Sáng ngủ dậy thường bị hoa mắt chóng mặt, nguyên nhân là do đâu?
Nhiều cô nàng thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi thức dậy, liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó hay không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé!
Buổi sáng luôn là khoảng thời gian tràn đầy năng lượng nhất nên nếu thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt hay buồn nôn mỗi khi ngủ dậy thì bạn nên đặc biệt chú ý. Nhiều khả năng, đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể mà bạn không hề hay biết. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn nên nắm rõ.
Thông thường sẽ có một lượng máu nhất định lưu thông lên não bộ để nuôi dưỡng não. Tuy nhiên, khi bạn ngủ dậy có thể bị thay đổi thăng bằng đột ngột do cơ thể điều chỉnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng khiến máu lưu thông lên não không kịp. Điều này vô tình gây thiếu máu não và dẫn đến trường hợp hoa mắt chóng mặt vào buổi sáng.
Độ cao gối nằm chưa phù hợp
Ít người biết rằng, độ cao của gối nằm cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Bởi nếu gối nằm quá cao sẽ gây khó chịu và không tốt cho đốt sống cổ. Còn nếu gối quá thấp sẽ khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, từ đó gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu vào buổi sáng. Lúc này, bạn nên lựa chọn gối nằm phù hợp, với độ cao chỉ khoảng từ 8 – 15cm để giúp giấc ngủ ban đêm sâu hơn và ngăn chặn tình trạng chóng mặt sau khi thức dậy xuất hiện.
Video đang HOT
Thức khuya dùng điện thoại, máy tính
Nhiều người hay có thói quen dùng điện thoại, máy tính bảng trước khi ngủ nhưng điều này vô tình gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và thị lực của bạn. Sóng điện thoại và tia bức xạ điện từ có thể gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết hormone melatonin, từ đó khiến bạn khó ngủ hơn. Do vậy, bạn nên bảo đảm đi ngủ trước 10 giờ đêm và tắt hết các thiết bị điện tử trước khi lên giường.
Không tắt đèn khi ngủ
Hormone melatonin sẽ không thể sản sinh ra khi bạn ngủ trong điều kiện ánh sáng vẫn đang chiếu rọi. Chính vì vậy, nếu không tắt hết đèn trong phòng khi ngủ thì giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn và dễ gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi ngủ dậy.
Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng thở tắc nghẽn, gây khó khăn trong việc hô hấp vào ban đêm. Một số người to béo, cổ ngắn là đối tượng dễ gặp phải chứng bệnh này. Khi bị gián đoạn nhịp thở thì bạn sẽ không có đủ oxy cung cấp lên não và dẫn đến tình trạng chóng mặt vào buổi sáng.
Một vài cách giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt vào buổi sáng xuất hiện:
- Uống một ly nước ấm ngay sau khi ngủ dậy.
- Sau khi ngủ dậy, hãy nghiêng người sang một bên rồi từ từ ngồi dậy chứ không nên bật dậy nhanh và mạnh.
- Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Không dùng các chất kích thích như đồ có cồn, cà phê trước khi ngủ.
- Không dùng điện thoại, ipad hay máy tính trước khi ngủ khoảng 2 tiếng.
Source (Nguồn): Health
Phát hiện 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài giấc ngủ
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài thời gian ngủ, giúp khoa học hiểu rõ về các cơ chế ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến một số bệnh như tiểu đường, béo phì và rối loạn tâm thần - Ảnh : Pixels
Theo Nature Communication, một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học ở Đại học Exeter (Anh) hướng dẫn, đã xác định được 47 đoạn ADN mã hóa chất lượng và độ dài thời gian ngủ. Trong số đó, có 10 gien chịu trách nhiệm về thời gian ngủ và 26 gien ảnh hưởng đến hiệu quả của giấc ngủ.
Giấc ngủ như một trạng thái sinh lý đặc trưng cho động vật có vú, cá, chim và một số động vật khác. Hầu hết trong số sinh vật này đi vào giấc ngủ với từng bán cầu não lần lượt. Thông thường, giấc ngủ được chia thành các chu kỳ, mỗi chu kỳ một tiếng rưỡi. Người ta biết rằng có 2 giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: giấc ngủ chậm bắt đầu một chu kỳ và giấc ngủ nhanh kết thúc chu kỳ. Một người khỏe mạnh cần khoảng 5 chu kỳ để thức dậy trong trạng thái vui vẻ và sảng khoái bắt đầu một ngày mới.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu Biobank - The UK Biobank study - một cơ sở dữ liệu lớn về tác động di truyền và môi trường tới sự phát triển của bệnh tật. Khoảng 85.670 người tham gia nghiên cứu, trước khi đi ngủ họ đều đeo máy ghi lại chuyển động của tay, cố định thời gian của các pha và chu kỳ ngủ. Sau khi xử lý dữ liệu bằng phương pháp heuristic (heuristic method), các nhà khoa học đã xác định được 47 vùng ADN ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của giấc ngủ.
Các khu vực di truyền chịu trách nhiệm về hiệu quả giấc ngủ cũng liên quan đến việc tiết ra serotonin, một phân tử não gây ra cảm giác hạnh phúc và bình an. Gien PDE11A ảnh hưởng không chỉ đến thời gian con người ngủ mà còn đến chất lượng của quá trình ngủ. Cuối cùng, chu vi vòng eo càng cao, thời gian ngủ càng ngắn: mỗi xăng ti mét vòng eo to thêm cướp đi mất 4 giây giấc ngủ trong chu kỳ.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe và hạnh phúc, nhưng cho đến nay chúng ta mới chỉ biết sơ qua về các cơ chế ảnh hưởng đến quá trình này. Những biến động trong giấc ngủ có liên quan mật thiết đến một số bệnh chẳng hạn như tiểu đường, béo phì và rối loạn tâm thần.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Thực phẩm ăn nhẹ giúp bạn ngủ ngon hơn Ăn một ít hạt óc chó, hạt hạnh nhân, phô mai, bánh quy... trước khi đi ngủ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ảnh minh họa Hạt óc chó Theo Reader's Digest, hạt óc chó cung cấp tryptophan, một loại axit amin có lợi cho giấc ngủ. Hạt óc chó sản sinh serotonin và melatonin, hormone "đồng hồ sinh học" đặt ra...