Lật tẩy trò gọi nhỡ lừa tiền
Bị làm phiền, mất cả trăm ngàn đồng chỉ sau vài phút kết nối với các số gọi nhỡ là trò lừa do các doanh nghiệp cung cấp nội dung số bày ra. Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông vừa làm rõ và xử lý nghiêm nhiều đơn vị
Vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số đã dùng mánh khóe tạo ra các cuộc gọi nhỡ đến số máy di động của người dùng để câu kéo họ gọi lại vào những tổng đài nhằm quảng cáo dịch vụ.
Người tiêu dùng hết sức bực mình và chịu không ít thiệt hại bởi các cuộc gọi nhỡ lừa đảo
Vài phút kết nối, mất cả trăm ngàn đồng
Cuối tháng 2-2013, Trung tâm An ninh mạng Bkav đã phát đi cảnh báo về hiện tượng các cuộc gọi nhỡ lừa đảo ngày càng biến tướng và hoạt động mạnh mẽ. Các cuộc gọi nhỡ lừa đảo này thường được thực hiện vào lúc nửa đêm, kiểu như một tình huống khẩn cấp. Thậm chí, để người sử dụng dễ mắc bẫy, các số gọi nhỡ đều là những số điện thoại thông thường: 04xxx, 08xxx, 09xxx… nhưng khi gọi lại thì chỉ có hệ thống trả lời tự động dẫn dụ người dùng tiếp tục kết nối đến đầu số dịch vụ 1900 với nhiều nội dung gây tò mò như hãy gọi để kết bạn với gái xinh, trai đẹp độc thân… Nhiều người đã mất tới cả trăm ngàn đồng tiền cước chỉ sau vài phút kết nối.
Gần đây nhất, Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) nhận được phản ánh của một số người dân về việc bị các số cố định nhá máy nhiều lần vào điện thoại di động nhằm tạo cuộc gọi nhỡ. Khi các chủ thuê bao gọi lại số gọi nhỡ trên liền gặp tổng đài tư vấn và bị trừ tiền trong tài khoản.
Mánh khóe mới
Video đang HOT
Trước sự việc này, ngày 24-4, Trung tâm Thông tin Bộ TT-TT đã có công văn phản ánh gửi Thanh tra Bộ TT-TT và cơ quan này đã vào cuộc kiểm tra.
Qua đó, khẳng định đây là một trong những mánh khóe mới của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung. Cụ thể, các doanh nghiệp đã lắp đặt các đường trung kế ISDN vào hệ thống tổng đài nội bộ có các số điện thoại cố định. Tổng đài này có khả năng kết nối vào máy tính cũng như sử dụng phần mềm (phần mềm Skype) để thực hiện hàng loạt cuộc gọi nhỡ tới khách hàng sử dụng điện thoại di động.
Trên hệ thống tổng đài có chức năng hộp thư thoại, khi khách hàng gọi tới số máy có đặt hộp thư thoại sẽ nghe được nội dung trong hộp thư thoại và sẽ bị mất cước phí viễn thông. Một số trường hợp hệ thống tổng đài cài đặt hộp thư thoại có nội dung hướng dẫn khách hàng gọi tới các số dịch vụ giá trị gia tăng như 1900xxxx có giá cước từ 1.000-15.000 đồng/phút, block tính theo phút tức là nếu khách hàng gọi 1 phút 1 giây thì sẽ được tính cuộc gọi là 2 phút.
Theo Thanh tra Bộ TT-TT, các cuộc gọi nhỡ này xuất hiện ngày càng nhiều là do một số doanh nghiệp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cấp đầu số 1900xxxx và phân chia doanh thu có được từ số lượng các cuộc gọi tới đầu số này. Để quảng cáo, câu kéo khách hàng sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp đã thực hiện cuộc gọi nhỡ như trên nhằm quảng cáo dịch vụ trên đầu số 1900xxxx, như: Kết bạn, tư vấn xổ số, tư vấn bất động sản, nghe bài hát… Nếu khách hàng thực hiện cuộc gọi theo hướng dẫn thì tiền mất là chuyện tất yếu.
Hạn chế gọi lại
Để dẹp vấn nạn này, thời gian qua, Thanh tra Bộ TT-TT đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm đối các hành vi tạo cuộc gọi nhỡ để lừa đảo khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động. Cụ thể, đã xử phạt vi phạm hành chính và thu hồi các đầu số 19004566, 19006788, 19006968, 19006968 của Công ty CP Truyền thông HTC, Công ty CP Truyền thông Hoàng Gia.
Trong thời gian tới, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam ( VNCERT) sẽ là đầu mối giám sát, phát hiện các doanh nghiệp vi phạm và ra văn bản gửi các doanh nghiệp có kết nối đầu số vi phạm để cắt hợp đồng… Thanh tra Bộ TT-TT cũng sẽ phối hợp với VNCERT và Cục Viễn thông tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp viễn thông cấp đầu số 1900xxxx tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp nhá máy, gửi tin nhắn rác…
Thanh tra Bộ TT-TT khuyến cáo người dân không nên gọi lại các cuộc gọi nhỡ không rõ nguồn gốc; các số điện thoại có đầu số 881, 882; làm theo hướng dẫn của các số gọi nhỡ có hộp thư thoại để tránh mất tiền trong tài khoản.
Theo NLĐ
Chuẩn bị tổng lực ứng phó với tấn công DDoS năm 2014
Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) nhận định năm 2014, nguy cơ hacker tấn công theo phương thức từ chối dịch vụ (DDoS) là không thể loại trừ.
Sơ đồ botnet. (Ảnh minh họa)
Bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng nay (26/12), ông Khánh khẳng định Việt Nam phải chuẩn bị tổng lực cả về chính sách, biện pháp kỹ thuật, tổ chức để đối phó với nguy cơ DDoS.
Còn nhớ, năm 2012, hàng loạt các tờ báo lớn trong nước như Tuoitre, VietNamNet, Dantri bị tấn công với cường độ cao, khiến các website này bị tê liệt.
Tác vụ thông thường mà các botnet thực hiện bao gồm gửi thư rác hàng loạt, tấn công DDoS và gián điệp thông tin cá nhân hàng loạt.
Mới đây, ông Khánh từng cho biết có ít nhất khoảng 500.000-1.000.000 máy tính tại Việt Nam đang bị lây nhiễm mã độc và nằm trong các mạng botnet toàn cầu.
Báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky tại Việt Nam công bố ngày 26/12 cũng chỉ ra rằng, ngoài máy tính, thiết bị di động cũng là một công cụ đắc lực.
"Các botnet di động thực sự mang đến một lợi thế đáng kể bởi điện thoại di động, máy tính bảng hiếm khi bị tắt nguồn, khiến botnet đáng tin cậy hơn vì hầu hết các truy cập luôn có sẵn và sẵn sàng đợi chỉ dẫn mới của hacker.
Ngoài ra, các hoạt động tấn công không đòi hỏi hiệu suất và được thực hiện dễ dàng trên smartphone," báo cáo của Kaspersky cho biết.
Hãng bảo mật này đưa ra hai cái tên botnet MTK và Opfake và khẳng định đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy các botnet di động là sự thực hành thường xuyên, phục vụ mục đích lợi nhuận tài chính của hacker.
Nhận định tình hình ứng cứu tại Việt Nam, ông Khánh cho hay, hiện tại, mạng lưới điều phối sự cố máy tính khẩn cấp của Việt Nam đã liên kết được hơn 100 đơn vị thành viên, bao gồm các nhà cung cấp Internet, đơn vị quản lý.
Mạng lưới này thường xuyên chia sẻ thông tin, diễn tập phòng chống các mạng máy tính ma (botnet), tấn công DDoS.
Những nỗ lực trên là cơ sở quan trọng phát hiện sớm dấu hiệu của các vụ tấn công, đóng ngắt kịp thời những địa chỉ tấn công.
Ngoài ra, VNCERT cũng tích cực phối hợp cùng các Trung tâm ứng cứu sự cố khẩn cấp của các quốc gia khác để chống lại những vụ tấn công xuyên biên giới./.
Theo Vietnamplus
Chưa thể loại trừ nguy cơ DDoS trong 2014 Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới trong vài năm trở lại đây, và năm 2014 cũng không phải ngoại lệ. Không thể loại trừ nguy cơ tấn công DDoS trong năm 2014. Chia sẻ với phóng viên VietNamNet bên lề Hội nghị Tổng kết 2013 của Bộ...