gia Thiều.
Một bộ phận dân cư cuối đường Nguyễn Gia Thiều còn làm ruộng, chăn nuôi, nhưng đời sống đã khấm khá. Nhiều nhà đã xây được nhà cao tầng khang trang. Dù thế, gần như sinh hoạt của họ còn lưu giữ nếp làng quê. Xóm đã lên khối, người nông dân đã là thị dân. Giữ nếp quê nhưng người thị dân làm ruộng ấy không bàng quan với những gì nhịp sống mới nơi phố đông lan tỏa vào; họ chắt lọc những gì tốt đẹp để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cải thiện hạ tầng dân sinh, giữ được vệ sinh phong quang ngõ khối, đường phố, chăm sóc cây xanh lề đường và tô điểm những kiến trúc xây dựng làm sáng dần lên mặt phố đô thị hướng đến văn minh...
Tự hỏi, nếu một ngày phía cuối đường nơi cánh đồng Hưng Dũng mọc lên những khu đô thị mới, thì đường Nguyễn Gia Thiều sẽ ra sao? Có thể tôi sẽ không còn gặp những ban trưa phố với nếp tĩnh lặng hiếm có; sẽ không còn vẻ khiêm nhường mặt phố để cảm nhận làn gió thu chở "nắng nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây"... Nhưng âm hưởng một Làng Đỏ - Làng Yên hẳn sẽ mãi còn ở trong tâm tư mỗi người ở phố, để luôn tạo cho phố một nét riêng cảnh tình gần gũi, thân thương.
Bài, ảnh: Đình Sâm
Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22/3/1741 ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do gia đình bên ngoại thuộc họ nhà Chúa (Trịnh), nên từ lúc lên năm, sáu tuổi Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ Chúa. Năm 1759 khi mới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Vì có công nên ông được phong tước hầu - Ôn Như Hầu. Năm 1789, vua Quang Trung lập triều Tây Sơn, mời Nguyễn Gia Thiều ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối và về sống ở làng quê. Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Ông có nhiều tác phẩm thơ, trong đó nổi tiếng nhất là "Cung oán ngâm khúc". Nguyễn Gia Thiều mất ngày 22/6/1798, thọ 57 tuổi. Tên của ông được đặt tên đường ở một số đô thị trên cả nước.
Theo Baonghean
Giết "bồ" nhưng bắn trúng cháu bé hàng xóm Do bị "bồ" đòi chia tay, Hạo đi uống rượu rồi xách súng sang phòng trọ để giết "bồ". Phát đạn chệch hướng, găm vào bụng cháu bé hàng xóm đang đứng trước cửa. Hậu quả, Hạo phải lĩnh 7 năm tù giam. Ngày 18/8, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với Lê Sỹ Hạo...