Sáng tạo trong công tác giảng dạy ở trường học trên địa bàn vùng khó
Sự sáng tạo của các giáo đã giúp cho trường Mầm non Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ luôn duy trì được tỷ lệ chuyên cần ở mức 98-99% trở lên.
Đồ dùng dạy học tự chế từ nguyên liệu địa phương
Là đơn vị ở vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, với 7 điểm trường bản, vừa thiếu cơ sở vật chất vừa thiếu giáo viên, thế nhưng những năm qua, trường Mầm non Vàng Ma Chải luôn duy trì được tỷ lệ chuyên cần ở mức 98-99% trở lên. Đồ dùng học tập, giảng dạy của cô trò nơi đây phong phú, đa dạng. Từ vỏ ngao, chai nhựa, viên sỏi được các cô giáo chế tạo thành những đồ dùng hữu ích đáp ứng tốt cho công tác dạy và học. Có trên 85% đồ dùng dạy học là tự chế.
Do địa bàn vùng cao, trẻ chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nói tiếng phổ thông còn hạn chế nên các cô giáo đã chủ động học tiếng địa phương để dễ dàng giao tiếp với học sinh và phụ huynh.
Cô giáo trường Mầm non Vàng Ma Chải luyện hát cùng trẻ.
Cô giáo Má Thị Nhung – Giáo viên trường Mầm non Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ chia sẻ: Tôi là 1 giáo viên vùng cao biên giới, đã công tác ở trên này được 3 năm. Trong quá trình công tác tôi thấy trẻ ở trên này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nói tiếng phổ thông còn rất nhiều hạn chế, nên tôi cố gắng học tiếng địa phương để có thể dễ dàng giao tiếp và dạy các cháu.
Cô Nhung đã chủ động phối kết hợp với các phụ huynh dạy học thêm ở nhà cho trẻ. Đồng thời, cô sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm đồ dùng giảng dạy để trẻ dễ tiếp thu, đồng thời tạo cảm giác thân thiện, an toàn cho học sinh.
Theo Cô giáo Đinh Thị Thu Hương – Hiệu trưởng trường Mầm non Vàng Ma Chải, để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, nhà trường đã tập trung làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, trong việc duy trì và nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên cần. Chỉ đạo giáo viên cắm bản, bám trường bám lớp. Đề xuất với cấp trên bổ sung kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa lớp học, bổ sung thêm giáo viên đảm bảo chất lượng công tác dạy và học.
Tạo niềm tin với các bậc phụ huynh
Video đang HOT
Song song với việc cùng cấp ủy, chính quyền vận động học sinh ra lớp; đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy, các trường học trên địa bàn huyện Phong Thổ chú trọng công tác nuôi dạy bán trú, trong đó, tập trung thực hiện các mô hình trồng rau, nuôi gà, lợn, góp phần cải thiện bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho học sinh học tập. Tạo niềm tin với các bậc phụ huynh yên tâm khi đưa con đến trường.
Thầy giáo Phạm Xuân Trường – Hiệu trưởng trường THCS Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cho biết, trong công tác hướng nghiệp tổ chức cho học sinh trồng rau, trong năm học này, nhà trường trồng thêm nấm để tăng thêm bữa ăn cho các em học sinh. Thầy Trường hy vọng, với mô hình trồng rau sạch, trồng nấm tại chỗ cho học sinh, chất lượng bữa ăn được nâng lên và chất lượng giáo dục được nâng cao.
Còn theo ông Khổng Văn Thiện – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ, năm học 2022-2023, ngày giáo dục đại phương đã xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn rất quan trọng. Đối với giáo dục đại trà, tăng cường tuyên truyền, truyền thông giáo dục, nhất là thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục; phòng giao chỉ tiêu, số lượng, chất lượng cho các trường. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên toàn ngành. Đào tạo nâng chuẩn đối với giáo viên.
“Đối với giáo dục mũi nhọn, những năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh đạt cao, vì vậy, chúng tôi tập trung rà soát, phân luồng học sinh để có cách bồi dưỡng, nhằm đạt kết quả cao nhất’, ông Khổng Văn Thiện cho biết.
Năm học 2022-2023, toàn huyện Phong Thổ có trên 25 nghìn học sinh ở các cấp bậc học.
Năm học 2022-2023, toàn huyện Phong Thổ có 52 trường với hơn 900 lớp, nhóm lớp, trên 25 nghìn học sinh ở các cấp bậc học. Để tiếp tục phát huy kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó, ngành giáo dục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Từ sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, giúp đỡ của các tổ chức Hội, câu lạc bộ thiện nguyện, chương trình “Nâng bước em đến trường” của Biên phòng, Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 356, và sự nỗ lực của các thầy cô giáo, các đơn vị trường, giáo dục của huyện biên giới Phong Thổ ngày càng khởi sắc. Chỉ tính riêng trong năm học 2021-2022, toàn ngành giáo dục có 910 lớp, nhóm lớp ở 52 trường học với gần 24.600 học sinh, trên 1.600 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ học sinh mầm non, tiểu học ra lớp đạt trên 99,9%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng bậc Mầm non giảm còn khoảng 10%. Trên 98% học sinh bậc Tiểu học hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, 99,88% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
Nghệ An: Nhiều trường học đưa môn bơi lội vào giảng dạy
Việc dạy bơi trong nhà trường vừa tăng cường kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước cho học sinh.
Đây cũng là một hình thức giải trí bổ ích, giúp học sinh giảm áp lực căng thẳng khi đến trường.
Chủ trương dạy bơi trong trường học đã được ngành giáo dục Nghệ An phát động nhiều năm nay. Tuy vậy, trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, việc triển khai gặp nhiều khó khăn.
Hiện, thành phố Vinh là đơn vị tiên phong trong việc tổ chức dạy bơi trong trường học. Tuy nhiên, việc đưa dạy bơi trở thành môn học chính khóa chủ yếu chỉ mới thực hiện được ở một số trường ngoài công lập hoặc trường tư thục. Tại Trường Tiểu học Việt Anh - bắt đầu từ đầu tháng 4, một tuần hai buổi học sinh lớp 1 đến lớp 5 sẽ được dạy bơi trong tiết thể dục. Với học sinh lớp 1, những buổi học đầu tiên làm quen với nước không khiến ít học sinh lo lắng. Để đảm bảo an toàn, nhà trường phải bố trí 2 giáo viên dạy bơi và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn, động viên các em. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ: Học sinh rất thích bơi lội và hào hứng mỗi khi đến tiết học bơi. Ảnh Mỹ Hà
Theo thầy giáo Nguyễn Văn Thắng thì dạy bơi ở lứa tuổi nào cũng bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản như tập nín thở trên không, tập nín thở dưới nước. Dạy bơi ở tiểu học sẽ khó khăn hơn vì các em chưa biết tư duy. Vì thế, một lớp học bơi chỉ dạy từ 7 - 10 em sẽ phát huy được hiệu quả.
Sau những tiết học bơi, học sinh được tham gia các trò chơi dưới nước.
Trường THPT Nghi Lộc 2 là ngôi trường công lập đầu tiên của tỉnh tiên phong đưa bể bơi vào nhà trường. Bể bơi rộng 800m2 được đầu tư quy mô là công trình được thực hiện hoàn toàn bằng hình thức xã hội hóa do cựu học sinh nhà trường chung tay đóng góp.
Từ cuối tháng 4 đến nay, bể bơi là nơi luyện tập của học sinh toàn trường. Với đặc thù của học sinh THPT, nhà trường dành một tháng để các em tự luyện tập. Dự kiến đến ngày 25/5 nhà trường sẽ kiểm tra từng lớp. Những học sinh chưa thành thạo sẽ được nhà trường tập trung bồi dưỡng trong dịp hè. Sau khi có bể bơi, Trường THPT Nghi Lộc 2 sẽ đặt mục tiêu hết năm học sau tất cả học sinh trong trường có thể bơi thành thạo.
Bể bơi được phân biệt khu nam - nữ để đảm bảo an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài tổ chức bơi cho học sinh trong trường, cựu học sinh của trường cũng mong muốn bể bơi được sử dụng để tổ chức dạy bơi cho học sinh toàn khu vực. Hiện, bể bơi được mở của vào các buổi chiều và mở cả ngày (đối với ngày thứ 7, CN). Từ ngày bể bơi đi vào hoạt động, chưa khi nào vắng khách. Kinh phí để vận hành đều do nhà trường hỗ trợ miễn phí.
Học sinh và phụ huynh huyện Nghi Lộc vui mừng khi có bể bơi gần nhà và các em được thỏa mãn sở thích bơi lội.
Anh Nguyễn Huy Hùng hướng dẫn con trai học bơi. Với anh, dù các cháu còn nhỏ tuổi nhưng việc trang bị sớm kỹ năng bơi lội sẽ giúp con hạn chế được tình trạng đuối nước và tăng cơ hội để rèn luyện sức khỏe.
Nghệ An đã tổ chức lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi và phòng chống đuối nước. Vì thế, những mô hình bơi được triển khai tại các nhà trường sẽ là những tín hiệu tích cực giúp cho việc học bơi của học sinh ngày một hiệu quả và khoa học hơn, đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của phụ huynh và học sinh. Theo báo cáo của Sở GD - ĐT, hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động 121 bể bơi, trong đó có 64 bể bơi cố định và 63 bể bơi thông minh. Tuy nhiên, số bể bơi trong trường học đang đếm trên đầu ngón tay và chưa hoạt động hiệu quả như mong muốn.
Đắk Lắk: Đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng dạy học trong nhà trường Nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đề nghị các trường học, cơ sở giáo dục đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng phục vụ giảng dạy học tập trong nhà trường. Đồ dùng dạy học do giáo viên Đắk Lắk tự làm. Sáng 2/3, ông Phạm Đăng...