Sáng tạo đưa công nghệ vào giảng dạy
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho giáo viên sự cần thiết phải nhập cuộc. Khi mạng xã hội và những thông tin mở đang trở thành nguồn tài liệu vô cùng lớn, giáo viên càng cần khẳng định vai trò định hướng, khai mở tiềm năng cho học trò. Trong đó, công nghệ thông tin với máy tính bảng, laptop, smartphone… có tác dụng hỗ trợ vô cùng hữu ích.
Cô giáo Trần Thị Thùy trong một giờ lên lớp. Ảnh: TG
Yêu cầu đối với giáo viên
Việt Nam được đánh giá là nước có số lượng người tham gia Internet và mạng xã hội rất lớn. Hạ tầng công nghệ thông tin cũng được đầu tư đồng bộ và đáp ứng tốt hoạt động của cộng đồng. Trong đó, Internet tốc độ cao được hầu khắp các nhà trường lắp đặt đã và đang tạo thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ trực tuyến trong các hoạt động giáo dục. Trong các lớp học tại hầu hết các nhà trường, công nghệ được các thầy cô sử dụng như một công cụ đắc lực để tạo nên những trải nghiệm học tập trực quan, sinh động và thú vị cho học trò, là cầu nối hiệu quả giữa nhà trường và gia đình.
Hơn bao giờ hết, giáo viên tự nhận thấy công nghệ có ý nghĩa quan trọng thế nào với mình lúc này. Thực tế, thầy cô đã tự trang bị cho mình kỹ năng sử dụng công nghệ và tận dụng công nghệ cho mục tiêu phát triển tiềm năng của người học. Là người trong cuộc, hơn ai hết, họ hiểu vai trò của người giáo viên thời 4.0 không chỉ đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn giúp học trò trang bị các kỹ năng tương lai. Ở không ít các nhà trường, những cuộc thi công nghệ, dạy học tích hợp liên môn, trong đó công nghệ giữ vai trò thiết yếu đã trở thành những sinh hoạt giáo dục bổ ích và lý thú. Trong các lớp học, học sinh đã biết chủ động khai thác nguồn tư liệu mở phục vụ cho bài học của mình một cách hiệu quả.
Thầy giáo Nguyễn Tuấn Nghĩa – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cho rằng: Để thành công trong môi trường giáo dục với sự phát triển công nghệ nhanh như hiện nay ngoài chuyên môn chính là bộ môn mình giảng dạy, giáo viên rất cần có đủ: Trình độ công nghệ để có thể đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng; Kỹ năng liên môn khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên đủ để có thể cùng học sinh sáng tạo và phân tích bài học một cách hấp dẫn và mang lại giá trị giáo dục lớn nhất. Tất nhiên để đáp ứng được đủ những yêu cầu này với một số người là khá khó khăn, nhưng đây là đích đến cần thiết cho một giáo viên trong tương lai.
Video đang HOT
Các nhà trường ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào dạy học nhiều năm nay
Khi nhà giáo vào cuộc
Là giáo viên dạy tiếng Anh, cô Trần Thị Thùy, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc)đã đưa công nghệ vào giờ lên lớp khiến học sinh ham học và học tốt hơn. Cách làm của cô là dùng ứng dụng công nghệ thông tintrong mỗi giờ học để tạo động cơ học tiếng Anh cho học sinh hiệu quả hơn. Đặc biệt ở 2 kỹ năng nghe – nói và đọc – viết, thông qua công nghệ sẽ giúp việc lồng ghép truyền đạt kiến thức ngôn ngữ cùng với thực tiễn cuộc sống xung quanh. Công nghệ đã giúp giờ học hấp dẫn hơn, truyền tải thông tin nhiều hơn và làm giàu được vốn hiểu biết văn hóa địa phương của học sinh, giúp các em tự tin khi giao lưu hội nhâp, có bản sắc của địa phương mình.
Thầy Nguyễn Hữu Phi – giáo viên Trường THPT Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) cũng áp dụng công nghệ một cách hiệu quả trong các giờ lên lớp. Thầy Phi đã xây dựng sơ đồ tư duy giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo. Mỗi giờ học, tùy theo nội dung bài dạy sơ đồ tư duy (SĐTD) được trình chiếu tóm tắt thông tin, hệ thống kiến thức.
Từ đó giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, tạo hứng thú, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Việc thực hiện SĐTD giúp giáo viên và học sinh chuyển từ phương pháp học truyền thống sang phương pháp học bằng SĐTD phát huy năng lực học sinh; rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình và tự nghiên cứu một cách hiệu quả.
Tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin – các giáo viên của Trường THPT Hoàng Quốc Việt, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) không chỉ sử dụng công nghệ để các giờ học trở nên hấp dẫn mà còn ứng dụng vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mỗi môn học khi hết học kỳ. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sau khi học kết thúc học kỳ, giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, sau đó bắt tay vào tổ chức thi trực tuyến.
Mỗi học sinh sẽ ngồi trước một máy tính làm bài trong thời gian quy định. Bài làm xong, phần mềm sẽ tự chấm điểm và thông báo cho học sinh điểm số đồng thời cũng cập nhật trên hệ thống. Trường THPT Hoàng Quốc Việt là cơ sở đầu tiên ứng dụng cách làm này ở Quảng Ninh, đã và đang được đánh giá cao về hiệu quả, tính khách quan, minh bạch trong thi cử.
Ứng dụng công nghệ vào dạy học đã và đang góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Công nghệ cùng với sự sáng tạo của các nhà giáo hỗ trợ tích cực việc dạy học, giúp học sinh mở rộng tầm nhìn. Nói như NGND Lưu Xuân Giới, người mà cách đây cả chục năm đã mạnh mẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các nhà trường trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Công nghệ với giáo dục có tính tương hỗ rất lớn. Khi giáo viên hiểu biết và tận dụng công nghệ sẽ giúp mỗi giờ học của mình thăng hoa, học sinh sẽ ham thích môn học và lĩnh hội kiến thức tốt nhất.
Dĩ Hạ
Theo giaoducthoidai
Cần làm gì để có Đại học thông minh?
Ngày 28/11/2019 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra hội thảo "Đại học thông minh: Cơ hội và thách thức". Hội thảo không bàn nhiều về các ứng dụng CNTT mang tính chuyên ngành mà chủ yếu bàn về các giải pháp kỹ thuật cho đại học thông minh cùng những thực tiễn về mặt phương pháp luận với giáo dục đại học trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Các diễn giả trong phần giao lưu của hội thảo
Chia sẻ với các đại biểu tham dự hội thảo, GS TS Trần Đức Viên - Chủ tịch Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận, thời đại nào thì giáo dục theo hướng đó và trong thời đại CMCN 4.0 thì giáo dục phải là giáo dục thông minh,đại học phải là biểu tượng của khoa học công nghệ và chúng ta phải trả lời xem đại học thông minh để làm gì để đi vào thực chất của CMCN 4.0.
Ông cũng đặt vấn đề là đại học thông minh sẽ không cần thầy (vì người học có thể học qua mạng), không cần giảng đường (vì người học không cần lên lớp), không cần thư viện (vì mọi học liệu đã được cung cấp qua mạng) và không cần bằng cấp (vì các nhà tuyển dụng căn cứ vào năng lực thực chất của sinh viên).
Theo PGS TS Nguyễn Chấn Hùng - Viện Tự động hóa và Điều khiển Đại học Bách khoa Hà Nội, CMCN 4.0 đã tạo ra sự bùng nổ các mô hình kinh tế mới được kích hoạt bởi công nghệ. Và số lượng cùng chất lượng sinh viên không đáp ứng được nhu cầu của CMCN 4.0. Chính vì thế, các đại học Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi để đào tạo ra nguồn nhân lực thích ứng với CMCN 4.0. Đó chính là sự chuyển hóa từ trường học thông thường sang trường học thông minh.
TS Nguyễn Trung Kiên - Viện trưởng Viện CNTT-TT, Học viện Bưu chính Viễn thông (CDIT) đề cập đã đến lúc các đại học ở Việt Nam phải xây dựng và hình thành hệ thống thu thập thông tin và phân tích phản hồi vì đây là công cụ để nâng cao tính thông minh của chính mình. Tương tác đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái này vì bản chất của việc chuyển giao tri thức, giáo dục nhân cách dựa trên sự tương tác phản hồi.
Còn theo TS Phạm Quang Dũng - Phó khoa phụ trách Khoa CNTT Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có một số thực tế tồn tại như: giảng viên thường có quan điểm mạnh mẽ rằng máy tính và công nghệ số khiến sinh viên không chịu đựng được các thuật toán; phát triển giải pháp học thích nghi không chỉ tốn nhiều chi phí mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng nền tảng; giảng viên khi làm việc với các ứng dụng có thể không biết cách phân tích dữ liệu...
Giới thiệu về công nghệ blockchain, TS Nguyễn Kim Quang - Phó Viện trưởng CDIT cho biết, đây chính là công nghệ góp phần nâng cao độ tin cậy, minh bạch với văn bằng, chứng chỉ của các trường. Theo đó, các dữ liệu về kết quả học tập sau khi chính thức cập nhật là không thể thay đổi và nếu công bố công khai thì vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị triệt tiêu.
Tuy nhiên, theo PGS TS Nguyễn Hoàng Vũ - Trưởng phòng Thông tin Khoa học, Học viện Kỹ thuật Quân sự, các chủ đề được trình bày nói trên hoàn toàn là thuần túy kỹ thuật. Muốn có một nền giáo dục thông minh thì quan trọng nhất là phải có một nền sư phạm thông minh mà trong đó chính các bậc thầy phải thích ứng với các công nghệ thông minh. Chính họ phải dạy được cho sinh viên cách thức chủ động học tập với các học liệu số thay vì chỉ biết đến lớp ghi chép bài giảng...
Theo vietimes
"Đại sứ nghề" người lan tỏa những giá trị giáo dục nghề nghiệp Ngày 10/11, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với trường CĐ Cơ điện Hà Nội, tổ chức tập huấn cho các cựu học sinh, sinh viên đạt thành tích cao tại các kỳ thi tay nghề, để trở thành những "Đại sứ nghề" trong tương lai. Ông Trương Anh Dũng chia sẻ về giáo dục nghề nghiệp tại buổi tập huấn...