Sáng tác âm nhạc cổ động tinh thần chống dịch: Tiếng lòng nhạc sĩ trẻ
Trong dịch bệnh, nhạc sĩ trẻ Phạm Trường kịp thời ra nhiều tác phẩm, cổ vũ, động viên lực lượng tuyến đầu, nêu cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, truyền năng lượng tích cực, niềm lạc quan đến khán giả qua nhiều ca khúc đặc sắc.
Tình yêu tràn đầy trong từng nốt nhạc
“Khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi. Cùng đồng đội em xung phong vào trận tuyến. Đất nước mình đang nhiều lắm gian nan. Nhớ lời người dặn lương y như từ mẫu. Và một trái tim đang rực lửa. Dặn người ở lại hãy giữ vững niềm tin.” Đó là những ca từ đầy xúc động trong bài hát “Người bác sĩ trẻ anh hùng” – sáng tác mới nhất của Phạm Trường – một trong những nhạc sĩ trẻ tiên phong mang “ tinh thần chống dịch” vào các sản phẩm âm nhạc.
Phạm Trường sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc tại Ninh Bình, được đào tạo bài bản tại khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy tại Nhạc viện Hà Nội, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Không tập trung khai thác về tình yêu đôi lứa, Phạm Trường dành nhiều tâm huyết về các vấn đề thời sự, xã hội. Anh chia sẻ: “Từ năm 2020 đến nay, sự hy sinh của bác sĩ, lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống Covid-19 luôn khiến tôi trăn trở không thôi. Tôi đã dùng âm nhạc để ghi lại cảm xúc của mình với mong muốn âm nhạc có thể giúp tinh thần mọi người thư thái, đẩy lùi cảm giác tiêu cực trong đại dịch”.
Nhiều đêm thức trắng với những khuông nhạc, Phạm Trường đã sáng tác loạt ca khúc gây chú ý như: “Đà Nẵng ơi, Tổ quốc đang hướng về”; “Nếu anh không về” (phổ thơ Vũ Tuấn), “Bài ca chiến thắng dịch bệnh” (lời Phù Tiêu) , “Người thầy thuốc nhân dân” thơ Đỗ Hoàng.
Nhạc sĩ bày tỏ: “Qua các ca khúc này, tôi mong rằng người dân có thể thấy được sự nhọc nhằn của những chiến sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, và cảm thông và chia sẻ với họ. Đặc biệt, chống dịch không phải việc của riêng ai, mà là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà. Bớt một người cách ly là tuyến đầu bớt đi một sự nhọc nhằn”.
Video đang HOT
Có ca khúc anh còn “huy động” cả con trai, con gái cùng thể hiện. Ba bố con say sưa hát “Covid là gì?” với lời ca giản dị, dễ nhớ đầy chất trẻ thơ.
Nhận xét về những sáng tác của Phạm Trường, nhạc sĩ Cát Vận – Nguyên Trưởng ban âm nhạc Đài Tiếng Nói Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc và Thời đại chia sẻ: “Tuy tuổi đời khá trẻ nhưng nhạc sĩ Phạm Trường đã cho thấy một tư duy âm nhạc tương đối già dặn, mà tiêu biểu nhất là hai tác phẩm “Mẹ” và “Đất Mẹ Miền Trung” thể hiện rõ ngôn ngữ, bút pháp chững chạc, tư duy sâu sắc. Điều này cũng bộc lộ ít nhiều trong các bài hát phổ thơ. Nhạc sĩ đã chọn những bài thơ có tình, giàu hình tượng và giàu nhạc tính để phù hợp phong cách của mình. Tính trữ tình là một trong những đặc điểm nổi bật ở sáng tác của Phạm Trường và anh đã thể hiện được thế mạnh này qua các nhạc phẩm”.
“Trong thời điểm dịch bệnh, Phạm Trường đã kịp thời ra nhiều tác phẩm, góp thêm tiếng nói cổ vũ, động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nêu cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn. Phạm Trường luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm âm nhạc chất lượng là điều hết sức đáng quý, thể hiện cái tâm, sự nhiệt huyết của người sáng tạo nghệ thuật”, nhạc sĩ Cát Vận đánh giá thêm.
Với hàng loạt ca khúc viết về đề tài nóng hổi, là một trong những nhạc sĩ nhanh chóng ra đời ca khúc cổ vũ lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhiều khán giả đã gọi Phạm Trường bằng cái tên trìu mến “nhạc sĩ chống dịch”.
BS. Vương Sơn Thành – Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: “Tôi đang tham gia chống dịch tại TP.HCM, cũng là người yêu âm nhạc, những bài hát trữ tình, mang chút âm hưởng hàn lâm, tôi rất thích các bài hát của nhạc sỹ Phạm Trường. Đặc biệt, tôi ấn tượng sâu sắc với bài hát “Người thầy thuốc nhân dân” và “Nếu anh không về”. Những ca khúc này vô cùng ý nghĩa, tiếp thêm năng lượng cho các y bác sĩ chống dịch. Nhạc của Phạm Trường ấm áp, dễ nghe, dễ đi vào lòng người, ca từ nhẹ nhàng, đơn giản như đang kể một câu chuyện hằng ngày. Mỗi lần nghe tôi càng cảm thấy xúc động hơn”.
Không ngừng lan tỏa đam mê âm nhạc đến mọi người
Bên cạnh những ca khúc về chủ đề chống dịch, Phạm Trường còn được biết đến với những ca khúc về quê hương như: “Về Khánh Trung quê anh”, “Sơn La tình yêu đôi mình”, “Dòng sông Trí quê mình” (thơ Dương Xuân Sơn, Lê Quốc Hán)… ghi dấu ấn bởi lời ca trong sáng, thân thương, giai điệu nhẹ nhàng nhưng sâu lắng.
PGS.TS Dương Xuân Sơn, đồng thời là một nhà thơ, nhà báo nhận xét: “Phạm Trường là một nhạc sĩ trẻ tài năng. Trường đã chắp cánh cho những vần thơ của chúng tôi vươn xa tới đông đảo công chúng”.
Hiện Phạm Trường là giáo viên dạy piano, CEO của công ty Piano Mozart – hệ thống đào tạo và cung cấp nhạc cụ toàn quốc. Anh mong muốn lan tỏa đến mọi người tình yêu với piano. Theo anh, piano sẽ giúp con người hoàn thiện hơn trong cảm thụ âm nhạc, đặc biệt là trẻ em. Anh cho biết: “Piano không chỉ giúp trẻ cân bằng hai bán cầu não, tăng cường sự tập trung và rèn luyện trí nhớ, mà còn là liệu pháp giúp chúng ta giải tỏa lo âu, căng thẳng, tạo sự lạc quan, vui vẻ”.
Nhạc sĩ Phạm Trường cùng gia đình
Nhạc sỹ chia sẻ thêm, hiện anh khá tất bật với các dự án âm nhạc, nhiều đặt hàng sáng tác từ các đơn vị doanh nghiệp, trường học.
Trong giai đoạn dịch bệnh, bên cạnh sáng tác, nhạc sỹ Phạm Trường vẫn triển khai các lớp học và hỗ trợ học sinh qua hình thức online.
“Với tôi, âm nhạc là “vắc xin” giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tôi luôn dành nhiều tâm huyết để hỗ trợ mọi người tìm hiểu bài bản về âm nhạc nói chung và piano nói riêng”, Phạm Trường chia sẻ.
Ca sĩ Phi Hùng sáng tác ca khúc động viên tinh thần chống dịch Covid-19
Phi Hùng chia sẻ, anh sáng tác ca khúc "Sài Gòn gửi những niềm thương" như món quà tinh thần động viên đội ngũ y tế đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch và các bệnh nhân F0 đang bị nhiễm Covid-19
Trong thời gian nhiều tháng vừa qua khi TP.HCM phải đương đầu với những khó khăn, mất mát do đại dịch Covid-19 gây ra, Nguyễn Phi Hùng cùng nhiều nghệ sĩ khác đã tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Giọng ca sinh năm 1977 tâm sự, anh đã có hơn 20 năm sinh sống, lập nghiệp và gắn bó với mảnh đất Sài thành nên luôn xem đây như quê hương thứ hai của mình. Vì vậy chứng kiến thành phố những ngày vừa qua phải oằn mình ứng phó với dịch bệnh, anh không đành lòng ngồi yên một chỗ và quyết định phải làm việc gì đó ý nghĩa để chung sức cùng lực lượng tuyến đầu, động viên tinh thần chống dịch của mọi người dân.
Với suy nghĩ ấy, anh đã ghi danh tham gia đội tình nguyện viên nghệ sĩ của Nhà văn hóa Thanh Niên, TP.HCM do MC Quỳnh Hoa sáng lập và cùng với các đồng nghiệp hoạt động theo sự điều phối chung, làm đủ mọi việc từ hỗ trợ trao quà cho các y bác sĩ, người dân tại các khu phong tỏa, cách ly; đem tiếng hát phục vụ lực lượng tuyến đầu và bệnh nhân F0 đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến...
Chia sẻ về những buổi biểu diễn tại các bệnh viện dã chiến, Phi Hùng cho biết, khoảng cách biểu diễn đến nơi bệnh nhân đang điều trị rất xa, âm thanh đôi khi chỉ có cái loa kẹo kéo thôi, lúc hát phải đeo khẩu trang cũng rất khó khăn vì bị thiếu oxy để lấy hơi. Song anh cũng như các nghệ sĩ luôn tự nhủ khó khăn của mình nhỏ bé lắm, không thể so sánh với những người nơi tuyến đầu, vì vậy nên dù có bão thì cũng phải biểu diễn.
"Một chương trình đi 4 - 5 khu cách ly. Tất cả các ca sĩ như chị Phương Thanh, anh Tạ Minh Tâm và các nghệ sĩ tham gia đều hát bằng lửa trong tim, bằng 200% khả năng, chỉ mong bệnh nhân vững lòng chữa bệnh cho tốt. Những người ở khu cách ly thấy tình nguyện viên vào thì như gặp lại người thân vậy, còn nhắn nhủ cho tôi những lời yêu thương." - Phi Hùng tâm sự.
Cũng theo Phi Hùng, anh đương nhiên không tránh khỏi lo lắng vì đến những nơi đó nguy cơ lây nhiễm rất cao, đôi khi phải giấu người thân. Nhưng khi đến nơi rồi thì thấy nỗi lo đó cũng rất nhỏ bé, vì ban tổ chức đã chuẩn bị an toàn rất tốt. Vậy nên anh chỉ nghĩ mỗi một việc rằng, lúc mình còn khỏe mạnh, nếu làm được gì thì làm. Những lúc như thế, anh nghĩ mình không còn là ca sĩ nữa mà trở thành chiến sĩ xung kích góp sức cho xã hội, nơi nào cần mình sẵn sàng dấn thân.
Tham gia xuyên suốt các hoạt động công tác chống dịch, Phi Hùng bảo anh cùng với các nghệ sĩ càng hiểu rõ sự vất vả của những con người nơi tuyến đầu nhọc nhằn thế nào. Nhắc lại kỷ niệm những ngày thiện nguyện, nam nghệ sĩ vừa có sự tự hào, biết ơn nhưng không tránh khỏi chút chạnh lòng xót xa bởi Sài Gòn đã trải qua nhiều biến cố. Có điều bên trong đó là tình người rộng mở, mỗi người dân đã san sẻ tình thương cho nhau, các nhóm từ thiện cũng hoạt động hết công suất, có rất nhiều y bác sĩ gác lại chuyện riêng để tập trung giúp bệnh nhân phục hồi. Họ mặc những đồ bảo hộ mà đến lúc cởi ra là chỉ ướt sũng mồ hôi, tay chân tái xám, nhăn nheo. Để tiện chăm sóc bệnh nhân, khá nhiều người tình nguyện xuống tóc, rồi có những ca F0 không dám báo cho gia đình mình đang bị bệnh.
Chính từ những cảm xúc đó, Phi Hùng đã viết nên ca khúc "Sài Gòn gửi những niềm thương". Bài hát thể hiện tình cảm, lời ca nhẹ nhàng sâu lắng nhưng đầy tinh thần tích cực, niềm tin một ngày Sài Gòn sẽ sớm trở lại sự nhộn nhịp, sẽ lại là "thành phố không ngủ".
"Những người nơi tuyến đầu chống dịch đã không quản ngày đêm tính mạng để giúp đỡ các bệnh nhân. Tôi không thấy sự buồn hay bi quan, mà chỉ thấy trong mắt họ là niềm tin là sức trẻ. Họ chính là những bông hoa đời thường, là anh hùng bằng xương bằng thịt mình thấy rõ nhất. Khi gặp họ, tôi càng cảm thấy được truyền động lực" - Phi Hùng xúc động chia sẻ.
Tìm lối vào nhạc Trịnh Âm nhạc luôn có những cánh cửa mở ra đón người đi sau. Ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng vậy. Chỉ có điều, thế hệ đi sau có biết cách gõ, để cánh cửa đó bật mở ra không mà thôi. Âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tạo nên tên tuổi của nhiều ca sĩ. Những giọng ca như...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4

Chị Đẹp hát nhạc Trịnh hay tới mức netizen nói "xuyên không về 50 năm trước vẫn hoạt động tốt"

Rapper Double2T kể chuyện khó quên khi hát cùng Phương Mỹ Chi ở đại lễ

Quá nhiều lỗi trong concert của Noo Phước Thịnh

Noo Phước Thịnh lại ngầm từ chối thi 2 show Anh Trai, lý do là gì?

Võ Hạ Trâm nói gì về việc hát "ca khúc 2 tỷ view" được triệu người gọi tên đầy tự hào trong 30/4?

Đông Hùng hát hit 2 tỷ lượt xem ở đại lễ: "Đó là điều quá đỗi thiêng liêng"

Chưa thể lay chuyển thương hiệu Noo Phước Thịnh

Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ

Nam nghệ sĩ là biểu tượng của nhạc Việt, nửa cuộc đời "truyền lửa" cho thế hệ trẻ, cất giọng mở màn tại đại lễ 30/4 khiến ai nấy nổi da gà!

Chuyện ít biết về 2 ca khúc gây sốt trong dịp đại lễ 30/4

Cẩm Ly, Phương Mỹ Chi hát dân ca giữa hàng chục ngàn khán giả
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân hạng A bỏ 17 tỷ mua vai vẫn bị đạo diễn đuổi thẳng, nghe lý do không ai bênh nổi
Hậu trường phim
23:51:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"
Góc tâm tình
23:18:20 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025