Sang năm mới có công nghệ 4G
Công nghệ viễn thông thế hệ 4 (4G) đang được 250 nhà mạng trên thế giới cung cấp cho khách hàng nhưng tại Việt Nam sớm nhất cũng phải đến năm 2015 người dùng di động mới được sử dụng công nghệ này.
Công nghệ 4G cho phép truy cập internet nhanh hơn 3G từ 5-10 lần. Ảnh: Vân Oanh
Nguồn tin từ Bộ Thông tin Truyền thông cho biết, bộ này đang có kế hoạch đấu thầu cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 4G vào năm 2015.
Hiện cả VNPT và Viettel đều đã được bộ cấp phép thử nghiệm công nghệ 4G. Đại diện của cả hai tập đoàn này cho biết việc thử nghiệm 4G của họ thành công và mong sớm được cấp phép chính thức cung ứng dịch vụ.
Ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia cho hay, Qualcomm cũng đã kiến nghị Bộ Thông tin Truyền thông nên cấp phép 4G vào năm 2015.
Ông Nam cho răng, “Hiện giá thiết bị 4G (điện thoại, máy tính) có tích hợp 4G đã thấp, có khi chỉ 100 đô la Mỹ/chiếc nên khá thuận lợi cho nhà mạng cung cấp dịch vụ. Qualcomm đã đưa công nghệ 4G vào phần lớn các chipset (bộ phận điều khiển trong các thiết bị điện tử) do tập đoàn này sản xuất và cung cấp trên toàn thế giới, có cả những chipset giá trung bình trong khi trước đây 4G chỉ có ở các chipset cao cấp.”
Video đang HOT
Các chuyên gia công nghệ cho biết, 4G cho phép truy cập Internet di động với tốc độ nhanh hơn gấp 5-10 lần so với công nghệ 3G đang được sử dụng.
Tại một cuộc hội thảo về thị trường viễn thông gần đây tại Hà Nội, ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương cho rằng trong công nghệ, Việt Nam quá chậm so với các nước vi trên thế giới dịch vụ 4G đã được cung cấp rất nhiều và đang nhắm đến 5G song Việt Nam mới chỉ có 3G.
Khi chưa có 4G, để nâng cao chất lượng dịch vụ 3G, ông Nam cho rằng Bộ Thông tin Truyền thông cần cho phép các nhà mạng triển khai 3G ở băng tần thấp 900Mhz bên cạnh băng tần cao 2100Mhz hiện nay. Băng tần 900mhz có khả năng đâm xuyên tường tốt gấp đôi băng tần 2100Mhz nên sẽ làm cho sóng 3G ở trong các tòa nhà tốt hơn. Bên cạnh đó băng tần thấp sẽ giúp tiết kiệm chi phí, bởi yêu cầu triển khai lượng trạm thu phát sóng ít hơn băng tần cao (mật độ trạm sẽ thưa hơn), tiện cho phát triển 3G tại khu vực nông thôn.
Số liệu từ Qualcomm cho thây, hiện Mỹ có khoảng 70% dân số sử dụng 3G, Trung Quốc có khoảng 40% trong khi Việt Nam mới có khoảng 25% dân số sử dụng 3G. Qualcomm đánh giá đây là một thị trường đầy tiềm năng cho phát triển thuê bao 3G, nhất là tại các tỉnh thành phố khác ngoài Hà Nội và TPHCM.
Nhằm mục tiêu đẩy mạnh lượng người sử dụng thiết bị 3G tại Việt Nam, trong ba tháng vừa qua, VNPT, Qualcomm và Q-Mobile, LG… đã triển khai “ xe bus 3G” đi đến 30 tỉnh, thành phố, tiếp cận những đối tượng chưa sử dụng 3G để giới thiệu về lợi ích của công nghệ này cũng như bán những gói cước 3G ưu đãi, chương trình giảm giá thiết bị nhằm kích cầu 3G.
Theo TBKTSG Online
Tách Mobifone, thị trường có đảm bảo cạnh tranh
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau.
Chiều nay, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin đã tổ chức buổi tọa đàm "Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam". Buổi tọa đàm thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí cũng như các chuyên gia, nhà quản lý.
Trả lời câu hỏi tại sao lại tách Mobifone chứ không phải là Vinaphone hay một doanh nghiệp nào đó trong VNPT, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng cục Viễn thông cho biết việc lựa chọn đã được cân nhắc cẩn trọng. Mobifone là một thương hiệu đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp còn lại là VNPT và Viettel. Mobifone từ lâu đã hoạt động độc lập ở một mức độ nào đó.
"Thị trường viễn thông cần ít nhất 3 doanh nghiệp đủ mạnh" - ông Phạm Hồng Hải cho biết.
Thị trường viễn thông Việt Nam, về mặt nguyên tắc, là hoàn toàn tự do cạnh tranh, không có rào cản gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, thị trường viễn thông hiện nay chưa đảm bảo cạnh tranh hoàn hảo.
Trên thực tế, thế chân vạc, nếu có, đang được tạo nên từ 3 cá thể chung một chủ sở hữu Nhà nước. Ông Mai Liêm Trực cho rằng, Viễn thông và ngân hàng là 2 lĩnh vực nhạy cảm nhất. "Mở" được là một thành công tương đối lớn của Việt Nam. Nhưng, "mở" cửa như vậy là chưa đủ.
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau. Trên thực tế thị trường viễn thông Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh lành mạnh, vẫn chịu sự quản lý và quyết định hành chính của các cơ quan chức năng.
Từ năm 2005 - 2006, chúng ta đã bắt đầu manh nha ý định cổ phần hóa Mobifone. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc tác Mobifone là việc chẳng đặng đừng, không thể làm khác.
"Bản thân tôi, nếu tôi ở cương vị VNPT, tôi không muốn tách anh nào hết. Mobifone chiếm 50 - 60% lợi nhuận VNPT, là anh cả của VNPT, công sức VNPT gây dựng."
Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh
Tách Mobifone là để cổ phần hóa, chứ không phải là để cạnh tranh với nhau, việc đáng ra phải làm gần chục năm trước. Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh, ông Mai Liêm Trực nhấn mạnh.
Việc tách Mobifone sẽ tạo động lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp còn lại trong ngành, thị trường viễn thông Việt Nam nhờ vậy sẽ sôi động và vận hành hiệu quả hơn.
Theo CafeF.vn
Các dịch vụ ứng dụng trên SIM tiện ích hay "bẫy" của nhà mạng? Nhà mạng mập mờ thông tin về các dịch vụ ứng dụng khiến người dùng bị trừ tiền oan. Tình trạng này chủ yếu xảy ra với những khách hàng đang sử dụng mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel. Khách hàng làm thủ tục tại chi nhánh Viettel Ngọc Khánh. Ảnh: Anh Dũng "Móc túi" khách hàng Chị Nguyễn Thị Diễm Hằng (Định Công,...