Sáng nay (25/12), không khí Hà Nội thuộc top ô nhiễm nhất Thế giới
Kết quả đo và phân tích không khí Hà Nội trong sáng 25/12 cho thấy, không khí ở Thủ đô được xếp vào nhóm “Rất không lành mạnh” và nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất Thế giới.
Chỉ số chất lượng không khí đo được thông số tại trạm đo lường chất lượng không khí đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ trong sáng 25/12.
Theo thông số tại trạm đo lường chất lượng không khí đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ (đặt tại đường Láng Hạ, quận ba Đình, Hà Nội) cho biết mức độ ô nhiễm ở Thủ đô đã đạt mức rất cao, chỉ số AQI lên tới 207 thuộc nhóm “Rất không lành mạnh” và cảnh báo sức khoẻ trường hợp khẩn cấp đối với tất cả mọi người.
Bên cạnh đó không chỉ ở khu vực trung tâm Thủ đô hà Nội mà còn tại nhiều địa điểm khác trong thành phố, chỉ số chất lượng không khí trong sáng nay cũng ở mức báo động đỏ như ở Phan Chu Trinh, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Kim Liên lần lượt là 196; 189; 160 và 152 (đều thuộc nhóm không lành mạnh).
Với chỉ số AQI đạt tới ngưỡng rất cao, Hà Nội nằm trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo dữ liệu từ Airvisual.
Với chỉ số AQI đạt tới ngưỡng rất cao, Hà Nội nằm trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo dữ liệu từ Airvisual.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội lọt top ô nhiễm nhất thế giới. Trước đó ngày 5/10/2016, chỉ số AQI tại Hà Nội còn lên tới 241, cao thứ nhì thế giới. Trong năm 2016, Thành phố Hà Nội có tới 282 ngày ô nhiễm không khí.
Trong năm 2016, Tp Hà Nội có tới 282/365 ngày không khí bị đánh giá ở mức ô nhiễm.
Bảng đo 6 cấp độ của chỉ số chất lượng không khí AQI.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là một chỉ số theo dõi chất lượng không khí hàng ngày được thiết lập bởi Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ với 6 cấp độ cơ bản: Tốt, Trung bình, Không lành mạnh đối với người nhạy cảm, Không lành mạnh, Rất không lành mạnh và Nguy hiểm. Trong đó, PM (Particulate Matter – vật chất dạng hạt) bao gồm hỗn hợp các hạt vật chất rắn và lỏng trong không khí. Ô nhiễm dạng hạt bao gồm: PM10: Bụi có thể hít phải với đường kính từ 10 m (micromet) trở xuống và PM 2.5: Bụi mịn có thể hít phải với đường kính từ 2.5 m (micromet) trở xuống. Các hạt này có thể do nhiều chất khác nhau tạo nên như cacbon, sulfua, khí nitơ, và các hợp chất kim loại,… Trong đó, nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí được coi là một chỉ số quan trọng bởi các hạt bụi này có kích thước siêu nhỏ và đặc biệt nguy hiểm bởi chúng có khả năng xâm nhập trực tiếp vào túi phổi. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện tại được lấy theo nồng độ PM 2.5 tại thời điểm công bố.
Theo Dantri
Tướng Mỹ nêu lý do cầm chân Nga tại Trung Đông
Mỹ muốn cầm chân Nga ở Trung Đông để rảnh tay chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương nơi có 3 mối quan ngại lớn với Washington.
Trong chuyến viếng thăm đến một đơn vị Hải quân đang đóng quân tại Na-uy nhân dịp giáng sinh, tướng 4 sao Robert Neller đã nhận được cả tá câu hỏi khi đối thoại với 300 quân nhân tại đây về chủ đề "Đâu sẽ là chiến trường chủ yếu của Mỹ trong tương lai".
Vị sỹ quan chỉ huy đã thừa nhận, "Tôi nghĩ không phải Trung Đông, Hải quân sẽ tập trung nhiều hơn đến Thái Bình Dương và Nga".
"Vấn đề là, chúng ta được quan tâm ở Trung Đông", vẫn lời Neller. "Và cũng có những nhóm ở đó là hiểm họa với Hoa Kỳ, chúng ta vẫn sẽ phải có mặt ở đó"
Tướng 4 sao Hải quân Robert Neller
Hiện nay Hải quân Mỹ có khoảng 450 lính tại Afghanistan làm nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện quân đội nước này tiếp tục cuộc chiến với Taliban. Và hàng trăm lính được triển khai ở Iraq phục vụ tại 2 căn cứ không quân chống lại IS và bảo vệ đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad.
Theo nhận định của ông Franse Klinsevich, Phó Chủ tịch Ủy ban của Hồi đồng liên bang Nga về quốc phòng, Mỹ sẽ không bao giờ rút khỏi Afghanistan bởi đây là tâm điểm cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Còn theo phân tích của chuyên gia Konstantin Blokhin, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược của Nga, chiến lược mới của Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Afghanistan không chỉ nhằm chống chủ nghĩa khủng bố mà còn nhằm kiềm chế Nga và Trung Quốc.
Như vậy, sau hơn 16 năm sa lầy vào cái gọi là "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố", Mỹ khó thoát ra khỏi "vũng lầy Trung Đông" trong tình thế phải chịu gần như "trắng tay".
Trong khi đó, Lầu Năm góc cho rằng Thái Bình Dương là khu vực tiềm ẩn 3 trong số 5 nguy cơ lớn với Washington mà cơ quan này đã liệt kê ra, đó là: Chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố. Và hai mối đe dọa còn lại chính là Nga và Iran.
Mỹ điểm danh Nga, Trung là những "cường quốc đối thủ"
"Vì vậy tôi tin là chúng ta sẽ có mặt ở đó", vẫn lời Neller. "Chúng ta đang trở lại Thái Bình Dương".
Chiến lược mới vừa được Tổng thống Donald Trump tuyên bố có giúp Mỹ khắc phục được sai lầm chiến lược của những Tổng thống tiền nhiệm thì vẫn là một câu hỏi lớn đang để ngỏ.
Tuy nhiên, hiện tại giới tướng lĩnh Hoa Kỳ thực sự muốn cầm chân Nga càng lâu càng tốt để Mỹ rảnh tay chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và tránh lặp lại sai lầm mất mặt như ở Syria.
Theo Như Ý
Báo Đất Việt
Xây trạm rửa xe tự động ở cửa ngõ TP.Hà Nội: Không làm theo phong trào Nhiều ý kiến lo ngại mật độ giao thông tại các cửa ngõ thủ đô cao, nếu quy định phải rửa xe trước khi vào nội thành có thể gây ùn tắc giao thông Mới đây, tại hội thảo bàn về việc không khí Hà Nội đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội...