Sáng nay Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 lãnh đạo chủ chốt
48 lãnh đạo là những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong tổ chức bộ máy, trừ Chủ tịch nước và tân Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông được lấy phiếu đánh giá tín nhiệm tại Quốc hội sáng nay, 25/10. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố trong ngày.
Quốc hội khoá XIV chỉ tiến hành một lần lấy phiếu tín nhiệm duy nhất vào giữa nhiệm kỳ
Chiều qua, danh sách 48 lãnh đạo được lấy tín nhiệm tại nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV đã được Quốc hội thống nhất thông qua. Các đại biểu Quốc hội cũng đã có thời gian thảo luận tại đoàn về các vấn đề liên quan tới việc lấy phiếu lần này.
Sáng nay, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy sẽ báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở trước khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Việc kiểm phiếu được thực hiện thông trưa để có kết quả kiểm phiếu công bố vào đầu buổi chiều.
Phiếu tín nhiệm được duy trì 3 mức đánh giá “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” giống như 2 lần lấy phiếu đã tiến hành trong nhiệm kỳ trước.
48 chức danh được xếp vào 4 nhóm cơ quan: Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, TAND tối cao – VKSND tối cao – Kiểm toán nhà nước. Theo đó, kết quả tín nhiệm của các chức danh trong mỗi nhóm cơ quan sẽ có giá trị so sánh, xếp hạng để thấy lãnh đạo nào thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, vị trí nào cần có sự nhắc nhở, xem xét.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm sáng nay.
Sau đó lần lượt các đại biểu lên bỏ phiếu.
Danh sách cụ thể 48 chức danh được lấy phiếu như sau:
Khối Chủ tịch nước
1. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó chủ tịch nước
Khối Quốc hội
1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội
2. Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội
3. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội
4. Ông Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch Quốc hội
5. Ông Phùng Quốc Hiển, Phó chủ tịch Quốc hội
6. Bà Nguyễn Thuý Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
7. Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
8. Ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội
9. Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường của Quốc hội
Video đang HOT
10. Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
11. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
12. Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội
13. Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội
14. Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
15. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
16. Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
17. Ông Trần Văn Tuý, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội
18 . Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội
Khối Chính phủ
1. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ
2. Ông Trương Hoà Bình, Phó thủ tướng Chính phủ
3. Ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4. Ông Vương Đình Huệ, Phó thủ tướng Chính phủ
5. Ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ
6 .Ông Trịnh Đình Dũng, Phó thủ tướng Chính phủ
7. Ông Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
8. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
9. Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
10. Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương
11. Ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
12. Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
13. Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
14. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
15. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
16. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
17. Ông Phạm Hồng Hà , Bộ trưởng Bộ Xây dựng
18. Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
19. Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
20. Ông Lê Minh Khái, Tổng thanh tra Chính phủ
21. Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
22. Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
23. Ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
24 . Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch
25 . Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
26. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
Khối TAND tối cao, VKSND tối cao và Kiểm toán nhà nước
1. Ông Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
2. Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao
3. Ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm toán Nhà nước
P.Thảo
Theo Dantri
Đại biểu Quốc hội: Sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng cần xử sự như một người ưu tú
Đại biểu Quốc hội cho rằng sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng, trưởng ngành cần phải xử sự như một người ưu tú để các đảng viên cảm phục, nhân dân yêu mến.
Hôm nay, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín đối với 48 chức danh và kết quả sẽ được công bố trong chiều nay (25/10).
Trả lời VTC News, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là một kỳ sát hạch để đánh giá lại quá trình, để Bộ trưởng nhìn lại ngành của mình trong vai trò một thủ lĩnh, để có những giải pháp chấn chỉnh, để phát huy những cái được, để giải trình.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu).
- Tiêu chí nào để các đại biểu Quốc hội có thể đánh giá một cách khách quan nhất từng người trong số 48 người được lấy phiếu tín nhiệm kỳ này, thưa ông?
Thứ nhất, phải nghe quá trình theo dõi về lĩnh vực, về ngành mà các vị Bộ trưởng đó làm trưởng ngành. Thứ hai, phải căn cứ vào ý kiến của cử tri. Thứ ba, phải căn cứ vào lời hứa, lời nhận trách nhiệm của Bộ trưởng tại các kỳ họp, để xem mức độ thay đổi và khắc phục đối với những hạn chế đó như thế nào.
- Tức là phải đánh giá cả quá trình, thưa ông?
Vì đây là đánh giá giữa nhiệm kỳ, bỏ phiếu tín nhiệm nên việc đánh giá con người phải khách quan, công tâm, bằng cả một quá trình, có sự theo dõi, có quá trình từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đầu nhiệm kỳ, nghe báo cáo nước ta là một đất nước có đến 70% là nông dân, nhưng tăng trưởng nông nghiệp lại âm. Thế nhưng cho đến nay, rõ ràng trong quá trình từ kỳ họp đó đến nay, với sự nỗ lực của Chính phủ, của bộ trưởng các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng trên 3 phẩy. Đó là một dấu hiệu đáng mừng.
Sự cố gắng của Chính phủ, trong đó của tư lệnh ngành đóng vai trò quan trọng. Thế nên, phải đánh giá bằng việc theo dõi khách quan, đánh giá của nhân dân qua kiểm chứng thực tế và qua con số cụ thể.
- Với những lĩnh vực nhạy cảm và động chạm như Y tế, Giáo dục, dư luận luôn có nhiều ý kiến trái chiều, thưa ông?
Y tế và giáo dục là những lĩnh vực rất nhạy cảm, gắn trực tiếp với đời sống hàng ngày của nhân dân. Vậy nên đòi hỏi tư lệnh ngành, người được bầu, Bộ trưởng của các bộ ngành phải là những người xác định được áp lực của mình khi vào vị trí.
Lấy phiếu tín nhiệm phải nhìn vào những thay đổi nhất định, nhìn vào sự phát triển, chứ không được nhìn hiện tượng Đại biểu Tạ Văn Hạ
Ở đây ta phải nhìn vào những thay đổi nhất định, nhìn vào sự phát triển, chứ không được nhìn hiện tượng. Cần nhìn cả hệ thống, cả quá trình. Phải xem xét rất kỹ trong quá trình đi giám sát thực tế bộ ngành, nghe ý kiến của nhân dân, giải trình của Chính phủ, báo cáo của Chính phủ, của Bộ để có một đánh giá thực sự công tâm, khách quan.
Sự việc nổi cộm cũng là những điểm đáng lưu tâm nhưng căn nguyên của sự việc thì phải tìm hiểu. Đó là do chủ quan của Bộ trưởng, do chủ quan của ngành hay do điều kiện chung?
Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục chẳng hạn, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quản lý nhà nước, điều kiện trang thiết bị, đội ngũ... Tất cả những vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có quá trình.
Những vấn đề đó sẽ được xem xét cụ thể, cả mặt được và mặt chưa được. Ví dụ như việc thi cử, mặt được là đỡ tốn kém, vất vả cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học, đi thi.
Nhưng trong khâu quản lý, bảo mật còn kẽ hở. Vậy, ta phải đánh giá dựa trên căn cứ báo cáo của Chính phủ và của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, báo cáo giải trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề thi cử và trong đó có những việc liên quan đến các ngành, các địa phương, chính quyền, liên quan đến cả ngành an ninh.
Những vấn đề để lọt, lộ là do trong quy trình các bước, cần phải xem lại nhược điểm ở điểm nào để đánh giá. Để khách quan cần phải nghiên cứu kỹ, đánh giá kỹ về mọi mặt, cái được và cái chưa được, cái hạn chế và cái nào có thể khắc phục được để rút kinh nghiệm thì Bộ cần rút kinh nghiệm để những kỳ sau tốt hơn.
- Đối với những người không nhận được tín nhiệm trong đợt này, ông kỳ vọng họ sẽ thay đổi thế nào?
Đây cũng là một kỳ sát hạch để đánh giá lại quá trình, để Bộ trưởng nhìn lại ngành của mình trong vai trò một thủ lĩnh, để nhìn nhận lại một cách tổng thể dưới góc nhìn của cử tri và Quốc hội về ngành của mình để có những giải pháp chấn chỉnh, để phát huy những cái được, để giải trình.
Nếu Bộ trưởng nào phiếu còn thấp thì cần phải xem lại mình, mình đã làm hết trách nhiệm chưa, năng lực đến đâu, cần phải có một giải pháp làm sao có bước tiến triển hơn, không chỉ đối với riêng cá nhân mà đối với toàn ngành.
- Đối với những Bộ trưởng, trưởng ngành có số phiếu tín nhiệm thấp nhất thì họ có nên tuyên bố điều gì hay xin từ chức không, thưa ông?
Tôi nghĩ đối với những vị trí như các Bộ trưởng họ sẽ có ứng xử phù hợp, vừa đáp ứng được mong muốn của mình, cũng đáp ứng được nguyện vọng của đại biểu quốc hội và của nhân dân.
- Nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia nói về văn hóa từ chức khi người lãnh đạo không đạt được tín nhiệm của Quốc hội?
Cũng nên nghĩ đến văn hóa đó. Nhưng hiện nay cơ chế của chúng ta là lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách. Nói như vậy là có những ưu nhược điểm. Vừa rồi, Đảng có ra những chỉ thị, nghị quyết để phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, không chỉ về vấn đề nêu gương.
Các vị Bộ trưởng đều là đảng viên cả, nên theo tôi, họ cũng có những ứng xử cho đúng với quy định của Đảng.
Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi đưa ra quy định về việc nêu gương, sau việc này rõ ràng ta nhìn thấy các vị Bộ trưởng, trưởng ngành có nêu gương hay không cũng sẽ thể hiện qua việc ứng xử sau này.
Là đảng viên ưu tú được giới thiệu làm Bộ trưởng cần phải xử sự như một người ưu tú. Làm sao cán bộ Đảng viên cảm thấy phục và được dân tin yêu.
Xin cảm ơn ông!
MINH ĐỨC - ANH THƯ
Theo VTC
"Không để lợi ích nhóm chi phối khi đánh giá tín nhiệm lãnh đạo" "Đại biểu Quốc hội khi bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm nên xuất phát từ lợi ích của người dân, xã hội, đừng để bị chi phối bởi lợi ích nhóm, lợi ích gia đình, cá nhân, gạch tên một người chỉ vì cái lợi riêng" - đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa trao đổi trước giờ lấy phiếu tín nhiệm 48...