Sàng lọc… người “gác cửa” mùa thi
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ “gác cửa”, phát hiện sớm và không để sót lọt những tiêu cực, gian lận trong thi cử, ngành Giáo dục các địa phương đang nỗ lực chuẩn bị đội ngũ thanh tra thi đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng.
Thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa
Thẩm định hồ sơ từng người
Ông Lê Xuân Chung – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết: Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Hà Giang dự kiến triệu tập khoảng 80 cộng tác viên (CTV) thanh tra làm nhiệm vụ tại 29 điểm thi, mỗi điểm thi có 2 thanh tra cắm chốt. Số CTV thanh tra thi được huy động làm nhiệm vụ đến từ 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Cũng theo ông Lê Xuân Chung, những CTV thanh tra được trường THPT chọn lựa gửi danh sách lên sở đều phải học quy chế thi từ trước. Khi sở GD&ĐT trưng tập chính thức sẽ tiếp tục tập huấn những điểm mới, quan trọng… trong quy chế thi và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi. Sau khi tập huấn, các CTV thanh tra đến làm nhiệm vụ tại điểm thi nào được phổ biến quy chế để thống nhất với cái chung và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ.
“Quá trình tập huấn công tác thanh tra sẽ dành nhiều thời gian để CTV thanh tra thảo luận, hỏi đáp những điều chưa rõ, vướng mắc. Vấn đề nào thuộc phạm vi thẩm quyền của cán bộ tập huấn thì trả lời ngay, điều gì CTV thanh tra chưa rõ, hướng dẫn luôn, thiếu tài liệu được cung cấp bổ sung. Với những vấn đề quá thẩm quyền người tập huấn sẽ báo cáo cấp trên có ý kiến chỉ đạo…”, ông Lê Xuân Chung khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Đông – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Lào Cai thông tin: Việc huy động số lượng CTV thanh tra cho 36 điểm thi trên địa bàn tỉnh và các đoàn thanh tra tỉnh, thanh tra lưu động… không khó khăn. Vấn đề ngành GD-ĐT Lào Cai quan tâm là “chất lượng” đội ngũ thanh tra viên thực thi tốt công việc.
Chính vì vậy, Sở GD&ĐT đã lưu ý việc chọn “nguồn” CTV thanh tra tới các phòng, ban của sở và các trường THPT để chọn người vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, từng tham gia công tác thanh tra (trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi THPT quốc gia… năm trước). Như vậy, CTV thanh tra đã thành thạo nghiệp vụ, việc tiếp cận thêm yêu cầu mới của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ nhanh và vững vàng hơn khi vận dụng vào thực tế công việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đông cũng khẳng định, dù đội ngũ CTV thanh tra có chuyên môn tốt thì công tác tập huấn thanh tra từ trường đến sở vẫn không thể lơi lỏng. Cùng đó, để làm tốt nhiệm vụ, CTV thanh tra cần chủ động tự nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thanh tra. Buổi tập huấn thanh tra địa phương sẽ có thêm thời gian để hướng dẫn, lưu ý các thao tác và nhiệm vụ cơ bản nhất; trao đổi, trả lời thắc mắc… thay vì giải thích các vấn đề không trọng tâm.
Theo ông Phan Việt Dũng – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Ninh Bình, kinh nghiệm địa phương có được triển khai hiệu quả công tác thanh tra thi là thanh tra viên nghiên cứu kĩ văn bản, hướng dẫn của Bộ. Ngành Giáo dục xây dựng kế hoạch chi tiết. Quan trọng nhất là làm tốt khâu lựa chọn và tập huấn thanh tra.
Những năm qua, ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Ninh Bình thường chọn CTV thanh tra có năng lực về chuyên môn, trách nhiệm cao. Đặc biệt chú trọng đến lực lượng cán bộ cốt cán, tâm thế làm việc tốt, nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống trong thanh tra. Các trường giới thiệu người làm công tác thanh tra thi không chỉ bảo đảm yêu cầu chung còn phải thẩm định kĩ về thân nhân. Khuyến khích các CTV thanh tra bồi dưỡng chuyên môn, quy chế bên cạnh tập huấn nghiệp vụ…
Không để sai sót từ lực lượng thanh tra
Ông Phan Việt Dũng – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Ninh Bình bày tỏ quan điểm: “Việc Bộ GD&ĐT đưa ra yêu cầu CTV thanh tra phải thực hiện bài kiểm tra sau tập huấn nghiệp vụ là chủ trương tích cực, giúp tăng cường chất lượng và trách nhiệm người làm công tác thanh tra trong kỳ thi. “Việc đầu tiên của người làm công tác thanh tra thi là nắm rõ yêu cầu, quy chế khi thực thi nhiệm vụ. Nếu không đạt yêu cầu thì cần loại sớm”- ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Phan Việt Dũng cũng lưu ý: “Con người là yếu tố quyết định thành công của kỳ thi. Vì vậy mỗi CTV thanh tra cần hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ để thực hiện thật tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác. Chỉ 1 – 2 CTV thanh tra còn mơ hồ hay chuyên môn chưa vững sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của một tập thể”.
Ông Lê Xuân Chung – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Giang lại chia sẻ: Để hạn chế tối đa tiêu cực thi cử, từ mùa thi năm 2019 khâu “sàng lọc” để trưng tập người làm nhiệm vụ thanh tra được tiến hành khá kĩ từ các trường THPT. Ngoài áp dụng tiêu chí chung của Bộ GD&ĐT, CTV làm nhiệm vụ thanh tra trong kỳ thi nhất thiết không được “dính” đến tiêu cực trước đó. Mặt khác, danh sách người làm công tác thanh tra thi được Công an tỉnh rà soát thẩm định mới được lựa chọn tham gia kỳ thi.
Cùng đó, Giám đốc Sở GD&ĐT – người phụ trách công tác thanh tra thi đích thân quán triệt thái độ, tinh thần, tư tưởng và bài học “xương máu” rút ra từ mùa thi trước đến từng cán bộ thanh tra để mỗi CTV làm công tác thanh tra rút kinh nghiệm, với mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Hà Giang tiếp tục phấn đấu và quyết tâm làm thật tốt để tạo ra một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, qua đó nâng cao uy tín cho ngành Giáo dục. Chính vì vậy, thanh tra thi được coi là bộ phận quan trọng mấu chốt giúp ngành Giáo dục Hà Giang ngăn chặn gian lận, tiêu cực tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay…”. – Ông Lê Xuân Chung – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Giang
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những lưu ý với thí sinh trước "giờ G"
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 9h ngày mai (16-7), gần 89.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2020-2021 có mặt tại điểm thi để học Quy chế thi.
Ngày 17-7, thí sinh chính thức bước vào kỳ thi. Thí sinh cần ghi nhớ một số quy định quan trọng để hạn chế tối đa những sai sót trong kỳ thi quan trọng này.
Ảnh minh họa
Phải làm đủ ba bài thi
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông tại Hà Nội áp dụng Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc nắm vững Quy chế thi và những quy định liên quan của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là yêu cầu bắt buộc với mọi thí sinh để vừa tránh bị phạm quy trong quá trình dự thi, vừa bảo đảm quyền lợi của mình.
Nội dung quan trọng đầu tiên mà thí sinh cần lưu ý là nếu đã đăng ký dự tuyển vào trường trung học phổ thông công lập thì phải làm đủ ba bài thi của kỳ thi gồm ngữ văn, ngoại ngữ và toán, tuyệt đối không được bỏ bài thi nào. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đáp ứng đủ ba yêu cầu: Làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm không.
Vì vậy, ngoài việc làm đủ ba bài thi với cố gắng cao nhất, thí sinh cần làm bài một cách trung thực, tuyệt đối không được có hành vi gian lận, vi phạm Quy chế thi, nếu không chấp hành nghiêm túc có thể mất quyền lợi dự tuyển vào trường công lập.
Theo Quy chế thi, thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định, chấp hành hiệu lệnh của điểm thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý, nếu đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thì sẽ không được dự thi buổi đó.
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý thêm: Nhiều năm trước, thành phố Hà Nội đều bố trí thi hai môn ngữ văn và toán trong cùng một ngày. Tuy nhiên, năm nay thứ tự môn thi có sự điều chỉnh, trong đó ngày thi đầu tiên là ngữ văn và ngoại ngữ; môn toán thi vào ngày hôm sau nhằm giảm áp lực cho thí sinh khi phải thi hai môn quan trọng trong một ngày. Phụ huynh cũng cần lưu ý, nhắc nhở thí sinh về điều này, tránh lơ là mà để bị động, dễ ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.
Lưu ý "danh mục cấm"
Vật bất ly thân mà thí sinh phải luôn mang theo khi đến trường thi là "Phiếu báo thi vào lớp 10 trung học phổ thông" năm học 2020-2021. Trong trường hợp quên phiếu báo thi, thí sinh có thể sử dụng các giấy tờ tùy thân để được vào thi. Khi vào thi, thí sinh chỉ được sử dụng giấy thi, giấy nháp do cán bộ coi thi phát trong phòng thi, vì vậy không cần thiết phải đem theo giấy nháp. Thí sinh cũng không được phép sử dụng mực màu đỏ trong bất kỳ tình huống nào, bởi việc này sẽ bị coi là đánh dấu bài thi.
Từ thực tế ở các kỳ thi trước, mặc dù đã được thầy, cô giáo nhắc nhở, phổ biến về danh mục các vật dụng được phép và không được phép mang vào phòng thi, nhưng vẫn có thí sinh bị xử lý kỷ luật về việc này. Lỗi phổ biến của thí sinh là mang điện thoại di động vào phòng thi.
Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý: Khi vào phòng thi, thí sinh chỉ được mang bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản theo danh mục Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố và không có thẻ nhớ.
Thí sinh không được mang vào phòng thi giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí, chất gây nổ, chất gây cháy, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi. Tại các điểm thi đều có bố trí các địa điểm để bảo quản các vật dụng cá nhân trong thời gian thí sinh dự thi, vì vậy, nếu lỡ mang theo những vật dụng trong "danh mục cấm", nhất là điện thoại (kể cả điện thoại đã tắt nguồn), thí sinh cần gửi lại bên ngoài phòng thi.
Khi gọi danh sách thí sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi sẽ kiểm tra các vật dụng mà thí sinh đem vào phòng thi. Nếu đem theo một trong số các vật dụng không có trong quy định vào phòng thi thì thí sinh sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức đình chỉ thi, bị điểm 0 bài thi đó và không được dự thi bài thi tiếp theo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ mất cơ hội xét tuyển vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập.
"Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tinh giản khá nhiều nội dung, giúp thí sinh không bị quá tải. Thành phố Hà Nội đã giảm số môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2020-2021. Theo đó, thí sinh chỉ phải thi 3 môn, ít hơn 1 môn so với năm trước. Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ tối đa để thí sinh dự thi đạt kết quả tốt. Vì vậy, thí sinh hãy giữ gìn sức khỏe, bình tĩnh, tự tin làm bài và tuân thủ nghiêm túc các quy định của kỳ thi", ông Phạm Quốc Toản nhấn mạnh.
Theo kế hoạch, ngày 17-7, thí sinh thi môn ngữ văn (120 phút) vào buổi sáng, thi môn ngoại ngữ (60 phút) vào buổi chiều. Sáng 18-7, thí sinh thi môn toán (120 phút).
Ngày hội giáo dục hướng nghiệp và giải quyết việc làm tại Thái Nguyên Sự kiện thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên các trường Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng tại Thái Nguyên, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ngày 11/7, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Đoàn Thái Nguyên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Đại học...